Yếu tố văn hóa lối sống

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở ở cấp xã trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 56 - 60)

Các giá trị văn hóa Việt Nam truyền thống là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do cộng đồng các dân tộc Việt Nam sáng tạo ra trong quá trình dựng nớc và giữ nớc. Bằng lao động sáng tạo và ý trí đấu tranh kiên cờng, nhân dân ta đã xây đắp nên một nền văn hóa kết tinh, sức mạnh và in đậm bản sắc dân tộc, chứng minh sức sống mãnh liệt và sự trờng tồn của dân tộc Việt Nam. Nhờ nền tảng sức

mạnh văn hóa ấy mà trải qua nhiều thời kỳ đô hộ, dân tộc ta vẫn giữ vững bản sắc văn hóa của mình, chẳng những khơng bị đồng hóa, mà cịn quật cờng đứng dậy giành lại độc lập cho dân tộc. Đó chính là chủ nghĩa u nớc, lịng tự hào dân tộc, sự đồn kết, tính cộng đồng… những yếu tố văn hóa này hiện diện ngay trên địa bàn cấp xã nếu biết cách khơi dậy, khích lệ hợp lý sẽ có tác dụng tích cực đối với cơng tác thực hiện pháp luật nói chung, pháp luật về dân chủ ở cấp xã nói riêng.

Lối sống - một thành tố của văn hóa - cũng có ảnh hởng quan trọng tới hoạt động thực hiện pháp luật về dân chủ ở cấp xã. Lối sống là tổng thể các nét cơ bản đặc trng cho phơng thức hoạt động sống, lao động và sinh hoạt của các cộng đồng xã hội trong những điều kiện xã hội nhất định về mặt lịch sử. Căn cứ vào cách thức tổ chức c trú, lao động, sinh hoạt của c dân, lối sống đợc chia thành lối sống đô thị và lối sống nông thôn với những nét đặc trng riêng.

Lối sống đô thị gắn liền với hoạt động sống, lao động, sinh hoạt của cộng đồng dân c trên địa bàn các phờng, thị trấn. C dân đơ thị có nhiều điều kiện tiếp xúc với các thơng tin chính trị - xã hội và tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội lớn mà phần nhiều đợc tổ chức tại các đô thị. Các phong trào có sức huy động quần chúng ở các đô thị thờng diễn ra nhanh hơn so với ở nông thôn. Đây cũng là điều dễ hiểu vì đơ thị thờng là nơi tập trung nhiều thành phần xã hội có trình độ học vấn tơng đối cao, nh tầng lớp trí thức,

cán bộ, cơng chức Nhà nớc. Đây là điều kiện thuận lợi đối với việc triển khai thực hiện pháp luật về dân chủ ở phờng, thị trấn. Điều này cũng giúp giải thích tại sao trình độ dân trí về pháp luật nói chung, hiểu biết và thực hiện pháp luật về dân chủ ở các phờng, thị trấn thờng thuận lợi hơn so với các xã ở khu vực nông thôn.

Lối sống nông thôn gắn liền với hoạt động sống, lao động, sinh hoạt của cộng đồng dân c trên địa bàn các xã. Đặc trng cơ bản của lối sống nơng thơn là tính cộng đồng và chủ nghĩa tập thể. Ngời dân làng xã thờng sống đoàn kết, gắn bó với quê hơng, làng xóm, coi trọng tình làng nghĩa xóm. Tính cộng đồng chính là một điều kiện thuận lợi đối với công tác thực hiện pháp luật về dân chủ ở cấp xã, ý thức cộng đồng giúp cho chính quyền cấp xã dễ dàng hơn trong việc phổ biến, tuyên truyền và thực hiện các chủ tr- ơng, đờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nớc; đa pháp luật về dân chủ ở cấp xã đến với đông đảo ngời dân nơng thơn. Sức mạnh của tinh thần đồn kết giúp gắn kết, tạo dựng sự đồng thuận xã hội giữa chính quyền, cán bộ, cơng chức cấp xã với đơng đảo ngời dân trong việc bàn bạc thống nhất các nội dung thực hiện pháp luật về dân chủ ở cấp xã. Khi truyền thống dân chủ ở làng xã đợc phát huy, mỗi cán bộ, công chức cấp xã buộc phải luôn tự ý thức về trách nhiệm trớc nhân dân để hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn.

Các phong tục, tập quán trong cộng đồng xã hội có ảnh h- ởng nhất định tới việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cấp xã, thể hiện rõ nét nhất ở khu vực làng xã nông thơn. Bên cạnh những thói quen rất căn bản của ngời dân nơng thơn, nh giữ gìn và phát huy những thuần phong mỹ tục cần cù trong lao động, tiết kiệm tiêu dùng, động viên, giúp đỡ nhau khi "tối lửa tắt đèn" ...; các phong tục tập quán ở làng xã cũng đang bộc lộ những nhợc điểm nhất định: việc tổ chức hội hè, đình đám, ma chay, cới hỏi, giỗ chạp… nhiều lúc, nhiều nơi cịn cồng kềnh, tốn kém và lãng phí; những hủ tục lạc hậu, lỗi thời cịn tồn tại ở nhiều làng xã, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số; thói h tập xấu và tệ nạn xã hội ở nơng thơn có xu hớng ra tăng; tính tích cực chính trị - xã hội của ngời dân, làng xã còn hạn chế… Những vấn đề trên đều ít nhiều có liên quan đến các quy định của của pháp luật về dân chủ ở cấp xã, do đó đã và đang gây khó khăn cho việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cấp xã. Trong việc thực hiện pháp luật về dân chủ cấp xã dự luận xã hội đ- ợc coi là phơng tiện kiểm tra xã hội đối với ý thức và hành vi pháp luật của mỗi ngời. Dới áp lực của d luận xã hội, các chủ thể pháp luật, đôi khi dù không muốn, cũng phải cân nhắc, lựa chọn và cố gắng thực hiện các hành vi phù hợp với các quy định của pháp luật về dân chủ ở cấp xã.

Các phơng tiện thông tin đại chúng (báo viết, phát thanh, truyền hình, mạng Internet…) có ảnh hởng không nhỏ tới cơng tác thực hiện pháp luật nói chung, thực hiện pháp luật về dân chủ ở cấp xã nói riêng. Một mặt, do khả năng đa

thơng tin đến với mọi ngời, mọi nhà một cách nhanh chóng, cập nhật, kịp thời nên các phơng tiện thơng tin đại chúng đ- ợc sử dụng nh một kênh thông tin quan trọng để chuyển tải các thông tin cần công khai cho dân biết, các nội dung nhân dân bàn và quyết định trực tiếp, biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định, các nội dung nhân dân tham gia ý kiến cũng nh thực hiện quyền giám sát đối với việc thực hiện các nội dung đó. Đây cũng là những vấn đề cơ bản của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cấp xã. Mặt khác, các phơng tiện thông tin đại chúng là diễn đàn ngôn luận công khai, là nơi ngời dân có thể nêu lên các thắc mắc, kiến nghị của mình xung quanh việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cấp xã. Từ đó, giúp cho các chủ thể có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật về dân chủ ở cấp xã có thể đa ra những giải thích thỏa đáng, giải quyết hợp lý, góp phần nâng cao chất lợng, hiệu quả của công tác thực hiện pháp luật về dân chủ ở cấp xã.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở ở cấp xã trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(152 trang)
w