Khái niệm quy trình áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ án hình sự của viện kiểm sát nhân dân tỉnh hưng yên (Trang 25 - 27)

quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân

ADPL là hoạt động phức tạp, bao gồm nhiêu giai đoạn khác nhau. Các giai đoạn của quy trình ADPL diễn ra kế tiếp nhau vê mặt thời gian, trong đó giai đoạn trước là cơ sở, tiên đê của giai đoạn sau. Lý luận vê ADPL phân chia hoạt động ADPL thành bốn giai đoạn, đó là:

- Phân tích những tình tiết khách quan của vụ việc được xem xét; - Lựa chọn quy phạm pháp luật để giải quyết vụ việc và làm sáng tỏ nội dung, tư tưởng của nó;

- Ra văn bản ADPL;

- Tổ chức thực hiện văn bản ADPL.

Việc phân chia quy trình ADPL thành các giai đoạn như nêu trên chỉ mang tính chất tương đới nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Thực tế, ADPL là hoạt động được tiến hành liên tục ngay sau khi có sự kiện pháp lý xảy ra cho đến khi ban hành văn bản ADPL và tổ chức thực hiện văn bản đó. ADPL là hoạt động mang tính cá biệt, ln có đới tượng xác định; tùy thuộc vào tính chất của vụ việc được xem xét, pháp luật quy định trình tự, thủ tục áp dụng khác nhau. Có những vụ việc pháp luật quy định trình tự, thủ tục áp dụng rất đơn giản nhưng cũng có những vụ việc trình tự, thủ tục áp dụng được pháp luật quy định chặt chẽ, được thực hiện bởi một hệ thớng các cơ quan có thẩm quyên khác nhau. Kết quả của hoạt động ADPL là việc ban hành văn bản ADPL nhằm xác định các quyên và nghĩa vụ cụ thể mang tính tích cực của các cá nhân, tổ chức hoặc xác định những biện pháp trách nhiệm pháp lý đới với những chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật. Bởi vậy, tuân thủ nghiêm các quy định vê trình tự, thủ tục là một trong những ́u tớ đảm bảo hiệu quả hoạt động ADPL của các cơ quan nhà nước có thẩm quyên hoặc tổ chức xã hội được trao quyên ADPL.

Từ những phân tích trên có thể rút ra khái niệm: quy trình ADPL là trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, buộc các cơ quan nhà nước có thẩm quyên phải tuân theo trong quá trình ADPL.

Quá trình ADPL trong THQCT ở giai đoạn điêu tra, theo quy định tại Điêu 13, Điêu 14 Luật tổ chức VKSND năm 2002 và Điêu 112, Điêu 113 của BLTTHS, VKSND có trách nhiệm, quyên hạn cụ thể:

- Khởi tớ vụ án hình sự, khởi tớ bị can; yêu cầu Cơ quan điêu tra khởi tố hoặc thay đổi quyết định khởi tớ vụ án hình sự, khởi tớ bị can.

- Đê ra yêu cầu điêu tra và yêu cầu Cơ quan điêu tra tiến hành điêu tra; khi xét thấy cần thiết, trực tiếp tiến hành một số hoạt động điêu tra theo quy định của pháp luật.

- Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan điêu tra thay đổi ĐTV theo quy định của pháp luật; nếu hành vi của ĐTV có dấu hiệu tội phạm thì khởi tớ vê hình sự.

- Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam và các biện pháp ngăn chặn khác, quyết định phê chuẩn, quyết định không phê chuẩn các quyết định của cơ quan điêu tra theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp khơng phê chuẩn thì trong qút định khơng phê chuẩn phải nêu rõ lý do.

- Huỷ bỏ các quyết định khơng có căn cứ và trái pháp luật của cơ quan điêu tra, yêu cầu cơ quan điêu tra truy nã bị can.

- Quyết định truy tớ bị can; qút định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án. Trên cơ sở những quyên năng pháp lý này, VKS ban hành các văn bản APDL có giá trị bắt buộc thi hành đới với không chỉ những người tham gia tố tụng mà đối với cả những người tiến hành tố tụng và cơ quan tiến hành tớ tụng.

Từ những phân tích trên và kế thừa những kết quả của các tác giả với các đê tài nghiên cứu có liên quan, có thể đưa ra khái niệm: quy trình ADPL trong THQCT ở giai đoạn điêu tra các vụ án hình sự của VKSND là một hệ thớng các quy định vê trình tự, thủ tục mà VKS phải tuân thủ nhằm đảm bảo cho hoạt động điêu tra, truy tố được đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ án hình sự của viện kiểm sát nhân dân tỉnh hưng yên (Trang 25 - 27)