Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện làm việc và hồn thiện chế độ chính sách đối với cán bộ, Kiểm tra viên, Kiểm sát viên

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ án hình sự của viện kiểm sát nhân dân tỉnh hưng yên (Trang 85 - 88)

2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm

3.2.2.3.Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện làm việc và hồn thiện chế độ chính sách đối với cán bộ, Kiểm tra viên, Kiểm sát viên

Thực hiện chủ trương cải cách tư pháp, trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã tăng cường lãnh đạo, quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc và phục vụ cơng tác; thực hiện nhiêu chế độ, chính sách đới với cán bộ các cơ quan tư pháp. Do đó, cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc và chế độ chính sách đới với cán bộ các cơ quan tư pháp nói chung, đới với cán bộ, KSV ngành Kiểm sát nhân dân nói riêng được đầu tư, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, cải thiện đáng kể đời sống sinh hoạt cần thiết cho cán bộ, công chức. Tuy nhiên, so với yêu cầu đấu tranh phịng, chớng tội phạm và trong mối tương quan vê mức sống với các ngành khác, điêu kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và phương tiện làm việc của ngành Kiểm sát vẫn cịn thiếu thớn, nghèo nàn và lạc hậu; đời sớng của cán bộ, KSV còn gặp nhiêu khó khăn. Nghị qút sớ 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị (khóa IX) vê Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã chỉ rõ:

Nhà nước bảo đảm điêu kiện vật chất cho hoạt động tư pháp phù hợp với đặc thù của từng cơ quan tư pháp và khả năng của đất nước;

Có cơ chế cho phép địa phương hỗ trợ kinh phí hoạt động cho cơ quan tư pháp từ khoản vượt thu ngân sách của địa phương. Từng bước xây dựng trụ sở làm việc của các cơ quan tư pháp khang trang hiện đại, đầy đủ tiện nghi; ưu tiên trang bị phương tiện phục vụ công tác điêu tra, đấu tranh phịng chớng tội phạm, cơng tác xét xử, công tác giám định tư pháp. Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của các cơ quan tư pháp...

Có chế độ, chính sách tiên lương, khen thưởng phù hợp với lao động của cán bộ tư pháp...

Để đảm bảo việc ADPL trong THQCT nói chung, THQCT ở giai đoạn điêu tra các vụ án hình sự nói riêng đạt hiệu lực và hiệu quả; trong thời gian tới, Đảng, Nhà nước cần quan tâm đầu tư cơ sở vật chất và hồn thiện chế độ, chính sách đới với cán bộ, Kiểm tra viên, KSV theo các hướng sau:

Đầu tư kinh phí sửa chữa, nâng cấp trụ sở làm việc thường xuyên cho các đơn vị trong ngành Kiểm sát, nhất là đối với các đơn vị cấp huyện, ở vùng sâu,

vùng xa để duy trì, chớng xuống cấp đối với các trụ sở đã được xây dựng. Hiện nay các VKS cấp huyện đêu đã được tăng thẩm qun, vì vậy cần tăng định mức kinh phí để các VKS cấp huyện đảm bảo hoạt động có hiệu quả. Nghiên cứu, xem xét việc cấp xe ô tô cho VKS cấp huyện để phục vụ tốt hơn cho công tác, đồng thời để vị thế của VKS cấp huyện ngang tầm trong quan hệ với các cơ quan khác.

Tiếp tục đầu tư trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác THQCT và kiểm sát các HĐTP. Triển khai các đê án vê công nghệ thông tin phục vụ công tác kiểm sát. VKSND tối cao cần xây dựng các phần mêm vê quản lý, xử lý án hình sự, xây dựng kho dữ liệu vê các đới tượng phạm tội trong cả nước để thuận lợi cho hoạt động quản lý, tra cứu của toàn ngành. Tiếp tục hoàn thiện các phần mêm vê thống kê, báo cáo. Sớm thực hiện việc báo cáo bắt buộc qua hệ thống mạng của ngành. Phấn đấu trong thời gian sớm nhất, 100% các đơn vị đêu được nới mạng máy tính cục bộ và nối mạng với VKSND tối cao, tăng sớ đầu máy vi tính nới mạng internet để tạo điêu kiện cho tất cả cán bộ, KSV đêu được sử dụng internet.

VKSND tỉnh có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các văn bản pháp luật, tài liệu, sách báo có liên quan đến lĩnh vực pháp luật cho cán bộ, KSV trong ngành nghiên cứu học tập và áp dụng vào giải quyết các vụ việc cụ thể.

Nghiên cứu, mở rộng nguồn để bổ nhiệm vào các chức danh tư pháp; tăng thời hạn bổ nhiệm hoặc thực hiện chế độ bổ nhiệm khơng có thời hạn để đảm bảo tính độc lập của hoạt động tư pháp, đáp ứng yêu cầu điêu động, luân chuyển cán bộ. Trước mắt, thực hiện Pháp lệnh KSV Viện kiểm sát nhân dân sửa đổi, bổ sung năm 2011, VKSND tối cao cần nghiên cứu, xem xét, đê nghị UBTVQH quyết định tỷ lệ KSV cao cấp ở VKS tỉnh và KSV trung cấp ở cấp huyện cho phù hợp. Chức danh Kiểm tra viên của ngành Kiểm sát hiện nay chưa được quy định rõ ràng vê chức năng, nhiệm vụ, quyên hạn và trên thực tế chỉ là người giúp việc cho KSV. Cần nghiên cứu thay đổi chức danh Kiểm tra viên thành chức danh trợ lý KSV để phù hợp với thực tiễn.

Cải cách một bước cơ bản chế độ tiên lương, phụ cấp và các chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ, KSV nhằm từng bước khắc phục sự bất cập vê đời sớng để họ có điêu kiện ổn định cuộc sống, yên tâm công tác, không bị giao động, sa ngã trước mọi tác động, cám dỗ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ án hình sự của viện kiểm sát nhân dân tỉnh hưng yên (Trang 85 - 88)