Đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và kiểm tra của Viện kiểm sát cấp trên đối với Viện kiểm sát cấp dướ

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ án hình sự của viện kiểm sát nhân dân tỉnh hưng yên (Trang 83 - 85)

2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm

3.2.2.2. Đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và kiểm tra của Viện kiểm sát cấp trên đối với Viện kiểm sát cấp dướ

của Viện kiểm sát cấp trên đối với Viện kiểm sát cấp dưới

Cơng tác chỉ đạo, điêu hành có vai trị quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động ADPL trong THQCT ở giai đoạn điêu tra của VKSND. Đối với ngành kiểm sát được xác định là hệ thống cơ quan được tổ chức, hoạt động theo nguyên tắc tập trung thống nhất, nên cơng tác quản lý, chỉ đạo điêu hành có vai trị và ý nghĩa quan trọng, trực tiếp làm ảnh hưởng đến việc thành công hay không thành công đối với hoạt động công tác. Do vậy phải tăng cường hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo điêu hành, trong thời gian tới cần quán triệt và triển khai thực hiện tốt một số nội dung sau:

Từng đơn vị và mỗi cán bộ, Kiểm tra viên, KSV phải nhận thức và quán triệt sâu sắc các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của ngành theo đúng quy định tại Điêu 8 Luật Tổ chức VKSND năm 2002. Mọi hoạt động quản lý, chỉ

đạo điêu hành đêu do Viện trưởng thống nhất chỉ đạo thực hiện; cán bộ, KSV trong đơn vị phải tuyệt đối tuân thủ sự chỉ đạo điêu hành của Viện trưởng; Viện trưởng VKS cấp dưới chịu sự quản lý, chỉ đạo điêu hành của Viện trưởng VKS cấp trên trực tiếp; Viện trưởng VKS địa phương chịu sự quản lý, chỉ đạo điêu hành tập trung thống nhất của Viện trưởng VKSNDTC; Để bảo đảm hiệu quả hoạt động, Luật Tổ chức VKSND quy định thành lập ủy ban kiểm sát tại VKSNDTC và VKSND cấp tỉnh để thảo luận và quyết định theo đa số những vấn đê quan trọng liên quan đến tổ chức và hoạt động của ngành. Thành phần của Ủy ban kiểm sát bao gồm: Viện trưởng, các Phó Viện trưởng và một số KSV do Viện trưởng chọn.

Đối với hoạt động quản lý, chỉ đạo điêu hành của Viện trưởng VKS cấp trên đới với VKS cấp dưới và các phịng trực thuộc VKS tỉnh: Hoạt động này được thực hiện thông qua việc xây dựng, triển khai và kiểm tra việc thực hiện các chỉ thị, kế hoạch, chương trình cơng tác hàng năm; thơng qua việc thực hiện chế độ thông tin báo cáo và quản lý công tác trong ngành... Để thực hiện có hiệu quả hoạt động này các VKS cấp huyện cần thực hiện nghiêm Quy chế vê chế độ thông tin, báo cáo và quản lý công tác trong ngành Kiểm sát của Viện trưởng VKSND tới cao; khắc phục tình trạng cấp dưới khơng báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ, không kịp thời.

Để thực việc quản lý, điêu hành, địi hỏi Viện trưởng VKSND mỗi huyện phải có sự phân công, phân nhiệm cho từng bộ phận công tác, cho từng Phó viện trưởng, từng cán bộ, KSV một cách hợp lý nhằm phát huy hết năng lực sở trường của họ, đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận công tác, đồng thời, phải nắm được đầy đủ, sâu sát, tồn diện từng vấn đê, từng nội dung cơng việc, nhất là những vấn đê quan trọng, phức tạp để chỉ đạo kịp thời. Thường xuyên tiến hành tự kiểm tra đối với hoạt động của đơn vị, nhất là thông qua việc xem xét, giải quyết các công việc cụ thể của KSV để kịp thời phát hiện, ́n nắn, sửa chữa các sai sót, vi phạm của họ. Tránh tình trạng việc quản lý, điêu hành tùy tiện, cảm tính hoặc chuyên quyên.

Công tác kiểm tra, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ phải được làm thường xuyên và liên tục. Thông qua công tác kiểm tra để nắm chất lượng hoạt động thực tế trong hoạt động nghiệp vụ của từng đơn vị, kịp thời phát hiện những sai phạm, thiếu sót để ́n nắn, rút kinh nghiệm, đồng thời, khắc phục tình trạng, một sớ đơn vị do chạy theo thành tích mà báo cáo khơng đầy đủ kết quả công tác, đặc biệt là vê những thiếu sót, tồn tại của đơn vị. Thông qua công tác thống kê báo cáo và công tác kiểm tra nghiệp vụ, VKS cấp trên cần có thơng báo rút kinh nghiệm kịp thời, khắc phục vi phạm. Bên cạnh đó, cần phải tổ chức họp giao ban lãnh đạo hàng tuần ở mỗi đơn vị, mỗi cấp; thực hiện giao ban định kỳ giữa lãnh đạo VKS tỉnh với lãnh đạo các đơn vị trực thuộc để kiểm điểm, đánh giá kết quả và những việc đã làm được, những việc chưa làm được, triển khai kế hoạch cơng tác của tồn ngành, từng đơn vị trong từng thời kỳ cụ thể. Qua đó, phát huy sức mạnh của tập thể trong việc thảo luận bàn biện pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác THQCT và kiểm sát các hoạt động tư pháp của toàn ngành.

Thực tế cho thấy, trong những năm qua, công tác quản lý, chỉ đạo điêu hành của VKSND tỉnh Hưng Yên chủ yếu được thực hiện thông qua chế độ thơng tin, báo cáo. Vì vậy, nhiêu nội dung công tác chỉ đạo chưa kịp thời và hiệu quả không cao, nhất là đối với những đơn vị không chấp hành đầy đủ, kịp thời chế độ thông tin, báo cáo theo quy chế của ngành. Công tác kiểm tra nghiệp vụ của VKSND cấp tỉnh đối với VKSND cấp huyện là hoạt động luôn mang lại hiệu quả cao nhưng chưa được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục. Thông thường, hàng năm VKSND tỉnh chỉ thành lập đoàn kiểm tra để kiểm tra đối với một số đơn vị nhất định. Vì thế, trong thời gian tới, cơng tác kiểm tra phải được VKSND tỉnh quan tâm thực hiện thường xuyên, kịp thời đối với tất cả các đơn vị trong ngành để hoạt động này mang lại hiệu quả thiết thực.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ án hình sự của viện kiểm sát nhân dân tỉnh hưng yên (Trang 83 - 85)