- Bảo đảm sự giám sát của của các cơ quan, tổ chức, đại biểu dân cử đối với hoạt động ADPL trong THQCT ở giai đoạn điều tra các vụ án hình sự của VKSND.
Trong cơng cuộc cải cách tư pháp hiện nay, sự giám sát của của các cơ quan, tổ chức, đại biểu dân cử đảm bảo cho hoạt động của VKSND vừa mang tính cơng khai, dân chủ, minh bạch vừa phát huy được sức mạnh tổng hợp của các cơ quan, đại biểu dân cử và của toàn xã hội đối với công tác đấu tranh phịng, chớng tội phạm, bảo đảm mọi hành vi phạm tội xảy ra đêu được phát hiện, xử lý nghiêm minh, kịp thời, việc giải quyết án đúng pháp luật, tránh oan, sai. Đảng, Nhà nước ta coi đây là một giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng công tác tư pháp ở nước ta. Nghị qút sớ 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị vê một sớ nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới khẳng định: Tăng cường sự giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, của các tổ chức xã hội và của công dân đối với công tác tư pháp. Công tác giám sát của Quốc hội, của Hội đồng nhân dân đối với các cơ quan tư pháp tập trung vào việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực bắt, tạm giữ, tạm giam, truy tố...
- Công tác quản lý,chỉ đạo điều hành và công tác thanh tra, kiểm tra trong ngành Kiểm sát nhân dân đối với hoạt động ADPL trong THQCT ở giai đoạn điều tra các vụ án hình sự của VKSND.
Cơng tác này được coi là nội dung đặc biệt quan trọng đảm bảo việc ADPL trong THQCT ở giai đoạn điêu tra các vụ án hình sự của VKSND. Nếu giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, của các tổ chức xã hội, của nhân dân được coi là những hình thức giám sát từ bên ngồi, thì hình thức này được coi là những hình thức giám sát từ bên trong. Thể hiện: Một là, công tác quản lý, chỉ đạo, điêu hành, kiểm tra, thanh tra trong nội bộ mỗi VKS. Công tác này diễn ra thường xuyên, hàng ngày, hàng giờ là yếu tố quyết định bảo đảm hoạt động bình thường của VKS. Thơng qua cơng tác này, các sai sót kịp thời được phát hiện, sửa chữa, xử lý, khắc phục ngay. Để làm tớt cơng tác này địi hỏi Lãnh đạo mỗi VKS phải tích cực, chủ động, sâu sát công việc và cán bộ, nắm chắc đường lới chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và yêu cầu nhiệm vụ chính trị địa phương; Hai là, công tác quản lý, chỉ đạo, điêu hành, thanh tra, kiểm tra của VKS cấp trên đối với VKS cấp dưới. Mỗi VKS là một cấp tố tụng độc lập, tuy nhiên phải chịu sự chỉ đạo, kiểm tra của VKS cấp trên. Đặc biệt việc tăng cường kiểm tra hoạt động ADPL trong THQCT ở giai đoạn điêu tra các vụ án hình sự của VKS cấp trên đới với VKS cấp dưới là biện pháp quan trọng để hoạt động này của VKS các cấp tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
Kết hợp tớt hai hình thức giám sát này sẽ là yếu tố quan trọng đảm bảo việc ADPL trong THQCT ở giai đoạn điêu tra các vụ án hình sự của VKSND.
Ngồi ra, cịn nhiêu yếu tố khác bảo đảm việc ADPL trong THQCT ở giai đoạn điêu tra các vụ án hình sự của VKSND như cơ sở vật chất, điêu kiện, phương tiện làm việc, chế độ, chính sách đới với cán bộ, KSV; sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của ngành Kiểm sát nói chung, hoạt động ADPL trong THQCT ở giai đoạn điêu tra của VKSND nói riêng; mới quan hệ phối hợp liên ngành, hợp tác giữa các q́c gia trong giải qút án hình sự...
Kết luận chương 1
Với các nội dung trình bày trong chương 1, tập trung phân tích những vấn đê lý luận cơ bản vê APDL; làm rõ khái niệm, đặc điểm của APDL; phân tích các quan điểm khác nhau vê QCT, THQCT của VKSND. Phân tích đặc điểm ADPL trong THQCT ở giai đoạn điêu tra các vụ án hình sự của VKSND, từ đó đưa ra quan điểm riêng của người nghiên cứu vê các khái niệm này. Trên cơ sở nhận thức chung vê QCT, THQCT; đã phân tích làm rõ khái niệm, đặc điểm và các giai đoạn của quy trình APDL trong THQCT ở giai đoạn điêu tra các vụ án hình sự của VKSND. Bên cạnh đó, cũng đi sâu phân tích các ́u tớ đảm bảo việc ADPL trong THQCT ở giai đoạn điêu tra các vụ án hình sự của VKSND, trong đó chú ý là các bảo đảm vê cơ chế pháp lý, bảo đảm vê mặt tổ chức. Đây là những yếu tố hết sức quan trọng nhằm nâng cao chất lượng ADPL trong THQCT ở giai đoạn điêu tra đối với các tội phạm của VKSND.
Những nội dung được trình bày tại chương 1 là cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực trạng APDL trong THQCT ở giai đoạn điêu tra các vụ án hình sự của VKSND tỉnh Hưng Yên hiện nay.
Chương 2