Bảo đảm vê tổ chức là một trong những bảo đảm quan trọng nhằm nâng cao chất lượng ADPL trong THQCT của VKSND. Với hệ thống tổ chức chặt chẽ, đồng bộ, chức năng nhiệm vụ được phân định rõ ràng, kỷ luật nghiêm minh; với đội ngũ cán bộ trong sáng vê phẩm chất, nắm vững pháp luật, tinh thông nghiệp vụ, là tiên đê mang tính qút định để ngành Kiểm sát nói chung, mỗi VKS nói riêng thực hiện tớt chức năng nhiệm vụ của mình.
Theo Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001), Luật Tổ chức VKSND năm 2002 và BLTTHS năm 2003 xác định, VKSND thực hiện chức năng THQCT và kiểm sát các hoạt động tư pháp.
Theo Điêu 8 Luật tổ chức VKSND năm 2002, ngành Kiểm sát được tổ chức tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Theo đó, VKSND do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng VKSND cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng VKSND cấp trên; Viện trưởng VKSND các địa phương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng VKSNDTC.
Hiện nay tổ chức của VKSND các cấp tương đối chặt chẽ, tạo điêu kiện thuận lợi cho cơng tác kiểm sát nói chung, cho việc ADPL trong THQCT ở giai đoạn điêu tra các vụ án hình sự nói riêng. VKSND tới cao đã xây dựng
và hồn thiện bộ máy trong đó xác định cụ thể cơ cấu, chức năng nhiệm vụ của Lãnh đạo Viện, Ủy ban kiểm sát, các Cục, Vụ, Viện, Văn phòng, Trường Đại học kiểm sát ở VKSND tối cao. Quy định cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ của Lãnh đạo các Viện kiểm sát địa phương, của Ủy ban kiểm sát, các Phòng nghiệp vụ, Văn phòng ở VKS cấp tỉnh và VKS cấp huyện. Phân cấp quản lý, nâng cao trách nhiệm của Viện trưởng VKSND các cấp. Xây dựng, hoàn thiện các quy định vê tuyển dụng, đào tạo, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ, công chức, các chính sách đới với cán bộ, cơng chức, nhân viên ngành Kiểm sát. Đội ngũ cán bộ, KSV các cấp cũng thường xuyên được bồi dưỡng, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, phẩm chất chính trị, từng bước đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp.