Nguyên nhân của những hạn chế dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ án hình sự của viện kiểm sát nhân dân tỉnh hưng yên (Trang 53 - 61)

2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm

2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh

hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hưng Yên

Những hạn chế, tồn tại trên được xác định có nhiêu nguyên nhân khác nhau, chủ yếu là một số nguyên nhân chủ quan và khách quan cơ bản sau:

Thứ nhất, hệ thống pháp luật làm cơ sở pháp lý cho hoạt động ADPL

trong THQCT nói chung và ADPL trong THQCT ở giai đoạn điêu tra đới với các vụ án hình sự nói riêng cịn chưa đầy đủ và thiếu tính đồng bộ là nguyên nhân khách quan hạn chế chất lượng ADPL trong giải qút án hình sự, trong đó đáng chú ý là vẫn còn sự bất cập của BLHS, BLTTHS. Nghị quyết sớ 08- NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị vê một sớ nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới đã đánh giá: “Pháp luật trong lĩnh vực tư

pháp chưa hồn thiện, thiếu đồng bộ và cịn nhiều sơ hở”; Nghị quyết 48-

NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị cũng chỉ rõ: “Hệ thống pháp luật nước ta vẫn chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, tính khả thi thấp, chậm đi vào cuộc sống. Cơ chế xây dựng, sửa đổi pháp luật còn nhiều bất hợp lý và chưa được coi trọng đởi mới, hồn thiện...”.

Bộ luật Hình sự năm 1999 đã sửa đổi vê phần các tội phạm. Tuy nhiên, việc sửa đổi chưa rõ ràng, triệt để nên đến nay vẫn có nhiêu quy định chưa cụ thể dẫn đến cách hiểu, vận dụng khác nhau nếu khơng có văn bản hướng dẫn ADPL của cơ quan nhà nước có thẩm quyên; cụ thể như: việc quy định ghép một số hành vi phạm tội ma tuý trong một điêu luật (Điêu 194), thực tiễn cịn khó khăn cho việc xác định tội danh, áp dụng hình phạt, việc nhận thức khơng thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, bởi các hành vi mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma tuý được áp dụng chung trong một điêu luật để xử lý là chưa bình đẳng vê chính sách hình sự hoặc tại điểm p khoản 1 điêu 46 quy định vê thành khẩn khai báo; đây là tình tiết giảm

nhẹ, nhưng thực tiễn áp dụng cịn mâu thuẫn vì các bị can, bị cáo càng khai ra nhiêu thì bị áp dụng khung hình phạt nặng hơn hoặc tự khai những việc phạm tội khác ngồi lần bị CQĐT phát hiện thì bị xử lý nặng hơn theo điểm b khoản 2 Điêu 194 là chưa hợp lý, trong khi đó, đới tượng ngoan cớ khơng nhận tội thì chỉ bị xử lý theo khoản 1 Điêu 194.

Việc thực hiện Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT - VKSNDTC - BCA - TANDTC - BTP ngày 24/12/2007của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Cơng An, Tồ Án Nhân Dân Tới Cao, Bộ Tư Pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XVIII - Các tội phạm vê ma tuý của Bộ luật Hình sự năm 1999, là văn bản hướng dẫn tương đối đầy đủ, cụ thể nhất từ trước đến nay vê Chương XVIII “các tội phạm ma túy” của BLHS năm 1999. Tuy nhiên, đã bộc lộ những khó khăn, vướng mắc trong việc giám định chất ma tuý; xác định trọng lượng chất ma tuý; tình tiết phạm tội nhiêu lần; một sớ tình tiết là ́u tớ định khung hình phạt; việc xác định tỷ lệ phần trăm vê trọng lượng của từng chất ma tuý để xác định khung, khoản của điêu luật...

Theo Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC- TANDTC-BTP ngày 24/12/2007 hướng dẫn thì đới với tình tiết “phạm tội nhiêu lần”, quy định tại khoản 2 các điêu 193, 194, 195, 196, 197, 198, 200, 201 của BLHS năm 1999 và theo hướng dẫn tại tiểu mục 2.3 thì được hiểu là có từ hai lần phạm tội trở lên mà mỗi lần phạm tội có đủ ́u tớ cấu thành tội phạm quy định tại khoản 1 điêu luật tương ứng.

Đối với BLTTHS năm 2003 được Q́c hội khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2004; Cũng đã bộc lộ một số bất cấp, dẫn đến khó khăn trong việc ADPL, như: Việc tạm giam bị can, bị cáo là cần thiết, trừ một số trường hợp theo quy định tại Điêu 88 BLTTHS nhưng trên thực tế cho thấy rất nhiêu bị can, bị cáo phạm tội này là đối tượng nghiện, bị bệnh do lây truyên qua đường tiêm, chích như HIV chuyển qua AIDS giai đoạn ći, viêm gan… Trong khi đó, khoản 2 Điêu 88 BLTTHS quy định đối với các bị can, bị cáo bệnh nặng

mà có nơi cư trú rõ ràng thì khơng tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ các trường hợp quy định tại khoản a, b, c của khoản 2 Điêu này. Hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn như thế nào là trường hợp bị bệnh nặng do đó việc áp dụng gặp nhiêu khó khăn.

Trong các vụ án vê tội phạm hình sự, có nhiêu bị can phạm tội có khung hình phạt cao nhất là tử hình; do đó, theo quy định của pháp luật bắt buộc phải có người bào chữa theo khoản 2 Điêu 57 BLTTHS, tuy nhiên do sớ lượng Luật sư trên địa bàn cịn thiếu nên việc thực hiện quy định này đang còn gặp nhiêu bất cập.

Thứ hai, trình độ, năng lực, ý thức trách nhiệm của một sớ cán bộ,

KSV vẫn cịn hạn chế, điêu kiện làm việc, cơ sở vật chất và đời sớng của cán bộ, KSV cịn khó khăn.

Là những người có vai trị quan trọng trong việc nâng cao chất lượng THQCT và KSĐT các vụ án hình sự. Họ chính là người trực tiếp thực hiện hầu hết các giai đoạn của q trình ADPL trong THQCT. Đới với các quyết định ADPL thuộc thẩm quyên của lãnh đạo Viện thì KSV cũng chính là người tham mưu, đê xuất để lãnh đạo Viện xem xét, quyết định. Nhìn chung, vê trình độ lý luận chính trị, năng lực chun mơn nghiệp vụ của cán bộ, KSV đã được nâng cao, tuy nhiên một bộ phận, cán bộ, KSV còn hạn chế vê năng lực thực tế, kinh nghiệm trong quá trình giải quyết án nên chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay. Một số KSV chưa nắm vững quy định của BLTTHS, BLHS và các văn bản hướng dẫn nên không vận dụng được các biện pháp ADPL trong khi giải quyết các vụ án. Vì vậy chất lượng THQCT và KSĐT cịn hạn chế, chưa chủ động tích cực trong hoạt động KSĐT, chưa nghiên cứu tổng hợp khách quan tất cả các tình tiết buộc tội, tình tiết gỡ tội mà chỉ thỏa mãn với bản kết luận điêu tra. Hồ sơ kiểm sát điêu tra chưa phản ánh được đầy đủ nội dung chủ yếu của vụ án, nhiêu hồ sơ kiểm sát chưa thể hiện được vai trò của KSV và các ý kiến chỉ đạo của các cấp lãnh đạo trong quá trình giải quyết vụ án. Cịn biểu hiện hữu khuynh, khi phát hiện có những

sai phạm, vi phạm của CQĐT và một số cơ quan khác được giao thẩm quyên thực hiện hoạt động điêu tra đã không báo cáo đê nghị lãnh đạo kháng nghị, kiến nghị khắc phục kịp thời. Bên cạnh đó, một sớ cán bộ, KSV có những biểu hiện vi phạm đạo đức, lối sống, vi phạm nghiệp vụ, ý thức trách nhiệm đối với công việc được giao khơng cao, giảm sút ý chí chiến đấu trong đấu tranh phịng chớng tội phạm, vi phạm pháp luật, không thiết tha với công việc. Tuy chỉ là bộ phận rất nhỏ nhưng đã ảnh hưởng tới hiệu quả công tác kiểm sát.

Công tác bổ nhiệm, đặc biệt là tái bổ nhiệm KSV chưa thực sự chú trọng vê năng lực chuyên mơn mà đơi khi cịn nặng vê chính sách. Cơng tác bớ trí, đê bạt, sử dụng cán bộ có đơn vị, có thời gian chưa hợp lý, thiếu tính khoa học nên chưa phát huy được hết năng lực, sở trường của từng cán bộ, kiểm tra viên, KSV. Trong khi đó, một sớ cán bộ, KSV có phẩm chất chính trị, đạo đức tớt, có trình độ, năng lực nghiệp vụ cao lại khơng có điêu kiện phát huy do cơ chế để thực hiện đê bạt, bổ nhiệm còn nhiêu bất cập (như quy định vê tỷ lệ KSV trong đơn vị, nhiệm kỳ bổ nhiệm...). Bên cạnh đó, điêu kiện làm việc, cơ sở vật chất, đời sống của cán bộ, KSV các VKS tỉnh Hưng n cịn nhiêu khó khăn, thiếu thớn cũng làm cho một số cán bộ, KSV chưa yên tâm công tác hoặc chưa tập trung đúng mức cho cơng tác kiểm sát vì cịn phải lo cuộc sớng gia đình. Chính sách đới với cán bộ như tiên lương, phụ cấp, nhà ở, điêu kiện làm việc tuy đã được cải thiện nhưng còn bất hợp lý, chưa tạo động lực phát huy sở trường của cán bộ, chưa khún khích cán bộ, KSV cơng tác ở những huyện cịn khó khăn của tỉnh.

Thứ ba, cơng tác quản lý, chỉ đạo điêu hành, tự kiểm tra của VKSND

cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới hoạt động áp dụng pháp luật trong THQCT ở giai đoạn điêu tra các vụ án hình sự cịn hạn chế. Cơng tác này trong ngành Kiểm sát nhân dân có thời gian thực hiện chưa thường xuyên, hiệu quả chưa cao; vê cơ bản công tác chỉ đạo điêu hành trong ngành Kiểm sát được thực hiện thông qua công tác kiểm tra việc lập kế hoạch công tác; việc thực hiện các chỉ tiêu công tác hàng năm; thông qua các báo cáo chuyên đê trong từng khâu

công tác kiểm sát, các biện pháp nghiệp vụ cụ thể. VKS cấp tỉnh thường một năm chỉ kiểm tra đơn vị cấp dưới được một đến hai lần; các phịng nghiệp vụ của VKS tỉnh ít có điêu kiện để chỉ đạo, hướng dẫn cấp dưới do cũng phải tập trung cơng tác chun mơn của đơn vị. Vì vậy, nhiêu vi phạm, tồn tại của các đơn vị cấp dưới không được phát hiện kịp thời để uốn nắn, rút kinh nghiệm. Đây cũng là lý do một số đơn vị do chạy theo thành tích, cục bộ địa phương, che giấu không báo cáo trung thực những hạn chế, tồn tại trong công tác THQCT và kiểm sát các hoạt động tư pháp.

Thứ tư, công tác phối hợp liên ngành giữa các cơ quan tư pháp, đặc

biệt là giữa VKS với CQĐT và Tịa án trong giải qút án hình sự cịn chưa chặt chẽ, thường xun. Vẫn cịn tình trạng một sớ đơn vị, ở một số vụ, việc cụ thể, chưa tìm được tiếng nói chung trong giải qút cơng việc hoặc tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm giữa các cơ quan tiến hành tố tụng. Một số VKSND cấp huyện thiếu chủ động trong việc chủ trì phới hợp giữa các cơ quan tiến hành tớ tụng, cịn cứng nhắc trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ, có đơn vị thì lại thiên vê phới hợp mà thiếu kiên quyết trong việc thực hiện quyên hạn, trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Đây được xem là một trong những nguyên nhân hạn chế chất lượng APDL trong THQCT ở giai đoạn điêu tra của VKSND. Trong một số trường hợp, tinh thần đấu tranh phịng chớng tội phạm của một bộ phận cán bộ ở các CQĐT, VKS, Tồ án chưa cao, cịn nhiêu lo ngại đằng sau việc giải quyết vụ án như tâm lý sợ bị trả thù của bọn xã hội đen... Vì vậy, dẫn đến thiếu kiên quyết trong điêu tra, truy tố, xét xử làm giảm hiệu quả công tác đấu tranh chống tội phạm.

Thứ năm: Trang bị, phương tiện, kinh phí phục vụ cho hoạt động

ADPL trong THQCT ở giai đoạn điêu tra các vụ án đặc biệt nghiêm trọng còn thiếu và lạc hậu.

Trên thực tế, tội phạm thường hoạt động theo băng, ổ, nhóm đặc biệt là chúng hoạt động có tổ chức chặt chẽ; vì vậy, để hoạt động được giữa các đới tượng với nhau hoặc giữa các tổ chức với nhau chúng thường trang bị hệ

thống thông tin liên lạc rất hiện đại như: máy Fax, điện thoại di động, điện thoại cố định, bộ đàm, ô tô, các công cụ, thiết bị để phạm tội và các loại vũ khí nóng để sẵn sàng chớng trả lại quyết liệt các lực lượng chức năng khi bị phát hiện. Ngoài ra, chúng cịn cung cấp cho nhau tin tức vê tình hình đấu tranh của các cơ quan chức năng để các đới tượng biết. Đây có thể coi là một trong những vấn đê gặp rất nhiêu khó khăn trong cơng tác phát hiện và đấu tranh với loại tội phạm. Trong khi đó, hệ thớng các trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, kinh phí phục vụ cho hoạt động phát hiện, điêu tra tội phạm cịn thiếu thớn, khơng đáp ứng yêu cầu thực tế. Đặc biệt là phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện giao thông, phương tiện hoạt động như máy quay camera ban đêm, máy chụp ảnh ban đêm, máy nghe trộm, máy ghi âm... Sự thiếu thốn này đã phần nào ảnh hưởng lớn đến sức chiến đấu của lực lượng phịng, chớng tội phạm nói chung cũng như của cán bộ, KSV ngành Kiểm sát nói riêng.

Thứ sáu: Công tác giám sát của các cơ quan, đại biểu dân cử, của các tổ

chức xã hội và nhân dân đối với hoạt động APDL trong THQCT và kiểm sát các hoạt động tư pháp còn nhiêu bất cập, đặc biệt chưa có cơ chế giám sát hiệu quả. Q́c hội và Hội đồng nhân dân các cấp chủ yếu thực hiện quyên giám sát thông qua việc nghe báo cáo kết quả công tác theo định kỳ và giám sát thông qua chất vấn tại các phiên họp của Quốc hội và Hội đồng nhân dân đối với lãnh đạo ngành Kiểm sát. Đây là những hình thức giám sát cũng đem lại hiệu quả tích cực nâng cao chất lượng APDL trong THQCT của VKSND, nhất là trong thời đại thông tin hiện nay. Thực tế, do Quốc hội và Hội đồng nhân dân phải thực hiện giám sát đối với hoạt động của tất cả các cơ quan nhà nước nói chung, nên khơng đủ thời gian và điêu kiện để thực hiện giám sát chuyên sâu đối với hoạt động APDL trong THQCT của VKSND; bên cạnh đó, chất lượng, kiến thức pháp luật cũng như sự hiểu biết vê chức năng, nhiệm vụ đối với VKSND của đại biểu HĐND cũng là vấn đê làm hạn chế chất lượng giám sát, chất vấn đối với lãnh đạo VKSND ở cả hai cấp. Trong điêu kiện đó, khơng phải đại biểu nào cũng có đầy đủ năng lực chuyên môn để thực hiện chức năng giám sát của mình.

Kết luận chương 2

Nội dung chương 2, sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, thớng kê, so sánh để làm rõ thực trạng ADPL trong THQCT ở giai đoạn điêu tra của VKSND nói chung và ADPL trong THQCT ở giai đoạn điêu tra các vụ án hình sự của VKSND tỉnh Hưng n nói riêng. Trên cơ sở các sớ liệu thống kê của VKSND tỉnh Hưng Yên trong năm năm (2007 - 2011); phân tích làm rõ những ưu điểm, kết quả đạt được vê lĩnh vực hoạt động này của ngành Kiểm sát Hưng Yên và nguyên nhân kết quả đạt được.

Nhìn chung, hoạt động ADPL trong THQCT ở giai đoạn điêu tra các vụ án hình sự của VKSND tỉnh Hưng Yên đã có nhiêu chuyển biến tích cực, đạt được những kết quả rất đáng khích lệ trong đấu tranh phịng, chớng tội phạm, góp phần quan trọng bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội; bảo vệ lợi ích nhà nước, bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá nhân trong xã hội.

Trước yêu cầu cải cách tư pháp, hoạt động ADPL trong THQCT ở giai đoạn điêu tra của VKSND ở tỉnh Hưng Yên những năm qua cịn khơng ít những hạn chế, tồn tại, chưa đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phịng, chớng tội phạm trong tình hình mới. Nguyên nhân chủ yếu là do pháp luật thực định đặc biệt là pháp luật hình sự và TTHS cịn nhiêu bất cập; trình độ, năng lực, ý thức trách nhiệm của một số cán bộ, KSV vẫn còn hạn chế, điêu kiện làm việc, cơ sở vật chất, đời sớng của cán bộ, KSV cịn khó khăn; cơng tác phối hợp liên ngành giữa các cơ quan tư pháp, đặc biệt là giữa

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ án hình sự của viện kiểm sát nhân dân tỉnh hưng yên (Trang 53 - 61)