Các giai đoạn của quy trình áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các các vụ án hình sự của Viện

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ án hình sự của viện kiểm sát nhân dân tỉnh hưng yên (Trang 27 - 30)

hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân

APDL trong THQCT ở giai đoạn điêu tra các vụ án hình sự của VKSND là hoạt động có nội dung rộng, phức tạp. Bởi vậy, khơng thể có quy trình chung cho việc ban hành tất cả các loại văn bản ADPL ở giai đoạn này. Trên cơ sở lý luận chung vê quy trình ADPL và căn cứ các quy định của BLTTHS năm 2003, các văn bản hướng dẫn ADPL của VKSND có thể chia quy trình ADPL trong THQCT ở giai đoạn điêu tra của VKSND thành các giai đoạn sau:

- Giai đoạn thứ nhất, thụ lý hồ sơ vụ việc, nghiên cứu, xem xét, đánh

giá các tình tiết, chứng cứ có liên quan đến vụ việc. Đây là giai đoạn đầu nhưng có ý nghĩa rất quan trọng của hoạt động ADPL trong THQCT ở giai đoạn điêu tra của VKSND. VKSND tiếp nhận hồ sơ vụ việc, các tài liệu có liên quan do Cơ quan điêu tra, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp; nghiên cứu, xem xét đánh giá các tài liệu, chứng cứ và thủ tục tớ tụng nhằm xác định tính có căn cứ của vấn đê đang đặt ra, vấn đê VKSND cần giải qút. Tùy theo từng giai đoạn tớ tụng hình sự, từng hoạt động tớ tụng mà yêu cầu của việc nghiên cứu hồ sơ, tài liệu có sự khác nhau. Việc nghiên cứu hồ sơ, tài liệu là cơ sở để VKSND chấp nhận hay không chấp nhận đối với những tài liệu, chứng cứ, quyết định của CQĐT, phê chuẩn hay không phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, quyết định bắt tạm giam hoặc áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác, quyết định truy tố hay trả hồ sơ để điêu tra bổ sung…

- Giai đoạn thứ hai, lựa chọn các quy phạm pháp luật phù hợp và làm

sáng tỏ nội dung của các quy phạm đó để đưa ra áp dụng. Việc lựa chọn quy phạm được thực hiện ngay sau khi nghiên cứu, đánh giá chứng cứ có trong hồ sơ vụ án hoặc cũng có thể được thực hiện song song với quá trình nghiên cứu hồ sơ, đánh giá chứng cứ của vụ án. Đây là giai đoạn có ý nghĩa quan trọng, lựa chọn quy phạm pháp luật một cách chính xác mới đáp ứng yêu cầu của hoạt động áp dụng pháp luật. Thực tế cho thấy, nếu làm tốt việc nghiên cứu hồ sơ, đánh giá chứng cứ sẽ có thể lựa chọn được chính xác quy phạm pháp luật cần phải áp dụng đối với từng trường hợp cụ thể. Cần chú ý rằng Quy phạm pháp luật được lựa chọn áp dụng phải là những quy phạm pháp luật đang có hiệu lực pháp luật và không được trái với văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên hoặc khơng được trái với những văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.

ADPL trong THQCT ở giai đoạn điêu tra các vụ án hình sự của VKSND thường liên quan đến nhiêu loại quy phạm khác nhau, cả quy phạm luật nội dung và quy phạm luật hình thức (BLHS và BLTTHS). Để lựa chọn

chính xác quy phạm, địi hỏi người có thẩm qun APDL phải có trình độ chun mơn nghiệp vụ và ý thức pháp luật cao, có nhiêu kinh nghiệm trong cơng tác chun mơn, đồng thời địi hỏi phải nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, tập trung vào các yếu tố cấu thành tội phạm, nhân thân của đối tượng phạm tội, hậu quả tội phạm gây ra, cũng như công cụ, phương tiện, thủ đoạn, động cơ, mục đích phạm tội, địa điểm, thời gian phạm tội...

- Giai đoạn thứ ba, ban hành văn bản APDL: Đây là giai đoạn trung

tâm, quan trọng nhất của cả quá trình APDL, là giai đoạn thể hiện kết quả của hai giai đoạn trên. APDL trong THQCT ở giai đoạn điêu tra các vụ án hình sự của VKSND xuất phát từ mục đích của việc thụ lý, nghiên cứu hồ sơ, đánh giá chứng cứ và lựa chọn quy phạm pháp luật là để nhằm ban hành văn bản APDL và tổ chức thực hiện văn bản đó; văn bản APDL có giá trị pháp lý bắt buộc thi hành, tác động đến quyên và lợi ích cơ bản, trong đó có nhiêu văn bản có hiệu lực tước bỏ hoặc hạn chế các quyên nhân thân và quyên tài sản của đới tượng bị áp dụng… nên địi hỏi những người có thẩm quyên của VKS khi ra văn bản phải xuất phát từ việc đánh giá khách quan các tình tiết của vụ án, đồng thời phải đảm bảo hình thức văn bản và tuân thủ nghiêm ngặt trình tự, thủ tục ban hành theo quy định của BLTTHS.

- Giai đoạn thứ tư, tổ chức thực hiện văn bản APDL: Là giai đoạn

ći cùng của q trình APDL. Văn bản APDL của VKS là các loại quyết định cá biệt, có đới tượng xác định, có giá trị bắt buộc CQĐT phải tổ chức thực hiện (các văn bản APDL ở giai đoạn điêu tra chủ yếu do CQĐT thực hiện); trong những trường hợp là căn cứ để chấm dứt hoạt động tố tụng đối với vụ án, bị can (đới với qút định đình chỉ vụ án, bị can); là căn cứ để Tịa án đưa vụ án ra xét xử (đới với cáo trạng).... Thông thường, VKS không trực tiếp tổ chức thi hành mà thông qua các hoạt động kiểm tra, giám sát việc tổ chức thi hành của CQĐT và các cơ quan khác. Bởi vậy, VKS cần tăng cường

kiểm tra, đôn đốc đảm bảo cho văn bản APDL được thực hiện nghiêm chỉnh và thống nhất.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ án hình sự của viện kiểm sát nhân dân tỉnh hưng yên (Trang 27 - 30)