Những bài học rút ra từ kinh nghiệm của Nghệ An

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh phông sa lỳ cộng hòa dân chủ nhân dân lào -Luận văn thạc sĩ (Trang 25 - 30)

Một là, nhận thức đầy đủ và vận dụng sáng tạo, đồng bộ chủ trương, chính sách của Đảng vào thực tiễn địa phương.

Trước hết phải quán triệt sâu rộng các Nghị quyết, chỉ thị của Trung ương và các cấp đến tận các tầng lớp nhân dân. Trên cơ sở tinh thần, nội dung nghị quyết phải được các cấp chính quyền cụ thể hóa bằng các đề án, kế hoạch phù hợp với tình hình của từng địa phương, đơn vị, tổ chức triển khai

thực hiện một cách quyết liệt và phải làm tốt công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết đánh giá đúc rút kinh nghiệm kịp thời.

Phải cần có hệ thống chính sách, giải pháp đồng bộ, chính sách kinh tế là công cụ, là phương tiện không thể thiếu được của nhà nước điều hành nền kinh tế. Thơng qua những chính sách kinh tế cụ thể sẽ truyền các tác động quản lý kinh tế của nhà nước đến các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Chính sách kinh tế là cách thức, biện pháp để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, kế hoạch và chiến lược phát triển kinh tế đề ra. Đảng và Nhà nước có rất nhiều chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, tuy nhiên trong quá trình tổ chức thực hiện địa phương phải căn cứ vào tình hình thực tế của mình để vận dụng một cách sáng tạo khơng rập khn, bình qn chủ nghĩa, chia đều mang tính phong trào dẫn đến hiệu quả tác dụng thấp.

Hai là, coi trọng công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch.

Công tác quy hoạch là hết sức quan trọng, là nhiệm vụ hàng đầu cho việc tổ chức thực hiện. Kinh tế nông nghiệp, nơng thơn muốn phát triển nhanh chóng theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa chỉ có thể thực hiện khi cơ cấu kinh tế đó phù hợp với điều kiện và khả năng thực tế của địa phương. Vì vậy cơng việc xây dựng quy hoạch phải khoa học, chính xác và dựa trên thực tế, tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, từng vùng, không rập khuôn áp đặt. Trong xây dựng quy hoạch cần tránh chất lượng hạn chế, thiếu tính chiến lược và giải pháp khơng có tính khả thi, đồng thời tổ chức thực hiện đúng quy hoạch và tăng cường quản lý chặt chẽ quy hoạch đã phê duyệt. Bài học được rút ra từ tỉnh Nghệ An, ngay sau khi hồ bình thống nhất đất nước (1976) được sự giúp đỡ của các chuyên gia Cộng hoà dân chủ Đức, tỉnh Nghệ An tập trung xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển thành phố Vinh, từ đó đến nay hơn 35 năm bản quy hoạch khơng lạc hậu, mang tính khả thi cao. Cùng với việc tổ chức thực hiện theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh hàng năm và 5 năm được xác định, kinh tế thành phố Vinh nói riêng và Nghệ

An nói chung đang có những bước phát triển mạnh mẽ nhằm sớm đạt thành phố loại I trực thuộc Trung ương và là trung tâm phát triển kinh tế - xã hội của vùng Bắc Trung Bộ.

Ba là, phát huy lợi thế so sánh, phát triển tồn diện nơng nghiệp, nơng thơn.

Quá trình phát triển kinh tế phải triệt để phát huy lợi thế của địa phương mình, nhất là về vị trí địa lý, mơi trường đầu tư, nguồn lực, đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu lao động, thúc đẩy nhanh q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp, nơng thôn. Đặc biệt khai thác những lợi thế so sánh trong nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, nhằm tạo ra những ưu thế cạnh tranh vừa phát huy, tận dụng khả năng nguồn nhân lực vừa có những sản phẩm hàng hóa riêng, đặc trưng đáp ứng yêu cầu thị trường trong và ngoài nước. Trong thực hiện rất coi trọng giá trị và hiệu quả kinh tế, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của các bộ, ngành trung ương, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, nhưng cũng phải biết phát huy nội lực của mình, tạo được sự đồng thuận trong nhân dân thì mọi việc mới đi đến thành cơng.

Bốn là, bài học về khôi phục và phát triển công nghiệp, thủ công nghiệp nông thôn, các làng nghề truyền thống.

Nhân rộng, phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp trong nông thôn là một trong những hướng đi phát triển nhanh kinh tế nông thôn, tạo khâu đột phá nhằm tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho cư dân nông thôn. Trong những năm đổi mới tỉnh đã có nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách để khơi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, tạo môi trường thuận lợi cho các địa phương, cơ sở sản xuất, hộ làm ngành nghề có điều kiện về mơi trường sản xuất kinh doanh. Quy hoạch và đầu tư xây dựng hạ tầng cho các làng nghề, có chính sách hỗ trợ mạnh các doanh nghiệp nông thôn khi thành lập doanh nghiệp như hỗ trợ bằng tiền, tạo điều kiện về cho thuê mặt bằng, xây dựng bảo vệ mẫu mã, thương hiệu đối với các hộ, doanh nghiệp sản xuất.

Năm là, coi trọng việc bồi dưỡng, phát triển nguồn lực con người.

Vận dụng bài học phát triển và sử dụng nguồn lực con người phục vụ có hiệu quả phát triển nơng nghiệp, nơng thơn trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Ngày nay bước vào thời đại kinh tế tri thức, thời đại cách mạng khoa học - kỹ thuật và cơng nghệ, q trình phát triển kinh tế mà lại thiếu nhân tố nguồn lực con người tương xứng, thiếu những nhà khoa học, chuyên gia kỹ thuật, quản lý giỏi, lực lượng lao động có tay nghề chun mơn kỹ thuật. Như vậy, nói tới nguồn lực con người ở đây khơng chỉ là vấn đề số lượng mà tương ứng với nó là vấn đề chất lượng dựa vào khả năng chuyên mơn của lực lượng lao động. Vì vậy, vấn đề đặt ra là bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo nhân lực để họ có kiến thức, có khả năng nắm vững và vận dụng khoa học kỹ thuật, làm chủ được cơng nghệ tiên tiến và trình độ quản lý kinh doanh đủ sức nắm bắt nhu cầu thị trường, tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường. Cần coi trọng giáo dục - đào tạo, tập huấn, hướng dẫn nguồn nhân lực bằng các hình thức và nội dung phù hợp từ giáo dục phổ thông đến giáo dục chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học, đào tạo nghề, đa dạng hóa các hình thức đào tạo (chú ý đào tạo trong doanh nghiệp gắn với kỹ năng nghề nghiệp cụ thể, đào tạo có địa chỉ phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động ở địa phương). Chú ý đào tạo nghề cho lớp thanh niên nông thôn. Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục - đào tạo, mở rộng quy mơ gắn với nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo với nhu cầu thị trường lao động. Chú trọng đào tạo nghề, tạo việc làm cho nông dân và cho lao động nông thôn, nhất là các vùng chuyển đổi ruộng đất sang để xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển cơ sở phi nông nghiệp, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn.

Sáu là, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước, phải dựa vào sức dân để thực hiện nhiệm vụ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Hiện nay nền kinh tế của nước Lào

nói chung và của mỗi địa phương nói riêng đang ở trình độ phát triển thấp kém, vì vậy vốn đầu tư cho phát triển từ ngân sách nhà nước rất hạn hẹp. Trong điều kiện đó nhiều tỉnh đã giải quyết khó khăn bằng cách khơi dậy phong trào quần chúng rộng rãi để huy động sức người, sức của cho phát triển, nhất là trong xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn. Tỉnh Nghệ An rất quan tâm chỉ đạo phong trào làm đường giao thông nông thôn, nhờ vào phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm" trong đó dân là chính, nhà nước hỗ trợ một phần. Các địa phương đã có những nghị quyết, quy định, chính sách để thực hiện như: quy định hỗ trợ khuyến khích các địa phương xây dựng đường giao thơng nơng thơn, trường học, trạm y tế, cứng hóa kênh mương từ đấu giá cấp quyền sử dụng đất, hỗ trợ xi măng. Nhờ vào những biện pháp đó đã huy động hàng trăm tỷ đồng cho đầu tư phát triển hạ tầng, trong đó dân đóng góp trên 70% và hàng triệu ngày công, nổi bật là phong trào làm đường giao thông nơng thơn, kênh mương nội đồng, kiên cố hóa trường lớp học. Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thơn là sự nghiệp của tồn dân mà trước hết là của nơng dân, vì vậy việc huy động sức dân là việc làm đúng đắn, có tính xã hội hóa cao. Với ý nghĩa của việc làm đó, các địa phương và nhân dân mới phát huy cao độ nội lực, xây dựng cơ sở vật chất mà chính họ là người chủ sử dụng, tránh tư tưởng trơng chờ, ỷ lại vào nguồn tài chính của nhà nước, như vậy mới phát triển bền vững.

Chương 2

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh phông sa lỳ cộng hòa dân chủ nhân dân lào -Luận văn thạc sĩ (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w