Trong hơn 20 năm đổi mới, kinh tế nông nghiệp, nơng thơn ở tỉnh Phơng Sa Lỳ đã có bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, với những kết quả đạt được đó là:
Một là: Cùng với sự phát triển nền nơng nghiệp tồn diện, vững chắc,
các lợi thế so sánh trong vùng đã được khai thác, các ngành kinh tế mũi nhọn với tỷ suất hàng hóa cao đã được tập trung đầu tư và phát triển, đã hình thành những vùng cây cơng nghiệp, cây ăn quả hàng hóa trên địa bàn. Trong đó một số hàng hóa tăng nhanh và có tỷ suất hàng hóa cao như: cao su đạt 85%, cà phê 75%, chè 95%, cam quýt hơn 65%, lạc 60%, mía 75%. Đáng chú ý là đã giải quyết vấn đề lương thực, đảm bảo an tồn lương thực khơng phải bằng cách sản xuất lương thực bằng mọi giá, mà bằng cách sản xuất các loại cây, con hàng hóa khác.
Hai là: Q trình phát triển kinh tế nơng nghiệp, nông thôn của tỉnh
Phông Sa Lỳ đã tạo điều kiện phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Mặt khác, với sự phát triển của các thành phần kinh tế đã góp phần phát triển nền kinh tế hàng hóa. Nhiều hộ nông dân, nông lâm trường viên đã vượt qua tình trạng sản xuất tự cung tự cấp trở thành các chủ trang trại kinh tế sản xuất hàng hóa. Các mơ hình kinh tế phát triển nơng nghiệp, cơng nghiệp, dịch vụ đã được xây dựng có tác dụng kích thích, lơi cuốn nhân dân trong vùng, kể cả đồng bào dân tộc thiểu số phát triển sản xuất sản phẩm hàng hóa, vươn lên làm giàu chính đáng.
Ba là: Q trình phát triển kinh tế nơng nghiệp, nơng thôn của tỉnh
của các huyện là cơ bản, nhưng việc huy động nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài là yếu tố hết sức quan trọng. Vai trị của các cơ sở cơng nghiệp chế biến, các nông - lâm trường quốc doanh là nhân tố quan trọng thúc đẩy nền kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp tiến lên nền kinh tế hàng hóa.
Bốn là: Kết quả của sự phát triển kinh tế nông nghiệp, nơng thơn theo
hướng sản xuất hàng hóa là đời sống nhân dân các dân tộc và bộ mặt nông thơn ở tỉnh có nhiều thay đổi, nạn đói từng bước được đẩy lùi, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, số hộ giàu tăng lên, số hộ nghèo đói giảm xuống. Các cơ sở hạ tầng kinh tế, văn hóa, xã hội có bước phát triển mới, giao lưu kinh tế văn hóa - xã hội giữa miền ngược và miền xuôi, giữa nông thôn và thành thị ngày càng được mở rộng.
Những thành tựu to lớn của sự phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Phông Sa Lỳ khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, từ chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương, Nghị quyết 10 Bộ chính trị đến các nghị quyết Đại hội VII, VIII, IX, của Đảng, các chủ trương về phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Phông Sa Lỳ và dân tộc, được cụ thể hóa thành các Nghị quyết, chủ trương chính sách và biện pháp của cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến huyện và cơ sở. Đây cũng thể hiện sự nỗ lực cố gắng của bà con các dân tộc ở tỉnh Phơng Sa Lỳ trong sự nghiệp xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu, xây dựng đời sống mới.