Phương hướng mục tiêu

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh phông sa lỳ cộng hòa dân chủ nhân dân lào -Luận văn thạc sĩ (Trang 63 - 75)

Chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế trên cơ sở có quy hoạch định hướng phù hợp với điều kiện, đặc điểm từng vùng, từng ngành mới khai thác có hiệu quả tiềm năng lợi thế của địa phương.

Đối với ngành nông nghiệp tập trung nỗ lực tạo bước chuyển biến mới trong sản xuất nông nghiệp, hướng tới xây dựng một nền nơng nghiệp hàng hóa, đa dạng, phát triển nhanh và bền vững với năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh. Chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi so với trồng trọt và tỷ trọng công nghiệp, rau, hoa quả so với cây lương thực, đồng thời tăng tỷ trọng hàng thủy sản trong cơ cấu nơng nghiệp hàng hóa. Tiếp tục khuyến khích chuyển đổi, tích tụ ruộng đất, phát triển mạnh kinh tế trang trại, gia trại và các mơ hình sản xuất tổng hợp. Đẩy mạnh cơ giới hóa, phấn đấu đến năm 2015 nơng dân ở tỉnh căn bản hồn thành việc đưa các loại

máy móc phù hợp vào các khâu làm đất, tưới tiêu, thu hoạch, vận chuyển trong sản xuất. Tổ chức tốt các dịch vụ nông nghiệp và tiếp nhận, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, nhất là các loại giống lúa, giống cây, giống con có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Xây dựng các vùng quy hoạch sản xuất lúa chất lượng, năng suất cao có lợi thế cạnh tranh để làm hàng xây dựng, nâng cấp hoàn chỉnh hệ thống các hồ đập, trạm bơm và kênh mương, khai thác tối đa lợi thế rau ngọt hóa. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng nơng - lâm, thủy sản bình quân đạt trên 4 - 6%/năm, giá trị sản xuất đạt 65 - 70 triệu kíp/ha, đảm bảo an ninh lương thực và đẩy mạnh sản xuất nông - lâm, thủy sản theo hướng hàng hóa [26, tr.19].

Đối với ngành CN-TTCN: Đẩy nhanh tốc độ đột phá về phát triển công nghiệp nông thôn dựa trên xúc tiến đầu tư mạnh mẽ vào khu công nghiệp hạ vùng để trở thành hạt nhân thu hút cơng nghiệp bên ngồi vào đầu tư trên địa bản. Đồng thời khôi phục các làng nghề truyền thống, trên cơ sở đó từng bước đẩy mạnh phát triển các cụm, khu cơng nghiệp làng nghề góp phần tạo việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động khu vực nông thôn. Chú trọng đến các ngành công nghiệp cơ khí, cơng nghiệp chế biến nơng sản, thực phẩm trong nơng thôn. Ngành xây dựng và CN - TTCN phải trở thành ngành mũi nhọn của huyện. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân khoảng 16 - 18%/năm giai đoạn 2010 - 2015.

Đối với ngành thương mại - dịch vụ: Tiếp tục khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động thương mại, mở rộng địa bàn và các ngành nghề kinh doanh, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, thực sự trở thành nhân tố tham gia vào quá trình sản xuất. Phát triển đồng bộ hệ thống thương mại trong huyện. Tổ chức xây dựng các hình thức dịch vụ thương mại tiên tiến phù hợp với điều kiện địa phương. Tăng cường hợp tác với các huyện trong và ngoài tỉnh về hoạt động du lịch tạo ra mạng lưới sản phẩm du lịch nối liền giữa các vùng. Kết hợp du lịch với sự phát triển văn hóa, kêu gọi

đầu tư, hình thành những điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài tỉnh. Gắn việc bảo vệ, tơn tạo di tích lịch sử văn hóa với việc khai thác du lịch. Phấn đấu đưa ngành du lịch huyện trở thành một ngành kinh tế quan trọng, đóng góp vào sự phát triển Kinh tế - Xã hội chung của huyện.

Phấn đấu đến năm 2015, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn đạt trên 2.000 tỷ Kíp, trong đó cơ cấu nơng nghiệp 26%. Cơng nghiệp - TTCN 36%, thương mại - dịch vụ 38%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm trên 15%, nông nghiệp tăng 4 - 5%, Công nghiệp - TTCN tăng 16 - 18%, thương mại - dịch vụ tăng 18-20% [9, tr.17]. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, cơ cấu sản phẩm phải trên cơ sở lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm đầu, làm thước đo cho sự tăng trưởng cao và bền vững. Đảm bảo tốt mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, gắn tăng trưởng và phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Phông Sa Lỳ với phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn cả tỉnh theo hướng CNH, HĐH, xây dựng nơng thơn mới giàu đẹp, văn minh.

* Bố trí sản xuất và chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn

Phát triển kinh tế nhiều thành phần là một chủ trương, chiến lược lâu dài của Đảng và Nhà nước Lào trong thời kỳ quá độ đi lên Chủ nghĩa xã hội. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Lảo là nền kinh tế được cấu thành từ nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế. Qua thực tế vai trò của chủ thể tham gia phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn ở tỉnh Phông Sa Lỳ phương hướng phát triển kinh tế nhiều thành phần trong giai đoạn tới như sau:

Phát triển kinh tế Nhà nước: Trên cơ sở đổi mới, nâng cao sức cạnh

tranh và hiệu quả để thực hiện tốt vai trị chủ đạo trong nền kinh tế và góp phần quyết định đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cần tiếp tục sắp xếp và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước (bao gồm doanh nghiệp nhà nước nắm 100% vốn và cổ phần chi phối). Hệ thống doanh nghiệp nhà nước

trong nông nghiệp bao gồm các trạm sản xuất giống, cây con, các cơng ty khai thác cơng trình thủy nông. Không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa.

Chuyển các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh sang thực sự kinh doanh theo kinh tế thị trường, tự chủ tự chịu trách nhiệm, cạnh tranh và hợp tác với các thành phần kinh tế khác. Cần có sự thay đổi căn bản cơ chế hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước hoạt động cơng ích để đảm bảo vừa phục vụ thiết thực và có hiệu quả q trình phát triển nơng nghiệp, nông thôn vừa quan tâm đến hiểu quả hoạt động.

Phát triển kinh tế tập thể: Kinh tế tập thể phát triển bền vững và có

hiệu quả sẽ có tác dụng củng cố vai trị nền tảng của kinh tế cơng hữu và góp phần làm cho nền tảng này ngày càng vững chắc. Và lẽ đó, cần có cơ chế, chính sách khuyến khích và thúc đẩy sự phát triển bền vững của kinh tế tập thể với thực thể cấu thành chủ yếu là các hợp tác xã cổ phần, có sự tham gia của cả pháp nhân và chủ thể (người góp vốn và người góp sức lao động) dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể (vốn không chia), không giới hạn ngành nghề, địa bàn và lĩnh vực, chủ yếu là quy mô nhỏ và vừa, liên kết rộng rãi với nhiều hình thức sở hữu khác nhau trên nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi và quản lý dân chủ, thực hiện phân phối theo lao động, theo vốn góp và theo mức độ tham gia hoạt động dịch vụ, tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Phải coi trọng thực chất và hiệu quả kinh tế, lấy việc thu hút nhiều lao động, xóa đói, giảm nghèo và từng bước làm giàu cho xã viên và người lao động, coi trọng lợi ích cá nhân và tôn trọng lợi ích tập thể, lợi ích nhà nước làm mục đích hoạt động của các hợp tác xã kiểu mới. Tôn trọng, tạo điều kiện cho hộ gia đình, các thể, tiểu chủ (kể cả chủ trang trại) phát huy tối đa tính độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, năng động sáng tạo trong cơ chế thị trường và hợp tác xã chỉ đảm nhận những công việc mà từng chủ thể riêng lẻ không làm được hoặc làm khơng có hiệu quả. Củng cố và phát triển mạnh các hợp tác xã

dịch vụ nông nghiệp cho kinh tế hộ, từ đó tạo mối quan hệ gắn bó giữa hợp tác xã nơng nghiệp với hộ nơng dân và các thành phần kinh tế khác. Củng cố và phát triển nhiều mơ hình hợp tác xã dịch vụ nơng nghiệp, hợp tác xã đa chức năng, hợp tác xã kinh doanh tổng hợp, hợp tác xã chuyên ngành.

Hoàn thiện cơ chế quản lý, nội dung và phương thức hoạt động của các hợp tác xã. Cần tập trung đổi mới phương thức huy động vốn, đa dạng hình thức sở hữu, hồn thiện mối quan hệ phân phối thu nhập trong hợp tác xã.

Phát triển kinh tế cá thể và tiểu chủ: Đảm bảo quyền tự chủ của kinh tế

hộ, nhưng phương thức tổ chức sản xuất cần được đổi mới phù hợp với yêu cầu sản xuất hàng hóa với quy mơ lớn, khắc phục tình trạng phân tán, nhỏ lẻ, tự cung, tự cấp, manh mún. Tiếp tục thực hiện chủ trương “dồn điền, đổi thửa”, tích tụ rộng đất với sự chỉ đạo thống nhất giữa các cấp, các ngành.

Hỗ trợ nơng dân giải quyết khó khăn về vốn, kỹ thuật và kiến thức hoạt động kinh tế. Khuyến khích các hộ liên kết với nhau và liên kết với các chủ thể kinh tế khác dưới những hình thức thích hợp để hỗ trợ nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Tiếp tục đẩy mạnh kinh tế trang trại, nâng cao năng lực sản xuất hiện đại, vốn ban đầu, phương hướng sản xuất để phát triển thêm nhiều trang trại về nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi lợn, gia cầm.

Phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp trong nơng thơn, để góp phần giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn hiện nay khơng thể khơng phát triển các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn nơng thơn. Doanh nghiệp ở nơng thơn có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Sản phẩm của các doanh nghiệp là cây trồng, vật nuôi, sản phẩm và vật dụng tiêu dùng phục vụ cho đời sống dân sinh nông thôn. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập doanh nghiệp, nới lỏng quy định về điều kiện kinh doanh, mở rộng tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp, tránh những can thiệp khơng đáng có của các cấp lãnh đạo vào công việc của doanh nghiệp. Tạo mơi trường kinh doanh bình

đẳng, thơng thống hơn nữa cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng và khu vực kinh tế tư nhân nói chung phải được coi là nhiệm vụ lâu dài để đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

* Phát triển ngành nơng nghiệp, nơng thơn

Nước Lào nói chung, tỉnh Phơng Sa Lỳ nói riêng trong q trình phát triển kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đã phải đối đầu với nguy cơ về mơi trường, tạo ra nền nông nghiệp sinh thái bền vững bằng những giải pháp đồng bộ.

Cùng với sự phát triển kinh tế, môi trường sinh thái ở nông thôn đang bị ô nhiệm và mất cân bằng, kể cả rừng, đất đai, nguồn nước, bầu khí quyển. Sự suy thái về mơi trường sẽ khơng chỉ ảnh hưởng đến phát triển một nền nông nghiệp sinh thái bền vững, mà còn gây thiệt hại lớn cho nhiều vùng sản xuất nơng - lâm, ngư nghiệp. Do đó đi đơi với tập trung phát triển nơng nghiệp, nông thôn cần chú trọng các mặt sau:

- Việc tuyển chọn và ứng dụng rộng rãi các giống mới cần đi đơi với bảo vệ tính đa dạng sinh học ở các sinh thái, bảo vệ và phục tráng các giống truyền thống, nguồn gen quý. Quy hoạch và tổ chức có hiệu quả vùng sản xuất rau sạch, các vùng sản xuất lúa sạch, chất lượng cao. Ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu khoa học - công nghệ vào sản xuất nông thôn, tăng cường sử dụng phân vi sinh, công nghệ đột biến gen làm tăng năng suất, chất lượng cây trồng, các loại giống kháng bệnh cao, hạn chế tối đa dùng thuốc hóa học.

- Tăng cường công tác trồng, bảo vệ rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, tăng độ che phủ của rừng đạt 80% vào năm 2015: Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật gắn với quy hoạch thoát lũ, sống chung với lũ, hạn chế tối đa hậu quả do thiên tai gây ra.

- Đẩy mạnh thâm canh trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, tăng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích nhưng cần gắn với bảo vệ mơi trường,

chống ơ nhiễm đất, nước, khơng khí, tránh sự khai thác ồ ạt làm kiệt quệ tài nguyên thiên nhiên. Khai thác tài nguyên đất gắn với cải tạo đất, luân canh tăng vụ phải gắn với chuyển đổi cây trồng giữa cây lúa và cây màu, cây công nghiệp để bổ sung dinh dưỡng cho đất. Phát triển trang trại chăn nuôi theo hướng quy mô tập trung và cách xa các khu dân cư.

- Đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ cho khu công nghiệp, cụm công nghiệp và làng nghề tập trung, trong đó chú trọng quan tâm cơng nghệ xử lý nước thải, khí thải. Kêu gọi thu hút đầu tư, nhưng cần phải lựa chọn và khuyến khích các nhà đầu tư thực hiện dự án dụng dây chuyền công nghệ sản xuất tiên tiến.

- Khai thác vật liệu xây dựng phải dựa trên nguyên tắc tuân thủ quy hoạch, tiết kiệm và hiệu quả. Các mỏ vật liệu khai thác đến đâu, phải sử dụng hết nguồn tài nguyên ở đó, tránh khai thác dàn trải, bừa bãi, lãng phí. Sau khi khai thác xong phải làm tốt cơng tác tái tạo đất, hồn trả lại mặt bằng và trồng cây xanh trên các khu vực vừa khai thác.

- Sản phẩm của nông nghiệp không chỉ là những sản phẩm của cây trồng, vật nuôi với chủng loại phong phú hơn, chất lượng hơn, đẹp hơn mà cịn là cả mơi trường sinh thái phát triển hài hịa, tạo cơ sở tự nhiên cho nơng nghiệp phát triển ổn định, lâu dài, đem lại sự trong sạch, tươi mát, dễ chịu cho con người; mặt khác, nó cịn góp phần tái tạo lại một phần tự nhiên, đảm bảo sự yên lành của môi trương và nguồn lực tự nhiên quan trọng cho cac thế hệ tương lai.

* Phát triển công nghiệp, tiêu thủ cơng nghiệp

Nhằm tăng sản phẩm hàng hóa, tăng thu nhập giải quyết việc làm cho con người lao động, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.

Công nghiệp nông thôn là một nghành kinh tế quan trọng của kinh tế nơng thơn ở Phơng Sa Lỳ nhưng nó vừa là một bộ phận của kinh tế cơng

nghiệp tỉnh nhà. Vì vậy, phát triển công nghiệp nông thôn phải vừa phục vụ cho sự phát triển kinh tế công nghiệp trong vùng, nhưng phải nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp cũng như kinh tế xã hội chung của cả tỉnh Phơng Sa Lỳ. Với quan điểm đó, trong thời gian tới công nghiệp nông thôn ở tỉnh cần tập trung phát triển các ngành nghề như cơng nghiệp mía đường, cơng nghiệp chế biến chè, chế biến cà phê, cao su … Tập trung xây dựng, đổi mới các dây chuyền công nghiệp các cơ sở chế biến hiện nay.

- Chế biến hoa quả, nhà máy chế biến hoa quả, xây dựng đã lâu nhưng công nghệ lạc hậu. Trong thời gian tới cần đổi mới dây chuyền công nghiệp hiện đại và tổ chức lại sản xuất của cơ sơ này.

- Chế biến gỗ khuyến khích mở rộng các cơ sở sản xuất sản phẩm mộc cao cấp, mộc dân dụng, phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Đầu tư xây dựng 1 - 2 cơ sở chế biến gỗ ván ép, để tận dụng các loại gỗ Cành ngọn, gỗ tạp, với dây chuyền công nghệ hiện đại.

* Củng cố và phát triển các ngành dịch vụ hiện có, tiếp tục phát triển loại hình dịch vụ mới

Trước hết tập trung mạnh các nghành dịch vụ có lợi thế, có thị trường tiêu thụ, để tạo việc làm cho người lao động, tăng thu nhập và nâng cao đời sống dân cư như : dịch vụ, thương mại cung cấp vật tư, hàng hóa phục vụ đời sống, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa phục vụ đời sống, tiêu thụ

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh phông sa lỳ cộng hòa dân chủ nhân dân lào -Luận văn thạc sĩ (Trang 63 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w