Công nghiệp nơng thơn đã có bước phát triển khá, khai thác

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh phông sa lỳ cộng hòa dân chủ nhân dân lào -Luận văn thạc sĩ (Trang 43 - 45)

được lợi thế so sánh, tiềm năng trong vùng và các sản phẩm của nông - lâm nghiệp, sản xuất nhiều sản phẩm hàng hóa, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân, nhưng phát triển chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có. Tập trung vào một số ngành chủ yếu là: chế biến nông - lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng. Công nghiệp chế biến nông - lâm sản là ngành công nghiệp mũi nhọn của công nghiệp nông thơn ở tỉnh Phơng Sa Lỳ. Trước hết, đó là cơng nghiệp mía đường. Trước đây, tồn vùng chỉ có nhà máy đường, với công nghệ lạc hậu. Trong thời gian qua được sự đầu tư của tỉnh Phông Sa Lỳ, đã nâng công suất của nhà máy, sử dụng dây chuyền công nghệ hiện đại, đây

thực sự là những cơ sở cơng nghiệp có tác dụng hết sức quan trọng trong việc chuyển nền nông nghiệp của tỉnh Phông Sa Lỳ trở thành kinh tế hàng hóa.

Các cơ sở chế biến lâm sản, nhất là sản xuất hàng mộc dân dụng, mộc cao cấp cũng được phát triển rộng khắp các huyện. Sản phẩm hàng hóa của nó khơng những đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong vùng, mà còn cung cấp cho các huyện trong tỉnh Phông Sa Lỳ và các địa phương khác, góp phần tăng thu nhập, giải quyết việc làm, hạn chế việc chuyển lâm sản thô ra khỏi địa bàn. Giá trị sản xuất công nghiệp chế biến từ 2007 - 2010 đã tăng 6,2 lần. Ngoài ra, các cơ sở làm bánh bán, xay xát gạo… cũng được phát triển rộng khắp, đáp ứng thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.

Công nghiệp khai thác, chế biến vật liệu xây dựng phát triển mạnh mẽ. Trong những năm qua, đã đầu tư xây dựng 2 nhà máy xi măng ở Văng Viêng mỗi nhà máy công suất 5,8 vạn tấn/năm. Đến nay xi măng Văng Viêng đảm bảo chất lượng, đáp ứng được nhu cầu xây dựng cơ bản trong vùng. Đặc biệt, những năm gần đây, sản phẩm đá hoa cương ở huyện Bun Nừa được phát hiện, khai thác và chế biến. Hàng năm, ở đây khai thác vật liệu xây dựng đá, cát, sỏi, khai thác chất phụ gia xi măng cũng được phát triển mạnh mẽ ở các huyện. Sản phẩm ngói cửa rất được người tiêu dùng trong tỉnh Phông Sa Lỳ.

Công nghiệp khai thác mỏ đã được đầu tư đúng mức và khai thác. Mỏ thiếc ở Nhọt U đầu tư xây dựng và đi vào khai thác. Nhưng do vậy chuyền tuyển quặng lạc hậu, kém hiệu quả nên đến nay đã thay đổi cho phù hợp. Hiện nay, chủ yếu ở đây sử dụng các dây chuyền khai thác thiếc nhỏ, bán thủ công. Vài năm gần đây, tỉnh có chủ trương cho nhân dân khai thác các mỏ nhỏ ở những nơi công nghiệp lớn khơng khai thác được, đã có hơn chục cơ sở được nhân dân đầu tư khai thác.

Tuy nhiên, nhìn chung cơng nghiệp nơng thơn ở tỉnh Phơng Sa Lỳ cịn nhỏ bé, chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có và đá ứng được yêu cầu phát triển của sản xuất nông - lâm nghiệp. Năm 2007, giá trị sản xuất công nghiệp

địa phương trên địa bàn huyện ở tỉnh Phông Sa Lỳ mới đạt 19.435 triệu kíp chiếm 15.37% tổng giá trị sản xuất, 18,35% công nghiệp của tỉnh Phông Sa Lỳ. Cơng nghiệp mía đường mới hình thành, đang từng bước xây dựng vùng nguyên liệu. Hiện nay, ở đây chưa có cơ sở chế biến hoa quả, chế biến thịt.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh phông sa lỳ cộng hòa dân chủ nhân dân lào -Luận văn thạc sĩ (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w