Quan điểm chung về phát triển kinh tế nông nghiệp,nông thôn

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh phông sa lỳ cộng hòa dân chủ nhân dân lào -Luận văn thạc sĩ (Trang 61 - 63)

Xuất phát từ các đặc điểm, điều kiện nông nghiệp, nông thôn nước Lào, từ mục tiêu xây dựng đất nước đưa nông nghiệp, nông thôn phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước Lào đã chủ trương tiếp tục đổi mới phát triển nông nghiệp, nông thôn theo các điểm sau:

Một là, đặt sự phát triển nông nghiệp, nông thôn và kinh tế nông thôn

theo hướng sản xuất hàng hóa trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, coi là nhiệm vụ chiến lược có tầm quan trọng hàng đầu.

Phát triển nông nghiệp, nông thôn là một bộ phận trong quá trình (CNH, HĐH). Theo đó đổi mới cơ cấu kinh tế nơng thơn gắn liền và phù hợp chuyển đổi cơ cấu kinh tế quốc dân. Đặt kinh tế vùng nông thôn trong mối quan hệ nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ của nền kinh tế thị trường thống nhất, điều đó trong chính sách của Nhà nước đối với nơng nghiệp, phải chú ý đến vấn đề khoa học - kỹ thuật, cơng nghệ và các chính sách khuyến khích nơng nghiệp phát triển.

Hai là, thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển kinh tế

nhiều thành phần trong nông nghiệp và kinh tế nơng thơn theo hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó chú trọng đổi mới kinh tế Nhà nước và hợp tác xã làm cho hai thành phần kinh tế này phát triển có hiệu quả, từng bước vươn lên làm nền tảng cho nền kinh tế quốc dân, tạo điều kiện để củng cố vững chắc khối liên minh cơng - nơng - trí thức.

Thực chất của quan điểm này là Đảng ta khẳng định trước sau như một kiên trì và nhất quán thực hiện chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần. Vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước tạo mơi trường thuận lợi khuyến khích mọi người dân, một thành phần kinh tế phát huy cao độ nguồn lực và tài sáng tạo. Ra sức phát triển sản xuất kinh doanh và lợi ích của mình và của xã hội. Trong nơng nghiệp, vai trị nền tảng của kinh tế nhà nước và hợp tác xã là chủ động điều chỉnh thị trường nông thôn để huy động tối đa tiềm năng kinh tế của xã hội, họ cả thể, họ tư nhân, kinh tế hợp tác liên doanh với nước ngoài, như vậy, kinh tế quốc doanh phải là động lực tạo ra và khuyến khích cạnh tranh đối với các thành phần kinh tế khác, đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thơn.

Ba là, trong khi mở rộng sản xuất thì đồng thời phải mở rộng thị trường

tiêu thụ, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ mới, nhất là công nghệ sinh học, để nâng cao năng suất, tăng chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng sức cạnh tranh trên thị trường nội địa, đẩy mạnh xuất khẩu, thay thế nhập khẩu những mặt hàng trong nước sản xuất và hiệu quả, có chính sách khuyến khích và bảo hộ hợp lý sản xuất nông thôn trong nước.

Theo quan điểm này cần nhận rõ một số điểm sau:

- Phát triển nông nghiệp và kinh tế nơng thơn theo hướng sản xuất hàng hóa, vấn đề thị trường trở nên quan trọng có tính quyết định. Sản xuất nơng nghiệp là để bám sản xuất gắn với thị trường. Yếu tố để phát triển sản xuất là mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của kinh tế nông thôn. Mở rộng thị trường, cả trong nước và ngoài nước. Trong nước phải tăng sức mua xã hội, ngoài nước phải nâng cao sức cạnh tranh, tìm kiếm điểm mạnh của hàng hóa nơng sản ở tỉnh trong cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Nhà nước có chính sách đúng đắn hợp lý để kích thích xuất khẩu bảo hộ sản xuất trong

nước: tạo điều kiện mở rộng xác hoạt động dịch vụ tìm kiếm thị trường mới: dự báo thị trường.

Bốn là, gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội, nâng cao

dân trí, đào tạo nhân tài: bảo vệ và phát triển tài nguyên, cải thiện môi trường sinh thái, xây dựng nông thôn mới. Đổi mới kinh tế đi đơi với đổi mới hệ thống chính trị trong nông thôn.

Quan điểm này chỉ rõ nội dung phát triển nông thôn và bước đi của đổi mới.

- Song song với phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng an ninh, phải chăm lo ngay từ đầu xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội như giáo dục, y tế, dân số kế hoạch hóa gia đình, phúc lợi cơng cộng, bảo hiểm xã hội.

- Xây dựng cơ sở vật chất phải đi đơi với phát triển văn hóa, tạo nền tảng tinh thần vững chắc của dân tộc, của chế độ. Tăng trưởng kinh tế nhằm củng cố và lành mạnh hóa quan hệ giữa con người với con người, tốt đẹp hơn quan hệ giữa con người với tư nhân.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh phông sa lỳ cộng hòa dân chủ nhân dân lào -Luận văn thạc sĩ (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w