Quyhoạch tổng thể về điều kiện phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Phông Sa Lỳ

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh phông sa lỳ cộng hòa dân chủ nhân dân lào -Luận văn thạc sĩ (Trang 75 - 80)

tỉnh Phông Sa Lỳ

Một cơ cấu kinh tế phát triển theo hướng CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn nhanh chóng chỉ có thể thực hiện khi cơ cấu kinh tế đó phù hợp với điều kiện và khả năng thực tế của địa phương; hơn nữa, một cơ cấu phát huy được vai trị khi nó xác định trên cơ sở có những số liệu chính xác về các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, nguồn nhân lực và thế mạnh của từng ngành, từng vùng.

Vì vậy, việc điều tra cơ bản, nắm vững nguồn lực và xây dựng quy hoạch tổng thể là giải pháp đầu tiên để xác định cơ cấu kinh tế hợp lý. Có điều tra cơ bản mới nắm bắt được điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, phân chia vùng kinh tế, hướng phát triển cây, con, ngành nghề trên từng vùng cho phù hợp với điều kiện hiện có nhằm khai thác thế mạnh của từng ngành, từng vùng, từng lĩnh vực… như vậy mới phát triển mạnh nền kinh tế theo hướng hàng hóa, đảm bảo nâng cao đời sống nhân dân và xây dựng nông thôn mới.

Để quy hoạch tổng thể chính xác, bố trí cơ cấu kinh tế hợp lý cần điều tra những đặc trưng của tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế - xã hội. Từ đó xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chương trình hành động của tỉnh để thực hiện mục tiêu Đại hội Đảng bộ lần thứ IX năm 2010 và những năm tiếp theo, tỉnh phải tập trung đẩy nhanh việc rà soát, điều chỉnh các quy hoạch đã phê duyệt đảm bảo phù hợp với yêu cầu mới. Tổ chức khảo sát, xây dựng các quy hoạch, các đề án trên các lĩnh vực để làm cơ sở cho việc điều hành, chỉ đạo, xây dựng các chương trình, dự án, kêu gọi đầu tư, huy động nguồn lực cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. Các quy hoạch phải đáp ứng cho nền sản xuất hàng hóa lớn, hiện đại, đáp ứng được nhu cầu của một

xã hội văn minh, giàu mạnh trong tương lai và phải đảm bảo theo một quy chuẩn, tiêu chí quy định. Việc quy hoạch cần được làm cụ thể, chi tiết, tiến hành cắm mốc chỉ giới để giám sát, tổ chức thực hiện có hiệu quả, đó là các quy hoạch cần thiết sau đây:

* Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015 định hướng đến năm 2020

Để khai thác có hiệu quả tiềm năng và sử dụng hiệu quả đất đai theo hướng phát triển và xây dựng nông thôn mới, trước hết tỉnh phải hoàn thành quy hoạch chung của tỉnh để phân định rõ từng vùng sản xuất và mục đích sử dụng. Phải cân đối được các mục tiêu phát triển hài hòa các lĩnh vực, đảm bảo cho cả hiện tại và tương lai, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội. Trong quyhoạch cần hạn chế tối đa việc chuyển đổi các vùng đất tốt, đất canh tác lúa thuần thục hoặc canh tác lúa 2 vụ trở lên cho các mục tiêu, phi nông nghiệp. Đồng thời quản lý để thực hiện tốt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015 của các xã, thị trấn đã được phê duyệt.

Trên cơ sở phươg hướng phát triển tổng thể kinh tế - xã hội ở tỉnh và phương hướng phát triển các ngành, các lĩnh vực dự kiến đến năm 2015 và 2020 quỹ đất của tỉnh cân đối như sau:

- Đối với đất nông nghiệp

Dự kiến đất giành cho sản xuất nông nghiệp sẽ tăng từ 64,59% diện tích đất tự nhiên năm 2010 lên 67% năm 2015 và đến năm 2020 là 68% chủ yếu do mục đích canh tác các loại cây trồng hàng năm và lâu năm, trong đó chủ yếu tăng diện tích cây ăn quả, kết hợp phát triển cây lâm nghiệp và phát triển cây cao su. Tiếp tục duy trì diện tích đất lâm nghiệp hiện có, tập trung khonh ni bảo vệ rừng và khai thác có hiệu quả. Đối với đất mặt nước nuôi trồng thủy sản, tiếp tục khai thác mặt nước hiện có và chuyển đổi một phần diện tích đất nơng nghiệp vùng thấp có hiệu quả kinh tế thấp sang ni trồng thủy sản và mơ hình cá, lúa, vịt… Quy hoạch và đầu tư xây dựng hạ tầng thủy sản vùng biển bãi để phát huy hiệu quả rau ngọt hóa.

- Đối với đất phi nơng nghiệp

Hàng năm tăng dần đất phi nơng nghiệp và bố trí hợp lý về đất ở. Dự kiến đến năm 2015 diện tích đất phi nơng nghiệp chiếm 28% và đến năm 2020 chiếm khoảng 29%. Tiếp tục giành quỹ đất để sử dụng vào mục đích giao thơng đơ thị và cơng nghiệp (chú trọng quỹ đất để mở rộng khu công nghiệp và xây dựng cụm công nghiệp, cụm làng nghề tập trung)… đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng cho phát triển hạ tầng kinh tế.

- Đối với đất chưa sử dụng

Huy động tối đa diện tích đất chưa sử dụng để phục vụ cho các mục đích kinh tế - xã hội và mơi trường. Dự kiến đất chưa sử dụng đến năm 2015 thu hẹp cịn 50% diện tích đất tự nhiên và đến năm 2020 còn khoảng 3%.

* Quy hoạch phát triển các vùng, lãnh thổ

Căn cứ vào các điều kiện tự nhiên, tiềm năng phát triển của mỗi tiểu vùng và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội trong triển vọng đến năm 2015, lãnh thổ ở tỉnh có thể phân thành 3 tiểu vùng phát triển kinh tế - xã hội cụ thể như sau:

* Tiểu vùng phía Tây

Tiểu vùng phía Tây của tỉnh bao gồm 7 huyện. Đây là vùng có nhiều tiềm năng về phát triển nơng, lâm nghiệp và chăn ni và là vùng có ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển kinh tế của toàn tỉnh. Là vùng tiếp giáp trực tiếp với các huyện và có khả năng giao thương thuận lợi với các huyện bạn. Cùng với hệ thống, được coi là trục kinh tế chính của tiểu vùng, tiểu vùng phía Tây lấy trung tâm phát triển huyện Mương Máy.

Triển vọng đến năm 2015, tiểu vùng phía Tây của tỉnh được phát triển với định hướng cơ bản như sau:

- Tăng cường đầu tư phát triển và bảo tồn vốn rừng, tạo ra vùng sinh thái bền vững cho sự phát triển của toàn tỉnh.

- Phát triển du lịch theo hướng kết hợp du lịch văn hóa với du lịch lịch sử và sinh thái.

- Phát triển nơng nghiệp theo hướng hình thành vùng cây cơng nghiệp (cây chè, lạc, cao su…) cây ăn quả (cây cam, bưởi phúc trạch). Là vùng có điều kiện để phát triển chăn ni gia súc và đảm bảo cơ sở nguyên liệu vững chắc cho phát triển công nghiệp chế biến, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho tiểu thủ công nghiệp như mây, tre đan…

* Tiểu vùng trung tâm

Tiểu vùng trung tâm của tỉnh gồm 3 huyện. Đông là vùng có nhiều tiềm năng về phát triển tiểu thủ cơng nghiệp, dịch vụ và nơng nghiệp (là vùng có ảnh hưởng nhiều nhất đến sự phát triển kinh tế nông nghiệp của toàn tỉnh) và được coi là các trục kinh tế của tỉnh, tiểu vùng trung tâm lấy trung tâm phát triển là các thị trấn huyện.

Triển vọng đến năm 2015, tiểu vùng trung tâm của tỉnh được phát triển với định hướng cơ bản như sau:

- Phát triển nơng nghiệp theo hướng hình thành vùng chun canh lúa năng suất cao, phát triển đàn gia súc, các loại gia cầm theo mơ hình trung trại, gia trại tạo cơ sở nguyên liệu cho nơng nghiệp chế biến và hàng hóa.

- Hình thành các cụm làng nghề truyền thống, tiểu thủ công nghiệp với quy mơ vừa hợp lý, gắn với việc bố trí lại dân cư theo hướng hình thành các điểm dân cư đơ thị, các điểm dân cư nông thôn. Tăng cường đầu tư phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp.

- Phát triển du lịch theo hướng kết hợp du lịch văn hóa làng nghề nơng thơn và cụm di tích lịch sử văn hóa.

* Tiểu vùng phía đơng

Tiểu vùng phía đơng của tỉnh gồm huyện và thị trấn. Đây là vùng có nhiều tiềm năng về phát triển công nghiệp và du lịch, đồng thời cũng là vùng có ảnh hưởng lớn nhất tới phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh hiện nay và trong

tương lai triển vọng đến năm 2015, tiểu vùng phía Đơng của tỉnh được phát triển với định hướng cơ bản như sau:

- Phát triển nông nghiệp theo hướng hình thành vùng thâm canh lúa, chuyên canh rau màu và trồng hoa, phát triển đàn gia súc, các loại gia cầm theo mơ hình trang trại tạo cơ sở ngun liệu cho cơng nghiệp chế biến và sản phẩm hàng hóa. Tăng cường đầu tư phát triển vùng nguyên liệu phục vụ cho các ngành công nghiệp (đậu, lạc, ớt).

- Phát triển du lịch, gắn du lịch và di tích lịch sử, văn hóa, tạo thành các tua du lịch của huyện, tỉnh và khu vực.

- Đẩy mạnh xúc tiến thu hút đầu tư và khu công nghiệp và cụm CN - TTCN, làm hạt nhân cho phát triển công nghiệp của tỉnh, nâng cao tỷ trọng đóng góp của ngành cơng nghiệp trong tồn bộ nền kinh tế và thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển. Hình thành một số điểm tiểu thủ cơng nghiệp với quy mơ vừa, hợp lý gắn với việc bố trí lại dân cư theo hướng hình thành các điểm dân cư đô thị, các điểm dân cư nông thôn.

* Quy hoạch phát triển đô thị và xây dựng nông thôn

Khu vực đơ thị chính là nơi có điều kiện phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ, các ngành đẩy nhanh q trình CNH, HĐH. Đơ thị là nơi tạo đột phá, đổi mới công nghiệp, tạo cuộc sống văn minh. Trong quá trình CNH, HĐH, đơ thị hóa sẽ là một q trình tất yếu đối với cả nước cũng như tỉnh và huyện.

* Về đơ thị hóa

Tỷ lệ đơ thị hóa của tỉnh Phông Sa Lỳ sẽ được nâng lên 15,5% vào năm 2015, 19,5% vào năm 2020 dân số đơ thị năm 2020 đạt khoảng 25,5% nghìn người. Để tạo sức chứa cho quá trình này, đến năm 2015 và năm 2020 sẽ xuất hiện những cụm thị trấn có tính chất đơ thị và sẽ phát triển các đơ thị như sau:

- Quy hoạch phát triển thị trấn của tỉnh trở thành đô thị loại 3 tính chất đơ thị của thị trấn huyện lý, là trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội của tỉnh là trung tâm phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

- Quy hoạch phát triển các thị trấn vào năm 2015 và phát triển đồng bộ các tiêu chuẩn của đô thị (như các tiêu chuẩn về giao thông, cơ sở hạ tầng, điện, nước). Để phấn đấu trở thành các thị trấn sau năm 2015.

* Về quy hoạch nông thôn và xây dựng nông thôn mới

Theo quy hoạch phát triển đơ thị hóa như trên thì tỷ lệ dân số nơng thơn sẽ giảm xuống cịn 80,5% năm 2015 và 74,5% năm 2020. Khu vực nông thôn với sự tác động của đơ thị hóa sẽ có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển mạnh các ngành phi nông nghiệp ở nơng thơn, bao gồm cơng nghiệp cơ khí, hệ thống dịch vụ sản xuất như khuyến nơng, cung ứng hàng hóa phục vụ đời sống, dịch vụ nông nghiệp,… để tạo điều kiện nâng cao thu nhập và mức sống dân cư nông thơn.

Thủ tướng chính phủ "về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nơng thơn mới" mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã được Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ IX thông qua và điều kiện và khả năng của địa phương đến năm 2015 phấn đấu có nơng thơn mới đó là Mơng Châu, Ban May, Ban Đứa. Trên cơ sở đó tập trung chỉ đạo các xã lập các quy hoạch đó là quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nơng nghiệp hàng hóa, cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp, dịch vụ; Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội môi trường theo tiêu chuẩn mới; Quy hoạch phát triển các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh phông sa lỳ cộng hòa dân chủ nhân dân lào -Luận văn thạc sĩ (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w