Tăng cường năng lực quản lý điều hành của các cấp chính quyền để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh phông sa lỳ cộng hòa dân chủ nhân dân lào -Luận văn thạc sĩ (Trang 97 - 104)

quyền để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn

Tiếp tục củng cố hệ thống chính trị ở nơng thơn theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị trung ương 7 khóa IX. Trên cơ sở xác định rõ, rành mạch về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn giữa các bộ phận chính trị trên địa bàn nơng thơn, đồng thời xây dựng mối quan hệ đoàn kết, phối hợp giữa các tổ

chức dưới sự lãnh đạo của đảng bộ, chi bộ nhằm tập trung cho nhiệm vụ phát triển tồn diện nơng nghiệp, nơng dân và nông thôn theo hướng CNH, HĐH.

- Phát triển đảng viên mới nhằm vào những người có lý tưởng cách mạng, lao động giỏi (nhất là nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi có đạo đức, lối sống lành mạnh, có uy tín trong quần chúng và tích cực hoạt động trong hệ thống chính trị, có vai trị nịng cốt trong các đoàn thể nhân dân).

Củng cố, nâng cao vai trị của hệ thống chính trị cơ sở, nâng cao trình độ mọi mặt cho đảng viên, cán bộ cơng chức cơ sở, tổ chức cơ sở đảng ở nông thôn, đi đôi với đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của chi bộ, đảng bộ và chính quyền cơ sở. Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân ở vùng nông thôn hướng vào phục vụ nhân dân, sát với dân, được dân tin cậy, thực sự là hạt nhân lãnh đạo tồn diện trên địa bàn nơng thơn. Tập trung chỉ đạo thực hiện các mặt cơng việc chính như:

Làm tốt cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng; khơi dậy quyết tâm vượt qua khó khăn, vươn lên xây dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn ở mỗi địa phương; chỉ đạo xây dựng có chất lượng các quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn; lãnh đạo chính quyền thực hiện tốt quản lý nhà nước về các hoạt động sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn; quản lý lao động, dân cư, thực hiện xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập và đời sống của nhân dân, lãnh đạo phát triển y tế giáo dục, văn hóa, xây dựng nếp sống mới, phòng chống tệ nạn và giữ gìn trật tự xã hội.

* Đổi mới và tăng cường quản lý Nhà nước

Các cơ quan quản lý nhà nước từ tỉnh đến cơ sở, tiếp tục thực hiện tốt cơng tác cải cách hành chính, giảm bớt các phiền hà cho người dân, giải quyết kịp thời các cơng việc, nhiệm vụ của mình. Cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội và trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thơn thành đề án, kế hoạch, chương trình hoạt động cho từng cấp ủy, chính quyền, cơ sở, các đơn vị liên quan và tổ chức chỉ đạo thực hiện có hiệu quả.

- Tiếp tục sắp xếp, củng cố và tăng cường bộ máy quản lý Nhà nước về nông nghiệp, nông thôn từ tỉnh đến cơ sở, đào tạo nâng cao đội ngũ công chức xã và thực hiện chế độ bổ nhiệm có thời hạn. Làm tốt cơng tác đào tạo, đào tạo lại để không ngừng nâng cao năng lực của cán bộ, công chức, áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn công tác để đảm bảo chất lượng, hiệu quả tốt nhất trong các hoạt động.

Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ cơ sở, hết năm 2015 có 70% số cán bộ chủ chốt (bí thư, phó bí thư, Chủ tịch, phó Chủ tịch UBND các xã) có trình độ chun mơn đại học, 60% có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên và có chứng chỉ về quản lý nhà nước; đến năm 2020 cán bộ chủ chốt cấp xã 100% có trình độ chun mơn đại học, trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên và chứng chỉ quản lý nhà nước.

Hình thành Ban nơng nghiệp ở cấp xã có từ 2 - 4 nhân viên trên các lĩnh vực; khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú ý, lâm nghiệp. Mỗi xã có một cán bộ chuyên trách về nơng nghiệp và phát triển nơng thơn, có trình độ từ trung cấp trở lên. Củng cố, tăng cường năng lực và đổi mới hoạt động của mạng lưới thú y, bảo vệ thực vật, khuyến nông, khuyến lâm, các cơ sở sản xuất giống đảm bảo đủ mạnh.

Tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hóa, kiểm sốt giống cây trồng vật ni; vật tư phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật để tránh tình trạng hàng kém chất lượng lưu thông trên thị trường. Xây dựng hệ thống thống kê nông nghiệp, hướng tới thu nhập thông tin về nông thôn, nông dân, phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về nông nghiệp và phát triển nông thôn. Xây dựng hệ thống thông tin cho nông dân để họ đưa ra quyết định trong sản xuất kinh doanh. Tăng cường năng lực của các cơ quan tham mưu về lý luận, cơ chế chính sách, quản lý chất lượng, vệ sinh an tồn thực phẩm, mơi trường, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cấp, ngành để tránh chồng chéo, bỏ trống nhiệm vụ trong quản lý nông nghiệp, nông thôn.

* Tăng cường công tác xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh cơng - nơng và đội ngũ trí thức trong tình hình mới.

- Thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng và trình độ giác ngộ chính trị của giai cấp nơng dân, có trình độ văn hóa, kỹ thuật cao, có tác phong cơng nghiệp, có ý thức công dân, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, nhạy bén và vững vàng trước những diễn biến của tình hình thế giới và những biến đổi của tình hình trong nước, có tinh thần đồn kết dân tộc, đồn kết hợp tác quốc tế.

- Giải quyết có hiệu quả các vấn đề bức xúc lớn đang đặt ra đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân, tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ và rõ rệt trong việc nâng cao đời sống tinh thần và vật chất cho nông dân ở các vùng.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo, tạo điều kiện cho bộ phận lớn nông dân, nhất là thanh niên chuyển sang làm công nghiệp, dịch vụ, những người làm nơng nghiệp có hiểu biết về khoa học kỹ thuật và quản lý đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trong giai đoạn mới và hội nhập kinh tế thế giới. Nâng cao hơn về giác ngộ giai cấp, bản lĩnh chính trị, hiểu biết pháp luật, tác phong cơng nghiệp, lối sống lành mạnh, nhất là trong lớp trẻ.

- Tăng cường việc gắn kết chặt chẽ "4 nhà" (nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nước) trên cơ sở phát triển, bình đẳng và cùng có lợi; Tạo các điều kiện để phát triển các doanh nghiệp nhà trường, nhất là trên lĩnh vực chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Có chính sách thu hút tri thức, nhất là con em nơng dân có trình độ đại học, sau đại học về làm việc ở nơng thơn.

* Phát huy vai trị của các tổ chức đoàn thể.

Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể nhân dân ở nơng thơn hướng vào phục vụ dân, sát với dân, được dân tin cậy và vận động nhân dân thực hiện phong trào phát triển nông nghiệp, xây dựng nơng thơn mới và tự chính nơng dân ý thức vươn lên làm giàu cho chính mình.

Các đồn thể chính trị như Mặt trận Tổ quốc, Hội nơng dân, cơng đồn, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên và các tổ chức khác căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, vai trị của mình cần bám sát vào chương trình hoạt động thực hiện đề án của cấp ủy các cấp để xây dựng chương trình cơng tác phù hợp, tích cực tham gia chỉ đạo, hướng dẫn, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện.

Tạo cơ sở và điều kiện thuận lợi cho các cấp Hội nông dân, đặc biệt là cơ sở trong việc trực tiếp thực hiện một số chương trình, dự án phục vụ sản xuất và nâng cao đời sống nhân dân, hướng dẫn phát triển các hình thức phát triển kinh tế trong nơng nghiệp, củng cố Hội vững mạnh và củng cố liên minh cơng - nơng - trí thức trong thời kỳ mới.

KẾT LUẬN

Sau hơn 20 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới của Đảng, kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Phông Sa Lỳ đã có bước phát triển đáng kể, đời sống của nhân dân và bộ mặt của nơng thơn có nhiều thay đổi, đời sống cả vật chất lẫn tinh thần của nông dân ngày càng được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo ngày càng giảm, hộ khá giả ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, do bên cạnh đó cịn có nhiều hạn chế, yếu kém: quy mơ kinh tế của tỉnh cịn nhỏ, cơ cấu chưa hợp lý, tỷ trọng nơng nghiệp vẫn cịn cao, cơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề và dịch vụ phát triển chậm, doanh nghiệp cịn ít, năng suất, chất lượng, giáo dục sản xuất cịn thấp, sản phẩm hàng hóa chưa nhiều; chưa khai thác và sử dụng hết tiềm năng đất đai, tài nguyên và lao động; công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch chậm và còn bất cập, nhất là trong việc thực hiện quy hoạch xây dựng, quy hoạch các khu trung tâm tỉnh Phông Sa Lỳ, quy hoạh sản xuất, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất.

Bằng những lý luận và nhìn nhận thực tiễn, phương pháp phân tích đánh giá tình hình phát triển kinh tế nơng nghiệp trên địa bàn ở tỉnh trong những năm qua, đồng thời xây dựng định hướng phát triển cho thời gian tới. Tại bản luận văn này chúng tôi đã mạnh dạn nêu lên một số giải pháp và tin tưởng rằng các giải pháp nêu trên nếu được giải quyết thực hiện một cách đồng bộ, tổng thể thì mới có thể khắc phục được hạn chế tạo ra sức mạnh tổng lực và mới tạo ra một bước đột phá về phát triển nơng nghiệp, nơng thơn trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Tuy nhiên đề tài mới chỉ là sự nghiên cứu bước đầu, khả năng và trình độ của bản thân cịn nhiều hạn chế, trong khi thực tiễn của đất nước, của tỉnh và huyện nhà đang vận động và đổi mới từng ngày,nhiều vấn đề và yêu cầu mới sẽ nảy sinh. Bởi thế đề tài chắc chắn cịn nhiều thiếu sót, nhiều vấn đề chưa được đề cập, chưa được làm sáng tỏ, rất mong sự góp ý của thầy giáo, cơ giáo và các bạn đồng nghiệp.

Phát triển kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn xét cho cùng là vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh. Vấn đề đó trong q trình phát triển phải đảm bảo giải quyết hài hịa lợi ích cá nhân với lợi ích cộng đồng xã hội, trong đó lợi ích cộng đồng xã hội là nền tảng và không được xem nhẹ bất kỳ lợi ích nào. Để đạt được mục tiêu đó, địi hỏi phải có sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, cùng các đoàn thể nhân dân, các cấp các ngành từ tỉnh đến cơ sở, với sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của nhân dân. Một nhân tố cực kỳ quan trọng khơng thể thiếu đó là sự đầu tư, giúp đỡ của nhà nước, các ngành từ trung ương, tỉnh để thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn tỉnh Phông Sa Lỳ phát triển ngày càng mạnh mẽ, cùng cả nước thực hiện thành cơng sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh phông sa lỳ cộng hòa dân chủ nhân dân lào -Luận văn thạc sĩ (Trang 97 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w