Phát triển văn hóa xã hội tiên tiến hiện đại, vừa mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, làm động lực thúc đẩy kinh tế hàng hóa

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh phông sa lỳ cộng hòa dân chủ nhân dân lào -Luận văn thạc sĩ (Trang 89 - 97)

đậm bản sắc văn hóa dân tộc, làm động lực thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, con người luôn ln được đặt trí trung tâm và có vai trị hết sức quan trọng. Đối với tỉnh Phông Sa Lỳ, để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, vấn đề phát triển văn hóa - xã hội, nhằm nâng cao dân trí, trình độ lao động sản xuất kinh doanh của nhân dân các dân tộc là yếu tố có tính quyết định.

Trong những năm qua, sự nghiệp phát triển văn hóa, giáo dục, y tế… ở tỉnh Phông Sa Lỳ đã đạt được nhiều kết quả nhất định. Nhưng so với yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế hàng hóa thì cơng tác văn hóa - xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu còn nhiều mặt hạn chế, nhiều xã chưa hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, tỷ lệ học sinh bỏ học còn cao, các xã vùng cao số học sinh cấp II trở lên rất thấp, nhiều trường hợp còn thiếu giáo viên cấp II, chất lượng dạy và học không đồng đều ở giữa vùng trung tâm và vùng sâu, vùng xa, cơ sở vật chất trường lớp xuống cấp nghiêm trọng, tỷ lệ phát triển dân số còn cao,nhiều tập tục lạc hậu, đội ngũ cán bộ yếu và thiếu, nhất là cán bộ khoa học kỹ thuật và cán bộ là người dân tộc thiểu số.

Trong thời gian tới, cơng tác văn hóa- xã hội cần tập trung vào các vấn đề sau đây:

Một là: Đẩy mạnh công tác giáo dục và đào tạo, nhằm nâng cao dân trí

đào tạo nhân tài cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Tập trung vào mục tiêu: huy động học sinh đến trường, sĩ số học sinh các cấp, nâng cao chất lượng dạy và học, hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học.

Bằng các biện pháp:

- Tăng cường cơ sở vật chất trường lớp, phương tiện dạy và học phấn đấu sau năm 2015 khơng cịn trường lớp tranh tre nứa lá.

- Đào tạo và đào tạo, để nâng cao chất lượng và từng bước tiêu chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, có chính sách thu hút giáo viên dạy ở huyện nhất là vùng sâu, vùng xa. Đảm bảo đủ giáo viên cho các huyện nhất là giáo viên cấp II.

- Đầu tư xây dựng các trường phổ thông trung học cơ sở, PTTH nội trú để thu hút con em đồng bào dân tộc thiểu số học tập.

- Mở cuộc vận động toàn dân chăm lo sự nghiệp giáo dục và đào tạo, vì sự nghiệp xây dựng quê hương đất nước.

Hai là: Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho tỉnh Phông

Sa Lỳ hiện nay trình độ dân trí thấp, chậm tiếp thu kiến thức văn hóa, khoa học kỹ thuật, do đó cơng tác cán bộ có vai trị hết sức quan trọng - là người làm việc trong các cơ quan lãnh đạo các cấp, các ngành chuyên môn, là những người trực tiếp đề ra chủ trương, biện pháp và tổ chức thực hiện.

Trong thời gian tới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cần tập trung vào các giải pháp sau:

- Làm tốt công tác quy hoạch cán bộ các cấp từ nay đến năm 2015 và năm 2020 chú ý cán bộ quản lý lãnh đạo, cán bộ chuyên môn khoa học kỹ thuật, cán bộ cấp huyện, cán bộ người dân tộc thiểu số.

- Tổ chức đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ ở tỉnh. Thực hiện chế độ cử tuyển đối với học sinh là người đi học trở về phục vụ tại quê hương.

Mở rộng các hình thức đào tạo,bồi dưỡng cán bộ ngắn hạn và dài hạn, chính quy, tại chức và chuyên tu. Căn cứ vào yêu cầu địi hỏi thực tế để chọn hình thức, trình độ và nghiệp vụ chun mơn đào tạo thích hợp cho cán bộ.

Đầu tư nâng cấp và tổ chức tốt hoạt động của trường chính trị ở tỉnh, các trung tâm giáo dục thường xuyên, đáp ứng yêu cầu đào tạo tại chỗ.

Ba là: Làm tốt cơng tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.

Bằng các giải pháp: Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, phương tiện khám và điều trị bệnh cho các bệnh viện huyện, các trạm y tế xã; tập trung đào tạo và đào tạo lại để nâng cao năng lực, kiến thức chuyên môn cho đội ngũ cán bộ y tế, nhất là các bác sĩ, chuyên khoa giỏi, kết hợp phương pháp điều trị theo y học hiện đại với y học cổ truyền; thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia (chống sốt rét, bướu cổ…), tăng cường và mở rộng cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình, nhằm giảm tỷ lệ phát triển dân số ở tỉnh Phông Sa Lỳ.

Bốn là: xây dựng và nâng cao đời sống văn hóa văn nghệ, thể dục thể

thao, xây dựng làng bản văn hóa, gia đình văn hóa, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế hàng hóa. Bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số phải được xem là nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, và hết sức quan trọng. Các dân tộc ở tỉnh có đặc điểm tính chung là siêng năng, cần cù, chịu khó, cuộc sống mang tính cộng đồng cao. Mỗi một dân tộc lại có đời sống văn hóa, phong tục tập quán riêng, về ngôn ngữ, về gắn liền với cơ sở kinh tế - xã hội của mỗi dân tộc. Những bản sắc văn hóa đó phải được gìn giữ và phát huy. Tuy nhiên, cần phải đấu tranh khắc phục, chống những phong tục tập quán lạc hậu và các tệ nạn xã hội, đó là: tập quán canh tác lạc hậu, chậm đổi mới, tập quán nặng về tiêu dùng, ít để dành tích lũy, một số tệ nạn như uống rượu say, nghiện hút, ma chay, cưới xin tốn kém lãng phí.

* Ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

Ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ rất cần thiết đối với phát triển nông nghiệp, nơng thơn ở tỉnh Phơng Sa Lỳ, bởi nó khơng những định hướng cho việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, mà cịn có vai trị quan trọng trong việc làm thay đổi phương thức, cách thức, phương pháp sản xuất, tăng năng suất lao động, năng suất cây trồng và vật nuôi, tăng số lượng chất lượng nơng sản hàng hóa có sức cạnh tranh trên thị trường. Việc xây dựng và thực hiện các chương trình ứng dụng khoa học cơng nghệ ở tỉnh Phông Sa Lỳ trong thời gian tới phải gắn trực tiếp với sản xuất kinh doanh nơng nghiệp hàng hóa, tập trung giải quyết những vấn đề phát sinh trong sản xuất giống cây, giống con, các biện pháp thâm canh cây trồng, nuôi dưỡng gia súc, gia cầm, thủy cầm và các biện pháp kỹ thuật phù hợp với đặc thù khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng trên địa bàn, cụ thể với các chương trình như:

- Xây dựng chương trình đưa KH - CN tiên tiến áp dụng vào trong sản xuất nông nghiệp, ngành nghề nông thôn. Ưu tiên đầu tư ứng dụng công nghệ sinh học, chọn, tạo, phục tráng giống cây công nghiệp, cây lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản; xây dựng quy trình sản xuất tiên tiến, cơng nghệ bảo quản, chế biến… nhằm tạo đột phá về năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất.

- Xây dựng các mơ hình tiên tiến, cơng nghệ cao, từ đó đánh giá, sơ kết, tổng kết và có các chính sách phù hợp để khuyến khích nhân ra diện rộng, hình thành các vùng sản xuất cơng nghệ cao, tạo ra sản phẩm cho thị trường. Trước mắt đẩy mạnh chuyển giao các tiến bộ khoa học và công nghệ về nông thôn nhất là áp dụng công nghệ giống, công nghệ bảo quản, chế biến nông sản, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm nơng nghiệp. Hình thành vùng sản xuất nơng nghiệp ven đơ thị, bảo đảm an

tồn thực phẩm, cải thiện môi trường sinh thái thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Tăng cường cải tiến, áp dụng kỹ thuật đối với công nghệ truyền thống, tận dụng lao động, đất đai, tài nguyên, phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn.

- Nghiên cứu và đưa ra được các giải phóng nhằm khống chế dịch bệnh trên các loại cây trồng, vật nuôi; khống chế và tiêu diệt có hiệu quả một số dịch bệnh như đối với gia súc, bệnh lùn sọc đen đối với lúa và ngơ… xây dựng vùng an tồn dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm cho gia súc, gia cầm. - Tăng cường công tác quản lý chất lượng đối với các cơ sở sản xuất, cung ứng cây trồng, vật ni và kiểm sốt chặt chẽ việc sản xuất kinh doanh, sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu, thú y, phân bón,… trên địa bàn.

- Tập trung đầu tư có hiệu quả nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ, đầu tư nâng cấp thiết bị, tuyển chọn bổ sung cán bộ có năng lực cho trung tâm chuyển giao khoa học công nghệ tỉnh, huyện, xã. Đồng thời tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ khuyến nông cấp xã để làm tốt cả vai trị nâng cao kiến thức cho nơng dân; hỗ trợ cho các trang trại hợp tác xã doanh nghiệp, hộ sản xuất ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất.

- Đẩy mạnh phát triển mạng lưới thông tin đến tận thôn, xã để người sản xuất tiếp cận được các thông tin về thị trường, khoa học công nghệ nhằm kịp thời điều chỉnh sản xuất.

- Tăng cường hợp tác nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ với các trung tâm nghiên cứu, các viện nghiên cứu, các trường đại học trong nước.

- Muốn thực hiện được những việc nói trên, trước hết phải đầu tư có trọng điểm cho việc nghiên cứu ứng dụng và triển khai các thành tựu khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ sinh học; sự đầu tư vốn cho khoa học - công nghệ phải từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó vốn ngân sách có vai trị quan trọng. Đồng thời coi trọng việc nghiên cứu thực tế và tổng kết thực tiễn,

cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định chủ trương chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển và giải đáp các vấn đề đang đặt ra.

* Đẩy mạnh bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

Xuất phát từ nâng cao kiến thức cho người lao động là hết sức quan trọng nhằm tăng năng suất và giảm chi phí trong sản xuất. Đào tạo nghề, giải quyết việc làm nhằm chuyển dịch lao động từ ngành sản xuất nông nghiệp sang các ngành CN - TTCN - TM - DV. Đồng thời tạo nhiều sản phẩm cho xã hội góp phần tăng trưởng, phát triển kinh tế và tổng sản phẩm xã hội. Để đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn tỉnh Phông Sa Lỳ theo hướng CNH, HĐH đến năm 2015 tỷ lệ lao động qua đào tạo chung trên 60% đến năm 2020 khoảng 75% - 80%. Bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho nông dân, nhận thức về xây dựng nông thôn mới, cải biến tư tưởng của nông dân; phát triển nguồn nhân lực ở nông thôn để tiếp cận được cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, phù hợp với từng vùng, từng lĩnh vực, ngành nghề mà thị trường đang cần.

* Bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cho nông dân

- Hàng năm tiến hành khảo sát, nhu cầu của nông dân để bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về phát triển nông nghiệp, nơng thơn. Tiến hành phân loại theo nhóm sở thích và độ tuổi khác nhau, từ đó xây dựng chương trình, kế hoạch và kinh phí để thực hiện.

- Nội dung cần tập trung vào các lĩnh vực chủ yếu gồm: kỹ thuật thâm canh, nuôi trồng, bảo quản, chế biến sản phẩm các cây, con; kiến thức tổ chức sản xuất hộ, trung trại, các hình thức liên kết trong sản xuất, kiến thức về công nghệ thông tin, tiếp cận thị trường…

- Về hình thức tổ chức thực hiện:

Xây dựng đội ngũ cán bộ nơng nghiệp xã và các cơng tác viên thơn xóm là người sản xuất kinh doanh giỏi, có kinh nghiệm thực tiễn, có khả năng

truyền đạt kiến thức cho nơng dân hiểu biết và làm theo. Tùy theo từng xã, bố trí mỗi ngành một người chuyên sâu được đào tạo qua các trường chuyên nghiệp ít nhất là 6 tháng. Đội ngũ này sẽ giữ vai trò chủ chốt trong việc truyền đạt cho nông dân.

+ Tổ chức các lớp khoảng 30 - 40 người, thời gian bồi dưỡng ít nhất 7 ngày, sau mỗi khóa học sẽ được cấp giấy chứng nhận địa điểm thực hiện là ngay tại địa phương, trung tâm giáo dục cộng đồng. Trong quá trình bồi dưỡng cần kết hợp tổ chức cho học viên tham quan các mơ hình để học tập làm theo.

+ Đào tạo nâng cao khả năng kinh doanh và sức cạnh tranh của doanh nghiệp như mở các khóa về phát triển quản trị kinh doanh, về áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000; áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn USO 14000; về pháp luật thương mại trong và ngoài nước; xúc tiến thương mại, kỹ năng marketing, ứng dụng công nghệ thông tin và tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội.

+ Xây dựng và phát triển văn hóa trong sản xuất, kinh doanh (văn hóa sản xuất, kinh doanh) ở khu vực nơng thơn để tạo nên hình ảnh tốt cho doanh nghiệp, hộ nơng dân, cũng như địa bàn nông thôn trong tỉnh Phông Sa Lỳ.

* Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

- Hàng năm tiến hành khảo sát, xem xét nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, các địa phương tổng hợp thống nhất với phòng lao động - thương binh và xã hội, phịng nơng nghiệp và phát triển nơng thơn để xây dựng chương trình kế hoạch kinh phí đào tạo.

- Nội dung đào tạo: các nghề chế biến nông - lâm - thủy sản; sử dụng vận hành các loại máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp; các nghề mới như trồng hoa cây cảnh, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp; các ngành nghề công nghiệp…

- Hình thức và cơ sở đào tạo, ngắn hạn và dài hạn tại các trung tâm các trường dạy nghề của huyện, tỉnh Phông Sa Lỳ.

- Cùng với công tác đào tạo nghề cần phải quan tâm gắn kết tốt giữa đào tạo với giải quyết việc làm thông qua nhiều hình thức như: các cơ sở dạy nghề tổ chức đào tạo theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp, đào tạo đón đầu nhu cầu phát triển cơng nghiệp của tỉnh Phông Sa Lỳ, nhu cầu xuất khẩu lao động.

- Tổ chức hội chợ giao dịch việc làm để thúc đẩy thị trường lao động phát triển, nhằm tạo thuận lợi cho người lao động có cơ hội tìm việc làm phù hợp, đồng thời các doanh nghiệp thuận lợi trong việc tuyển chọn và sử dụng lao động có hiệu quả.

- Phát triển mạnh mẽ thị trường lao động, cần theo hướng kích cầu lao động và tăng cả về số lượng và chất lượng cung. Đẩy mạnh các trung tâm tư vấn giới thiệu và tìm kiếm việc làm, đồng thời mở rộng quan hệ kinh tế giữa các tỉnh trong và ngồi vùng, với nước ngồi để khơi thơng dịng chảy lao động, cũng như tiếp cận tri thức và nguồn vốn từ ngoài tỉnh.

Một số vấn đề rất đang quan tâm hiện nay là việc hình thành các khu cơng nghiệp, cụm cơng nghiệp, đơ thị mới, giao thơng phục vụ cho q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng đồng nghĩa với việc một bộ phận hộ nông dân sẽ giảm hoặc khơng cịn đất để sản xuất, hàng nghìn người sẽ khơng có việc làm sau khi nhà nước thu hồi đất để xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển các cơ sở phi nông nghiệp ở những nơi này, cuộc sống của người lao

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh phông sa lỳ cộng hòa dân chủ nhân dân lào -Luận văn thạc sĩ (Trang 89 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w