Đặc điểm xã hộ

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh phông sa lỳ cộng hòa dân chủ nhân dân lào -Luận văn thạc sĩ (Trang 33 - 34)

Phải xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đây là một trong những yêu cầu lớn khi thực hiện đường lối mở cửa quan hệ làm ăn với nước ngồi. Sở dĩ mới như vậy là vì, văn hóa có vị trí, vai trị quan trọng đối với việc khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc và sự phát triển đi lên của đất nước. Trong những năm tới các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện chống phá cách mạng Lào với quy mô, cường độ ngày càng lớn thông qua các chiến lược "Diễn biến hịa bình" bạo loạn lật đổ đây là một chiến lược có tính chất tổng hợp phá hoại cách mạng trên tất cả các lĩnh vực, trong đó tư tưởng văn hóa là một trong những khâu trọng yếu. Vì vậy, thực hiện cách mạng tư tưởng văn hóa có ý nghĩa sống cịn đối với việc giữ vững nền độc lập của dân tộc, hơn nữa văn hóa theo nghĩa hẹp là trình độ khả năng tiếp thu những kiến thức mới về tự nhiên, xã hội là cơ sở để phát triển con người và đất nước, cho nên, có văn hóa thì mới nhận thức được chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh mới có phong cách ứng xử, tác phong cơng tác và đó chính là cơ sở chủ yếu để tiếp thu kiến thức khoa học - công nghệ hiện đại của thời đại phục vụ cho phát triển đất nước.

Trong một thời gian dài, trải qua nhiều biến động và xáo trộn, các dân tộc anh em ở tỉnh Phông Sa Lỳ sống đan xen nhau, một số quy tụ vào một địa bàn cư trú nhất định, một số khác cư trú phân tán. Người kinh chiếm hơn một nửa dân số tỉnh Phông Sa Lỳ thường sống tập trung ở các thị trấn, các trục đường giao thông lớn và những vùng có điều kiện canh tác thuận lợi, đã và đang trở thành một lực lượng quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội. Người dân tộc thiểu số thường sống tập trung ở các làng, huyện, vùng núi cao. Hoạt động kinh tế của người dân tộc thiểu số ở đây cịn mang nặng tính tự nhiên, tự cung, tự cấp, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, mặt bằng dân trí cịn thấp. Tuy nhiên, trải qua một thời gian dài, qua tiếp xúc, giao lưu với nhau, đã tác động trực tiếp đến cách làm ăn, sinh hoạt của

từng dân tộc, bổ sung cho nhau phát triển, các dân tộc anh em trở thành những nhân tố quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Phông Sa Lỳ.

Tóm lại, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở tỉnh Phơng Sa Lỳ có nhiều thuận lợi, với nhiều tiềm năng to lớn cho phát triển nông nghiệp, nơng thơn theo hướng sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên, cũng cịn khơng ít khó khăn. Vấn đề là biết phát huy những tiềm năng sẵn có, đồng thời tranh thủ sự đầu tư giúp đỡ từ bên ngoài sẽ đảm bảo cho sự phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ cao.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh phông sa lỳ cộng hòa dân chủ nhân dân lào -Luận văn thạc sĩ (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w