phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Phơng Sa Lỳ
Tập trung hồn thiện hệ thống số liệu thống kê kinh tế xã hội trên địa bàn, phân loại làng, xã, vùng kinh tế, lựa chọn các dự án, chương trình phù hợp để tiếp tục thực hiện từ các chương trình của trung ương như: Dự án hạ tầng, giao thông nông thôn, dự án kinh tế cho người nghèo, dự án hạ tầng cơ sở nông thôn dựa vào cộng đồng, chương trình hỗ trợ lãi suất vốn vay theo quyết định của thủ tướng chính phủ, tập trung triển khai thực hiện Nghị định năm 2010 NĐ-CP của Chính phủ "Về tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn". Cùng với việc chỉ đạo thực hiện các chính sách của trung ương, của tỉnh cần đẩy mạnh hồn thiện hệ thống chính của tỉnh Phơng Sa Lỳ nhằm khuyến khích, thu hút đầu tư, phát triển sản xuất. Từ năm 2011, bố trí đủ ngân sách đảm bảo thực hiện đúng các chính sách khuyến khích sản xuất, quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông mà tỉnh đã ban hành, đồng thời xây dựng một số chính sách mới, đặc biệt là chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nơng nghiệp, nơng thơn; chính sách về nâng cao kiến thức và đào tạo nghề cho nơng dân; chính sách thu hút cán bộ có trình độ đại học về huyện; chính sách khuyến nơng… cần chú trọng xây dựng và thực hiện đồng bộ có hiệu quả một số chính sách sau đây:
* Chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Từ năm 2011 trở đi, ngân sách tỉnh trích đủ để thực hiện các chính sách phát triển nơng nghiệp, nơng thơn đã ban hành, mức cụ thể tùy thuộc vào kế hoạch hàng năm, nhưng tối thiểu phải trên 2 tỷ kíp/năm để áp dụng giống mới, chính sách phát triển chăn ni; đặc biệt là chăn ni tập trung, phát triển đàn bị, đàn hươu; đầu tư hạ tầng cơ bản cho các khu, cụm chăn nuôi tập trung tách khỏi khu dân cư, chính sách nâng cao kiến thức cho nơng dân. Ngồi ra hàng năm trích ngân sách tỉnh để gửi cán bộ làm nơng nghiệp,nông
thôn ở huyện, làng đi đào tạo nghề ở các trường trung cấp chuyên nghiệp trong thời gian tối thiểu 3 tháng, mỗi năm tối thiểu đào tạo mỗi làng một người. Cấp kinh phí cho việc biên soạn tài liệu, thù lao cho giáo viên hướng dẫn, tổ chức các đợt tham quan khảo sát mơ hình sản xuất khuyến nơng, khuyến ngư đang áp dụng thành công ở các địa phương.
- Xây dựng chính sách thu hút và thành lập mới các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt là chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, gắn với thực hiện tốt các quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Phông Sa Lỳ về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, chính sách ưu đãi kêu gọi đầu tư, chính sách hỗ trợ kinh tế hợp tác và hợp tác xã trên địa bàn. Xây dựng đồng bộ các chính sách khuyến khích thành lập mới các hợp tác xã nơng nghiệp, củng cố các hợp tác xã đã có và phát triển kinh tế hợp tác, trang trại, trong đó ưu tiên chính sách cho đội ngũ cán bộ làm hợp tác xã, chính sách vay vốn, chính sách trong sản xuất kinh doanh.
* Chính sách khuyến khích phát triển sản xuất hàng hóa
- Trước hết phải giải quyết tốt vấn đề thị trường đầu vào cho phát triển sản xuất hàng hóa bao gồm việc cung ứng tư liệu sản xuất, vốn, sức lao động, vật tư, máy móc, cơng nghệ… Vì vậy cần có chính sách và biện pháp sát thực với từng loại thị trường để ổn định thị trường, chất lượng hàng hóa và đảm bảo sự tin cậy cho người dân.
- Xây dựng thị trường đầu ra, thị trường đầu ra hay còn gọi là thị trường tiêu thụ nơng sản hàng hóa nó giữ vai trị quyết định đối với thị trường đầu vào, đối với sự phát triển nơng nghiệp hàng hóa. Việc xây dựng thị trường đầu ra phát triển sản xuất hàng hóa là địi hỏi cả cấp bách và lâu dài. Vì vậy cần phải tập trung đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận tham gia hội trợ, triển lãm, quảng cáo giới thiệu sản phẩm và thực hiện công tác thơng tin về dự báo thị trường. Có cơ chế chính sách phát triển mạng lưới lưu thơng nơng sản hàng hóa hợp lý, khuyến khích cá nhân, hộ
kinh doanh, hợp tác xã, tạo thành mạng lưới đại lý (chủ yếu là tiêu thụ nông thôn). Hỗ trợ và hướng dẫn các doanh nghiệp đăng ký và bảo vệ thương hiệu hàng hóa.
* Chính sách xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn.
- Tiến hành rà soát, điều chỉnh các quyết định đã ban hành của Ủy ban nhân dân tỉnh về hỗ trợ xây dựng đường giao thông nông thôn và thủy lợi nội đồng… phù hợp, hiệu quả, trong đó người dân đóng góp cơng lao động và giải phóng mặt bằng.
Phối hợp với Ban quản lý khu kinh tế các vùng và các chính sách đầu tư của tỉnh để đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng khu công nghiệp và cụm CN - TTCN. Huy động các nguồn lực từ trung ương, các doanh nghiệp và nội lực từ nhân dân đóng góp để đầu tư xây dựng hạ tầng làng nghề Mông Châu, Mương Máy, Mương Khoa… hạ tầng các vùng tập trung sản xuất hàng hóa, vùng thâm canh lúa ổn định ở các huyện theo quy hoạch: đường vào các vùng lâm nghiệp, cây cơng nghiệp dài ngày tại Nhót U. Hạ tầng ni trồng thủy sản. Theo kế hoạch cụ thể và khả năng huy động vốn hàng năm, sử dụng có hiệu quả các nguồn đầu tư của ngân sách trung ương, kết hợp với phát huy nội lực, thu hút mọi nguồn đầu tư của các thành phần kinh tế để xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp,nông thôn theo hướng tiên tiến hiện đại đáp ứng cho nhu cầu phát triển, tuân thủ theo quy hoạch và các chương trình dự án đã được phê duyệt trong giai đoạn 2015 - 2020.
* Chính sách thu hút cán bộ và cơng tác tại xã
- Xây dựng đề án thu hút học sinh có trình độ đại học về công tác tại xã, phường, thị trấn, trên nguyên tắc là huyện xét tuyển theo các chức danh có nhu cầu ở xã, trong đó ưu tiên cho cán bộ làm nông nghiệp ở địa phương.
- Đội ngũ cán bộ làm việc tại xã được ngân sách tỉnh trích trả phụ cấp theo hoạch, bậc được đào tạo, được xem xét đưa vào cơng chức xã và những cán bộ có năng lực, phẩm chất tốt được điều kiện công tác ở các cấp cao hơn khơng phải thơng qua tuyển dụng.
* Về chính sách tín dụng và huy động vốn cho đầu tư
Việc xây dựng chính sách giải quyết vốn, trước hết phải quán triệt quan đặc điểm xóa bỏ bao cấp của nhà nước về vốn đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh; khuyến khích các hộ nơng dân tạo lập và phát triển nguồn vốn; biết sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao. Đồng thời, phải có tác động tích cực đến sự hình thành và phát triển thị trường sớm trong nơng nghiệp và nơng thơn, khuyến khích mọi người tiết kiệm để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Để giải quyết tốt chính sách này cần quan tâm các vấn đề:
- Tiếp tục thực hiện tốt nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho vay giải quyết việc làm cho các hộ nông dân vay để phát triển sản xuất, tạo việc làm và tăng thu nhập theo nghị định và các quyết định của thủ tướng chính phủ. Thành lập các quỹ tín dụng nơng thơn.
- Ngân sách ở tỉnh hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay cho nhân dân đầu tư vào việc ứng dụng công nghệ sinh học, phát triển đàn bướm, các loại giống mới, cơ khí hóa, bảo quản, chế biến nông sản.
- Các ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách đổi mới phương thức cho vay, tạo điều kiện tối đa để người sản xuất tiếp cận được vốn vay thuận lợi; đa dạng hóa các hình thức tổ chức cho vay, khuyến khích phát triển các hình thức tín dụng trong nơng thơn.
- Thu hút nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế và của nước ngồi dưới nhiều hình thức cho việc phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở sản xuất và dịch vụ nông nghiệp, tạo điều kiện phát triển nhanh sản xuất nơng nghiệp hàng hóa.
* Thực hiện các chính sách an ninh xã hội
- Tiếp tục thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đối với người nghèo. Cận nghèo, bảo hiểm y tế đối với trẻ em dưới 6 tuổi; những người nơng dân có đủ điều kiện cũng được tham gia đóng bảo hiểm xã hội theo quy định như các đối tượng khác. Miễn, giảm tiền học phí và các khoản đóng góp cho con em hộ nghèo, hộ có hồn cảnh kinh tế khó khăn.
- Cụ thể hóa các chính sách của trung ương phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh Phơng Sa Lỳ, bao gồm: mở rộng thực hiện cho vay vốn ưu đãi, vay vốn giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, thực hiện chương trình nước sạch vệ sinh mơi trường, cho sinh viên con các hộ nghèo, gia đình chính sách vay vốn đi học. Xây dựng đề án bảo hiểm nông nghiệp, đồng thời xây dựng chính sách hỗ trợ một phần phí bảo hiểm cho nông dân khi thiên tai dịch bệnh xẩy ra; huy động các nguồn lực xã hội để hình thành quỹ rủi ro thiên tai nhằm khắc phục nhanh, có hiệu quả thiệt hại do thiên tai gây ra, góp phần ổn định sản xuất và đời sống nông dân.