hàng hóa, đáp ứng được nhu cầu sản xuất và đời sống. Trước đây do nền kinh tế còn mang nặng tính tự cung, tự cấp, sản phẩm thặng dư khơng đáng kể, do đó thương mại dịch vụ rất nhỏ bé. Trong cơ chế kinh tế tập trung, việc lưu thông hàng hóa chủ yếu do thương nghiệp nhà nước và hợp tác xã mua bán đảm nhận, nhưng việc mua bán chủ yếu theo giá cung cấp và theo định lượng. Tầng lớp tiểu thương và những người buôn bán nhỏ chủ yếu là những người thường nhưng tỷ lệ rất nhỏ bé. Khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế nói chung, thương mại dịch vụ có bước phát triển rất mạnh mẽ, sự phát triển mạnh mẽ của thương nghiệp của tỉnh là kết quả của sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa, đồng thời nó có tác dụng thúc đẩy lưu thơng hàng hóa và tạo điều kiện cho sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa. Hiện nay, tham gia hoạt động thương mại của tỉnh Phông Sa Lỳ chủ yếu là do tầng lớp tiểu thương đảm nhận, thương nghiệp quốc doanh thu hẹp lại, hợp tác xã mua bán hầu như khơng cịn Hoạt động thương mại dịch vụ của nhà nước tập trung vào việc điều hịa lưu thơng, thực hiện các chính sách trợ giá, trợ cước của Nhà nước, hoặc những mặt hàng dịch vụ nơng nghiệp như vật tư, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc chữa bệnh, thuốc thú ý… Hoạt động thương nghiệp mở rộng đã xây dựng nâng cấp, và làm mới các thị trấn, chợ nông thôn. Thị trấn các huyện của tỉnh thực sự trở thành trung tâm buôn bán thương mại của kinh tế huyện. Nhiều thị tứ kể cả ở vùng cao được thành lập và mở rộng.
Các ngành dịch vụ trong giai đoạn vừa qua có bước phát triển nhanh chóng, tạo nên cơ cấu kinh tế bền vững hơn. Song ngành dịch vụ cịn có
quy mơ nhỏ, trình độ thấp. Giá trị sản xuất khu vực dịch vụ những năm qua tăng nhanh năm 2007 giá trị sản xuất ngành dịch vụ đạt 232 tỷ kíp, năm 2010 ước đạt 344 tỷ kíp, tăng trưởng bình qn giai đoạn 2007 - 2010 là 14,1%/năm. Các ngành thương mại, vận tải, bưu chính viễn thơng, tài chính, tín dụng là các ngành chủ yếu đóng góp vào tăng trưởng khu vực dịch vụ của tỉnh Phông Sa Lỳ.
Ngành thương mại và thương nghiệp của tỉnh Phông Sa Lỳ trong những năm qua phát triển được là nhờ sự đóng góp quan trọng của khu vực thương nghiệp ngoài quốc doanh. Số lượng các cơ sở kinh doanh thương mại trên địa bàn của tỉnh Phơng Sa Lỳ tính đến năm 2010 là 3.500 cơ sở và hộ kinh doanh cá thể. Đây là thành tích đáng ghi nhận của hoạt động dịch vụ thương mại của tỉnh Phông Sa Lỳ những năm qua. Mạng lưới các trung tâm thương mại và hệ thống các chợ đã tạo điều kiện cho các hoạt động thương mại và lưu thơng hàng hóa phát triển nhanh hơn. Đối với hoạt động ngoại thương của tỉnh Phông Sa Lỳ hiện nay chưa phát triển, các sản phẩm hàng hóa của tỉnh chưa nhiều và chưa đa dạng, nên chưa có mặt hàng xuất khẩu ra nước ngồi.
Tuy nhiên, Phơng Sa Lỳ cũng đã xuất được hàng hóa ra thị trường ngồi tỉnh, sản phẩm chủ yếu là hàng nông sản như lúa, gạo, đậu, lạc, sản phẩm chăn ni như thịt trâu, sị, lợn, gia cầm, sản phẩm của ngành CN - TTCN như: vật liệu xây dựng (gạch, đá, cát) tre đan, rượu…