Xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng đi trước một bước

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh phông sa lỳ cộng hòa dân chủ nhân dân lào -Luận văn thạc sĩ (Trang 80 - 83)

Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội ở nông thôn đáp ứng với yêu cầu của nền sản xuất lớn, trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhu cầu ngày càng cao của nhân dân là yếu tố hết sức quan trọng để thúc đẩy nhanh sản xuất hàng hóa, dịch vụ và cải thiện đời sống của nhân dân. Tiếp tục hoàn chỉnh các dự án đã và đang thực hiện, đồng thời xây dựng các dự án lớn, đặc biệt tập trung cho các lĩnh vực thủy lợi, đê điều, sạt lở bờ sông, suối, giao thông, điện đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân; đồng thời tập

trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các xã khó khăn, xã miền núi, xã tỷ lệ hộ nghèo cao để thu hút các nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là của trung ương, và vốn ODA.

- Đẩy mạnh phát triển giao thông, đảm bảo điều kiện giao thông thông suốt quanh năm tới các làng, thơn xóm là điều kiện tiên quyết để thực hiện phát triển kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bằng nhiều hình thức huy động nguồn lực, kể cả hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm. Phấn đấu đến năm 2020 các tuyến đường liên tỉnh đạt tối thiểu tiêu chuẩn cấp III được trải nhựa hoặc bê tông 100% các đường liên huyện, trục đường xã tối thiểu đạt cấp IV hệ thống đường thơn xóm đạt tiêu chuẩn tỷ lệ rải nhựa, bê tông đạt 100%. Quan tâm việc nâng cấp và làm mới đường giao thơng nội đồng để đảm bảo cho cơ giới hóa trong sản xuất. Chú trọng phát triển giao thông vào các vùng sản xuất tập trung như vùng trang trại, vùng trồng cao su, cây lâm nghiệp, cây ăn quả, vào các khu, cụm cơng nghiệp. Xây dựng cơ chế, chính sách đảm bảo duy tu bảo dưỡng, nâng cấp đường xá các cơng trình giao thơng.

- Xây dựng hệ thống thủy lợi: tưới, tiêu là một trong những biện pháp quan trọng để nâng cao năng suất, chất lượng nông sản cần đầu tư cải tạo,nâng cấp xây dựng mới các cơng trình thủy lợi để đảm bảo chủ động tưới 100% diện tích trồng lúa, từng bước đảm bảo tưới cho diện tích trồng cây cơng nghiệp, rau màu, cây hàng hóa, cung cấp đủ nước ngọt cho ni trồng thủy sản và công nghiệp nông thôn. Đồng thời với việc tưới cần quan tâm quy hoạch xây dựng các cơng trình tiêu úng đảm bảo chủ động phịng tránh trong sản xuất. Tăng cường cơ sở hạ tầng để phát huy lợi thế nuôi trồng thủy sản nhất là bờ bãi hai bên trục nông Ban Nừa tại các vùng…

- Cải tạo nâng cấp lưới điện nông thôn, hệ thống thông tin, phát thanh truyền hình nhằm đảm bảo đời sống tinh thần vật chất cho nhân dân: tiếp tục củng cố, nâng cao năng lực cho các tổ chức quản lý điện nơng thơn, đảm bảo

cung cấp điện an tồn, ổn định cho nhu cầu sản xuất trong thời kỳ mới, phục vụ tốt đối với sống sinh hoạt của nhân dân. Đảm bảo phủ sóng phát thanh và truyền hình ổn định trên vùng của tỉnh. Nâng cấp điểm bưu điện - văn hóa xã hội thành nơi cung cấp thơng tin khoa học, công nghệ về nông nghiệp và các ngành nghề khác cho nông dân. Từ năm 2011 đến năm 2015 tiếp tục phát triển mạnh, điểm phụ thuộc bưu chính, viễn thơng đến tận từng thơn, đảm bảo cung cấp tốt các dịch vụ cho nhân dân.

- Huy động nguồn vốn từ nhiều chương trình như trái phiếu chính phủ, ngân sách nhà nước, từ đấu giá cấp quyền sử dụng đất và một phần đóng góp của nhân dân để đầu tư hệ thống hạ tầng, cơng trình phúc lợi cho nhân dân: Xây dựng hệ thống y tế cơ sở từng bước hiện đại, đến hết năm 2015 có 100% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, số xã có bác sỹ đạt 100% bệnh viện ở tỉnh và các phòng khám đa khoa khu vực được trang bị đầy đủ các phương tiện hiện đại đảm bảo cho khám, chữa bệnh. Các trường học được kiên cố hóa, đạt tỷ lệ 85% vào năm 2015 và 100% vào năm 2020. Đầu tư nâng cấp các cơ sở dạy nghề công lập để nâng cao năng lực đào tạo nơng dân. Đến năm 2015 có 85% trường mầm non, 100% trường tiểu học, trường trung học cơ sở và trường phổ thông trung học đạt chuẩn quốc gia. Đến năm 2015 có 100% làng có thiết chế văn hóa đồng bộ, 85% gia đình văn hóa, 60% số xã có trung tâm văn hóa, thể thao. Mỗi địa phương dành 15 - 20m2 đất/người để làm sân, bãi luyện tập thể dục thể thao. Các cơ sở này được trang bị đủ điều kiện để trở thành nơi tổ chức thường xuyên các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao. Phấn đấu có 90% các di tích lịch sử - văn hóa ở khu vực nông thôn được tồn tại, nâng cấp. Tiếp tục đầu tư, nâng cấp trụ sở làm việc cấp làng, phấn đấu đến năm 2015 tất cả các làng đều có trụ sở làm việc và hội trường kiên cố, hiện đại, đủ chỗ làm việc cho cả hệ thống chính trị, đáp ứng nhu cầu làm việc và giao dịch của nhân dân. Quy hoạch và có chính sách xây dựng, nâng cấp, cải tạo hệ thống chợ nông thôn văn minh; kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng siêu thị bách hóa

tổng hợp tại thị trấn. Tiếp tục đẩy mạnh chương trình nước sạch, vệ sinh môi trường đảm bảo đủ nước đạt tiêu chuẩn phục vụ sinh hoạt của nhân dân; phấn đấu đến năm 2015, 100% số dân được dùng nước hợp vệ sinh, trong đó phấn đấu từ 40 - 50% số người dân dùng nước từ các cơng trình cấp nước tập trung, số cịn lại dùng các cơng trình nhỏ lẻ khác.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh phông sa lỳ cộng hòa dân chủ nhân dân lào -Luận văn thạc sĩ (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w