Những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Phông Sa Lỳ

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh phông sa lỳ cộng hòa dân chủ nhân dân lào -Luận văn thạc sĩ (Trang 56 - 61)

nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Phông Sa Lỳ

Một là: Kinh tế nông thôn ở tỉnh Phông Sa Lỳ về cơ bản vẫn là nền

kinh tế chậm phát triển và ở trình độ thấp so với tồn tỉnh và cả nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm cịn thấp. Ngành nơng - lâm nghiệp tăng bình quân hàng năm là 4,5% so với tồn tỉnh là 5,9%. Ngành có lợi thế so sánh và có tỷ suất hàng hóa cao là cây cơng nghiệp tăng 5,15% so với tốc độ tăng của tỉnh là 7,48% chăn ni 4,5%.

Nhìn chung, các tiềm năng về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn về đất đai, rừng, lao động… chưa được khai thác một cách có hiệu quả. Thậm chí tài ngun rừng, khống sản cịn bị khai thác bừa bãi, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

Hai là: kinh tế nông nghiệp, nông thơn ở tỉnh Phơng Sa Lỳ về cơ bản

chưa thốt khỏi kinh tế tự cấp tự túc, kinh tế hàng hóa chưa phát triển.

Cơ cấu kinh tế cịn q quặt, mất cân đối. Trong cơ cấu ngành kinh tế, tỷ trọng cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp cịn thấp, chiếm 12,37%. Sự phát triển công nghiệp chế biến chưa tương xứng với sản xuất nông - lâm nghiệp, làm hạn chế sự phát triển của sản xuất nông - lâm nghiệp và kinh tế hàng hóa. Trong nơng nghiệp, giữa trồng trọt và chăn nuôi cũng chưa cân đối. Chăn nuôi là thế mạnh sản xuất hàng hóa, nhưng phát triển chậm, tăng bình qn hàng năm là 4,5% chiếm tỷ trọng thấp, chăn nuôi vẫn là ngành kinh tế phụ

chưa trở thành sản xuất hàng hóa. Trong trồng trọt, sản xuất cây cơng nghiệp, cây ăn quả là thế mạnh, nhưng chưa hình thành vùng chuyên canh, tập trung rộng lớn và sản xuất hàng hóa.

Ba là: Sự phát triển kinh tế hàng hóa chưa đồng đều giữa các vùng.

Kinh tế hàng hóa chỉ tập trung ở vùng thị trấn, vùng các nông trường. Các thị trấn huyện chủ yếu là phát triển thương mại dịch vụ, cơng nghiệp tiểu thủ cơng nghiệp cịn nhỏ bé, q quặt. Vùng núi thấp chỉ mới bướcđầu phát triển sản xuất hàng hóa. Đối với khu vực vùng núi cao với một vùng rộng lớn, dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, có trình độ sản xuất hàng hóa con thấp, chủ yếu vẫn là nền kinh tế bán tự nhiên, năng suất cây trồng, vật nuôi, năng suất lao động và hiệu quả kinh tế thấp. Trong những năm qua, thực tế đang diễn ra sự chênh lệch ngày càng xa về trình độ phát triển kinh tế hàng hóa giữa các vùng này.

Bốn là: Sự phát triển của các thành phần kinh tế ở tỉnh Phông Sa Lỳ

vẫn cịn có những hạn chế nhất định, thiếu đồng bộ chưa có sự tác động hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển. Kinh tế nhà nước, trong đó trước hết là các doanh nghiệp nhà nước chưa đủ mạnh trở thành thành phần kinh tế chủ đạo. Các nông - lâm trường đang trong thời kỳ tổ chức lại sản xuất, đổi mới cơ chế quản lý, chuyển sang làm dịch vụ cho kinh tế hộ, nhưng năng lực quản lý chun mơn của cán bộ cịn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu và chưa cạnh tranh được với thành phần kinh tế khác. Các doanh nghiệp chế biến nơng sản, có vai trị to lớn trong việc hình thành và phát triển nền nơng nghiệp hàng hóa, chưa chủ yếu mới hình thành, đang trong q trình xây dựng vùng nguyên liệu và xác lập mối quan hệ với người sản xuất. Các hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh hầu như chỉ tồn tại hình thức, chưa tìm được phương thức chuyển đổi thích hợp với cơ chế mới, chưa thực sự đóng vai trị chủ đạo cho kinh tế hộ phát triển. Kinh tế hộ gia đình ngồi một số ít hộ phát triển kinh tế trang trại sản xuất hàng hóa, cịn chủ yếu là hộ kinh tế tiểu

nơng, sản xuất tự cung tự cấp, phương thức sản xuất manh mún, trình độ thấp, lao động thủ cơng… Nơng nghiệp ở tỉnh chưa thu hút đầu tư kinh doanh của thành phần kinh tế tư bản tư nhân, và thành phần kinh tế này cũng chưa phát triển.

Năm là: Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội nhìn chung cịn thấp kém, đời

sống nhân dân các dân tộc cịn nhiều khó khăn.

Hệ thống giao thông do các huyện quản lý chủ yếu là đường đất, mùa mưa đi lại khó khăn, hệ thống thủy lợi với đa số các cơng trình tạm, sự chảy là chủ yếu, thời gian gần đây ít được đầu tư xây dựng và sửa chữa.

Nguyên nhân của tình hình trên:

Có nhiều ngun nhân hạn chế đến sự phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Phơng Sa Lỳ theo hướng sản xuất hàng hóa, nhưng tập trung vào một số nguyên nhân chủ quan và khách quan sau đây:

Thứ nhất: Nằm trong tỉnh Phơng Sa Lỳ là một tỉnh có điều kiện tự

nhiên khắc nghiệt, địa bàn ở tỉnh phức tạp, điều kiện cho sự phát triển kinh tế hàng hóa cịn nhiều hạn chế. Xuất phátđiểm của nền kinh tế hàng hóa của Phơng Sa Lỳ quá thấp, chủ yếu là từ nền kinh tế tự nhiên, tự cung, tự cấp, lại nằm một thời gian dài trong cơ chế kinh tế tập trung, bước vào nền kinh tế thị trường trong một thời gian còn rất ngắn, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội vừa thiếu vừa yếu. Trình độ kiến thức của người Phơng Sa Lỳ cịn hạn chế, thiếu tư duy kinh tế, lối suy nghĩ làm ăn giản đơn, chậm trễ trong tổ chức thực hiện, còn nặng tư tưởng bảo thủ, cam chịu, chậm tiếp thu trình độ kiến thức làm ăn, khoa học kỹ thuật, chưa mạnh dạn đổi mới và vươn lên.

Thứ hai: Nhìn chung các huyện Phơng Sa Lỳ đều xa trung tâm của tỉnh

các thành phố lớn. Phông Sa Lỳ với đồng bằng và cả nước là đường được xây dựng từ lâu, nền đường nhỏ hẹp, còn hàng chục km đường đất, xuống cấp nghiêm trọng. Hệ thống giao thông nội vùng, hệ thống thủy lợi, điện, thơng tin liên lạc… cịn q thiếu, nhất là đối với vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Điều

đó làm ảnh hưởng rất lớn vận chuyển giao lưu hàng hóa. Tiếp cận thị trường, mở rộng sản xuất, đặc biệt là chưa tạo được môi trường thu hút vốn đầu tư trong tỉnh, trong nước và nước ngoài để phát triển kinh tế - xã hội. Có sản phẩm hàng hóa sản xuất ra nhưng do đường giao thơng, khó khăn nên khơng tiêu thụ được.

Thứ ba: Thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa chưa phát triển và

khơng ổn định, nhất là thị trường tiêu thụ hàng hóa nơng sản do Phơng Sa Lỳ là một tỉnh có nền kinh tế phát triển chậm, thu nhập dân cư thấp, sức mua hạn chế, khơng kích thích sản xuất phát triển. Đây là nguyên nhân chính, trực tiếp làm hạn chế sự phát triển của sản xuất hàng hóa.

Thứ tư: Trong sản xuất hàng hóa vốn cho sản xuất hết sức quan trọng,

nhưng lại thiết nghiêm trọng. Vốn ngân sách đầu tư cho Phông Sa Lỳ mới được chú ý trong những năm gần đây, nhưng chiếm tỷ lệ nhỏ, lại phân tán, chủ yếu là vốn đầu tư cho sản xuất lâm nghiệp, cho chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng, với đầu tư cho sản xuất nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi) không đáng kể, hệ thống thủy lợi xuống cấp nghiêm trọng, nhưng chưa có đầu tư. Vốn vay ngân hàng lãi suất cao, thủ tục phiền hà. Mặc dù vốn ngân hàng đã có đóng góp nhất định trong phát triển kinh tế - nâng cao đời sống, nhưng đang đặt ra một thực tế là có nhiều hộ nơng dân (nhất là hộ nghèo) do trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh kém và nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau cho nên sử dụng vốn vay kém hiệu quả, khơng trả nợ ngân hàng, vì vậy nợ quá hạn vốn vay ngân hàng trở thành một vấn đề bức xúc ở một số huyện. Vốn tự tích lũy trong nội bộ nơng dân cịn hạn chế do trình độ kinh tế cịn thấp, sản xuất chỉ mới đủ ăn chưa có nhiều vốn tích lũy.

Thứ năm: Chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội và dân tộc

đã có nhưng cịn chung chung, thiếu cụ thể. Bộ máy các ngành cấp tỉnh ít quan tâm đến Phông Sa Lỳ, trừ Ban Dân tộc và tỉnh. Đến nay, chưa có một chủ trương, chính sách cụ thể của tỉnh nhằm khuyến khích các thành phần

kinh tế mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế nông thôn ở Phông Sa Lỳ. Chức năng quản lý kinh tế của nhà nước các cấp chưa rõ, có lúc có nơi cịn can thiệp sâu vào hoạt động của các doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế. Vốn đầu tư cho Phông Sa Lỳ cịn nhỏ giọt và phân tán chậm có chủ trương tổ chức lại sản xuất kinh doanh và đổi mới cơ chế quản lý của các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nhất là chưa có mơ hình quản lý trực tiếp thích hợp đối với các nơng lâm trường quốc doanh. Kinh tế hợp tác ở Phông Sa Lỳ chưa được chú ý và tập trung chỉ đạo hiện đang bị thả nổi, chậm xây dựng mơ hình.

Tóm lại là vùng có nhiều tiềm năng và lợi thế, trong hơn 25 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Phơng Sa Lỳ đã có những bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, thu được nhiều kết quả quan trọng, sản phẩm hàng hóa ngày càng nhiều, nhất là sản phẩm cây công nghiệp, cây ăn quả, thị trường từng bước mở rộng, đã hình thành nền kinh tế nhiều thành phần. Nhưng sự phát triển kinh tế hàng hóa chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có, kinh tế chậm phát triển và nhìn chung vẫn đang là nền kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp, đời sống các đồng bào dân tộc vẫn cịn gặp nhiều khó khăn. Để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Phơng Sa Lỳ theo hướng sản xuất hàng hóa trở thành nền kinh tế thị trường, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, đang đặt ra cho trung ương, tỉnh, các cấp, các ngành và nhân dân các huyện vấn đề cần tập trung nghiên cứu để có phương hướng giải pháp và bước đi cụ thể, phù hợp.

Chương 3

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh phông sa lỳ cộng hòa dân chủ nhân dân lào -Luận văn thạc sĩ (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w