Lợi thế cạnh tranh của MB Cần Thơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng trên địa bàn thành phố cần thơ trường hợp của ngân hàng quân đội chi nhánh cần thơ (Trang 70)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT CẠNH TRANH

2.7 Đánh giá tổng quan về năng lực cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh của Ngân

2.7.2 Lợi thế cạnh tranh của MB Cần Thơ

MB Cần Thơ tận dụng những ưu thế sẵn có của mình để áp dụng một trong ba hoặc kết cả ba chiến lược dẫn đầu chi phí, chiến lược khác biệt hóa sản phẩm và chiến lược tập trung một cách linh hoạt, có hiệu quả và thay đổi phù hợp với môi trường kinh doanh. Nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh của MB Cần Thơ với các đối thủ trên địa bàn Thành Phố Cần Thơ.

2.7.2.1 Chiến lược dẫn đầu về chi phí

MB Cần Thơ muốn tạo ra và duy trì mức giá cả thấp nhất so với các NHTM trên địa bàn Thành phố Cần Thơ để tạo ra lợi thế cạnh tranh. Muốn thực hiện thành công chiến lược này, MB Cần Thơ cần phải có thị trường rộng và quy mơ vốn lớn để bù đắp phần chi phí đã giảm, vẫn đảm bảo ngân hàng thu được lợi nhuận. Tuy nhiên, không phải chấp nhận bất cứ giá nào hay phá giá, mà phải tính đến đẳng cấp thương hiệu MB, vì đây khơng phải là theo đuổi mục tiêu ngắn hạn, mà là một chiến lược trong dài hạn. Chiến lược chi phí thấp nhất giúp cho ngân hàng tăng sức cạnh tranh, thu được lợi nhuận trên mức trung bình để có thể đứng vững và mở rộng quy mơ. Nhưng chiến lược này cũng dễ bị các đối thủ cạnh tranh sao chép và có khả năng hạ mức chi phí thấp hơn nữa. Đồng thời chiến lược này cũng làm hạn chế những cải tiến sản phẩm để đáp ứng sự thay đổi thị hiếu của khách hàng.

Do MB Cần Thơ mới thành lập được hai năm, quy mơ và thị phần cịn hạn hẹp, nên chưa thực hiện chiến lược dẫn đầu chi phí một cách hiệu quả. Thường chỉ áp dụng giá ưu đãi đối với các khách hàng chiến lược của ngân hàng, hoặc khách hàng sử dụng trọn gói sản phẩm của MB. Chẳng hạn, giảm phí chuyển tiền cho khách hàng có vay vốn hoặc tăng thêm một phần lãi suất cho khách hàng gửi tiết kiệm với lượng tiền lớn. Tuy nhiên, chiến lược này cũng đã được áp dụng rộng rãi bởi các đối thủ cạnh tranh. Có những ngân hàng lớn tầm cỡ trên địa bàn, sẵn lòng hạ lãi suất cho vay hoặc nâng lãi suất tiền gửi ở mức thấp hơn nữa để lôi kéo khách hàng như: Eximbank, Vietcombank, Sacombank….Cho nên, có thể nói chiến lược này phải được cập nhập, tính tốn và thay đổi thường xuyên cho phù hợp, sao cho vẫn đảm bảo ngân hàng đạt được lợi nhuận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng trên địa bàn thành phố cần thơ trường hợp của ngân hàng quân đội chi nhánh cần thơ (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)