Tóm tắt q trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng tại ngân hàng TMCP việt nam tín nghĩa , luận văn thạc sĩ (Trang 31)

2.1.1.1 Giới thiệu về TNB

Tên gọi : Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Tín Nghĩa

Tên giao dịch quốc tế : Vietnam Tin Nghia Commercial Joint Stock Bank Tên viết tắt : VIETNAM TIN NGHIA BANK

Trụ sở chính : 50Bis-52 Phạm Hồng Thái, Phường Bến Thành, Quận 1, Tp. HCM Điện thoại : (84-8) 38279797 Fax: (84-8) 38245599

Website : www.tinnghiabank.vn Vốn điều lệ : 3.399.006.000.000 đồng

Giấy phép thành lập : Số 557/GP-UB do UBND Tp. HCM cấp ngày 09/10/1992 Giấy phép hoạt động : Số 164/QĐ-NH5 do Thống đốc NHNN cấp ngày 22/08/1992

2.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển:

* Thành lập:

Ngân hàng được thành lập ngày 22/08/1992 theo Giấy phép hoạt động số 0028/NH-GP do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cấp mang tên Ngân hàng Thương mại cổ phần Tân Việt với vốn điều lệ 10 tỷ đồng.

Kể từ ngày 18/01/2006 Ngân hàng Thương mại cổ phần Tân Việt được đổi tên thành Ngân hàng Thương mại cổ phần Thái Bình Dương.

Đến ngày 23/01/2009 Ngân hàng Thương mại cổ phần Thái Bình Dương được đổi tên thành Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Tín Nghĩa.

Trong suốt hơn 17 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng đã gặp khơng ít những khó khăn. Tuy nhiên với sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát, Ban Điều hành của Ngân hàng đã nỗ lực khơng ngừng, cùng tồn thể cán bộ nhân viên chung sức đồn kết khắc phục những khó khăn, từng bước đưa Ngân hàng phát triển một cách mạnh mẽ cả về lượng và chất trong những năm gần đây.

* Mục tiêu

TNB không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng thơng qua việc tìm hiểu nhu cầu, kỳ vọng của mỗi đối tượng khách hàng để đưa ra các giải pháp chăm sóc hữu hiệu, thỏa mãn cao nhất các nhu cầu hợp lý của khách hàng.

TNB luôn nỗ lực hoạt động để nâng cao năng lực tài chính nhằm khơng ngừng gia tăng giá trị dành cho cổ đông.

TNB xác định phát triển nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng để tăng năng lực cạnh tranh, thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực chính là sự chuẩn bị cho bước phát triển trong tương lai.

* Quá trình phát triển * Phát triển về vốn điều lệ

Bảng 2.1: Quá trình phát triển vốn điều lệ

STT Ngày ban hành Quyết định của NHNN Vốn điều lệ

1 22/08/1992 0028/NH-GP 10.000.000.000 2 13/01/1994 03/QĐ-NH5 20.000.000.000 3 10/11/1994 284/QĐ-NH6 30.406.000.000 4 15/01/1995 21/QĐ-NH7 50.706.000.000 5 16/08/1996 24/QĐ-NH8 60.239.000.000 6 04/04/1997 80/QĐ-NH9 70.035.000.000

7 26/01/2005 059034, thay đổi lần thứ 5 102.167.000.000 8 13/05/2005 059034, thay đổi lần thứ 6 189.067.000.000 9 10/05/2007 059034, thay đổi lần thứ 9 553.097.000.000 10 31/12/2007 059034, thay đổi lần thứ 10 566.501.000.000 11 02/04/2009 059034, thay đổi lần thứ 14 1.133.002.000.000 12 27/11/2009 059034, thay đổi lần thứ 15 3.399.006.000.000

(Nguồn: Trích “Báo cáo thường niên năm 2009”)

10 20 30 51 60 70 102 189 553 567 1.133 3.399 0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 3.500 4.000 Vốn điều lệ (tỷ đồng) 22/08/1992 13/01/1994 10/11/1994 15/01/1995 16/08/1996 04/04/1997 26/01/2005 13/05/2005 10/05/2007 31/12/2007 02/04/2009 27/11/2009

Hình 2.1: Tình hình vốn điều lệ TNB từ năm 1992 đến năm 2009

Ngoài việc tuân thủ theo quy định cuối năm 2010, tất cả các ngân hàng phải có vốn điều lệ tối thiểu 3.000 tỷ đồng, nhằm tăng năng lực cạnh tranh và năng lực tài chính, cuối năm 2009, vốn điều lệ của TNB đã tăng đột biến từ 1.133 ngàn tỷ lên 3.399 ngàn tỷ đồng, tăng gấp 2 lần.

* Phát triển về tài sản, huy động vốn và thu nhập

Bảng 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2007 – 31/08/2010

(ĐVT: tỷ đồng) Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 31/08/2010 Giá trị ± % so với 2007 Giá trị ± % so với 2008 Tổng giá trị tài sản 4.187 5.032 20,2 15.940 216,7 33.725 Tổng vốn huy động 3.460 4.294 24,1 12.026 180,1 22.841

Lợi nhuận trước thuế 69 23 -66,7 253 1.000 255

Lợi nhuận sau thuế 50 17 -66,0 191 1.023 202

(Nguồn: Trích “Báo cáo thường niên” năm 2008, 2009 và các báo cáo tuần) Năm 2009 là năm TNB có nhiều thành tựu đột phá. Nguyên nhân là do tăng vốn điều lệ nên dẫn đến các hoạt động khác cũng tăng đột biến theo. Cụ thể là tổng tài sản tăng 2.2 lần; tổng vốn huy động tăng 1.8 lần và lợi nhuận trước thuế tăng gấp 10 lần. 4.187 5.032 15.940 33.725 0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000 35.000 2007 2008 2009 Tháng 8/2010 Năm Tổng giá trị tài sản Tổng giá trị tài sản

3.460 4.294 12.026 22.841 0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 2007 2008 2009 31/08/2010 Tổng vốn huy động Tổng vốn huy động

Hình 2.3: Tình hình phát triển vốn huy động giai đoạn 2007 – tháng 8/2010

69 23 253 255 0 50 100 150 200 250 300

Lợi nhuận trước thuế

2007 2008 2009 31/08/2010

Hình 2.4: Tình hình phát triển lợi nhuận giai đoạn 2007 – tháng 8/2010

* Phát triển về số lượng khách hàng

Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ của TNB không ngừng tăng lên trong thời gian vừa qua, cụ thể:

Bảng 2.3: Số lượng khách hàng giai đoạn 2007 – 31/08/2010 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 31/08/2010 Giá trị ± % so với 2007 Giá trị ± % so với 2008 Số lượng khách hàng 9.908 12.983 31,0 17.527 35,0 25.322

(Nguồn: Trích “Báo cáo thường niên” năm 2008, 2009 và các báo cáo tuần)

Hình 2.5: Tình hình số lượng khách hàng giai đoạn 2007 – tháng 8/2010

* Phát triển về mạng lưới hoạt động

TNB đã có các Chi nhánh, Phịng giao dịch, Điểm giao dịch ở cả miền Bắc, Trung và Nam và mạng lưới hoạt động ngày càng được đầu tư mở rộng, cụ thể:

9.908 12.983 17.527 25.322 0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000 Số lượng khách hàng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 31/08/2010

Bảng 2.4: Mạng lưới hoạt động giai đoạn 2007 – 31/08/2010

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 31/08/2010

Chi nhánh 5 5 8 9

Phòng giao dịch 4 5 10 21

Quỹ tiết kiệm 2 4 11 30

Tổng cộng 11 14 29 60

(Nguồn: Trích “Báo cáo thường niên” năm 2008, 2009 và các báo cáo tuần)

Tổng số điểm giao dịch 11 14 29 60 0 10 20 30 40 50 60 70 2007 2008 2009 31/08/2010 Tổng số điểm giao dịch

Hình 2.6: Tình hình tổng số điểm giao dịch từ năm 2007 đến tháng 8/2010 2.1.2 Các dịch vụ TNB đang cung cấp cho khách hàng

2.1.2.1 Cấp tín dụng

TNB cung cấp dịch vụ tín dụng cho các khách hàng là cá nhân hoặc doanh nghiệp nhằm phục vụ các nhu cầu về sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống… Các loại cho vay bao gồm:

 Cho vay đầu tư dự án xây dựng cao ốc chung cư, văn phòng;  Cho vay mua nhà ở, đất ở;

 Cho vay sửa chữa, xây dựng, trang trí nội thất nhà ở;  Cho vay trả góp, sinh hoạt, tiêu dùng;

 Cho vay sổ tiết kiệm. 2.1.2.2 Huy động vốn

TNB huy động vốn của các khách hàng là cá nhân hoặc doanh nghiệp bằng Đồng Việt Nam, vàng và đô la Mỹ với nhiều loại kỳ hạn (1 tuần, 2 tuần, 3 tuần, 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng và 24 tháng) và khơng kỳ hạn với nhiều chương trình hấp dẫn.

2.1.2.3 Dịch vụ thanh toán quốc tế

TNB cung cấp các dịch vụ thanh toán quốc tế bao gồm:  Chuyển tiền thanh toán điện tử (T/T);

 Phát hành tín dụng thư (L/C);

 Thông báo, chuyển bộ chứng từ, chiết khấu bộ chứng từ L/C xuất khẩu, tài trợ xuất khẩu có tín dụng thư;

 Nhờ thu kèm chứng từ;  Nhờ thu trơn.

 Kinh doanh ngoại tệ phục vụ nhu cầu thanh toán quốc tế, nhu cầu chyển tiền du học, khám chữa bệnh,...;

2.1.2.4 Các loại dịch vụ ngân hàng khác.  Mua bán nhà qua Ngân hàng;  Mua bán nhà qua Ngân hàng;

2.2 Thực trạng cung cấp dịch vụ tín dụng tại TNB trong thời gian qua 2.2.1 Thực trạng 2.2.1 Thực trạng

2.2.1.1 Tổng dư nợ

Tổng dư nợ năm 2009 đạt hơn 9 ngàn tỷ đồng, tăng gần 1.5 lần năm 2008. Trong khi đó cuối tháng 8 năm 2010, dư nợ tín dụng đạt hơn 23 ngàn tỷ đồng, tăng 2.4 lần so với năm 2009.

Bảng 2.5: Tổng dư nợ cho vay giai đoạn 2007 – đến 31/08/2010

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 31/08/2010 Giá trị ± % so với 2007 Giá trị ± % so với 2008 Tổng dư nợ 2.768 3.938 42,3 9.645 144,9 23.230 Dư nợ ngắn hạn 1.222 1.274 4,3 6.752 430,0 17.299 Dư nợ trung, dài hạn 1.546 2.664 72,3 2.893 8,6 5.931

(Nguồn: Trích “Báo cáo thường niên” năm 2008, 2009 và các báo cáo tuần)

Tổng dư nợ 2.768 3.938 9.645 23.230 0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 2007 2008 2009 31/08/2010 Tổng dư nợ

2.2.1.2 Cơ cấu cho vay

Trong cơ cấu cho vay tại TNB, cho vay ngắn hạn có xu hướng tăng dần và giảm tỷ trọng dư nợ cho vay trung, dài hạn từ năm 2008 đến nay. Cụ thể: tỷ trọng cho vay ngắn hạn tăng từ 32.4% năm 2008 lên 70% năm 2009 và tháng 8/2010 tiếp tục tăng lên 74,5%.

Bảng 2.6: Tỷ trọng cho vay theo thời hạn vay giai đoạn 2007 – 31/08/2010

2007 2008 2009 31/08/2010 Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn 44,1 32,4 70,0 74,5 Tỷ trọng dư nợ trung, dài hạn 55,9 67,6 30,0 25,5

44,1 32,4 70,0 74,5 55,9 67,6 30,0 25,5 0,0 20,0 40,0 60,0 80,0 100,0 120,0 2007 2008 2009 31/08/2010

Tỷ trọng dư nợ trung, dài hạn Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn

Hình 2.8: Tình hình cho vay theo thời hạn cho vay từ năm 2007 đến 8/2010

2.2.1.3 Tình hình nợ xấu :

Năm 2008, tỷ lệ nợ xấu tăng cao, chiếm đến 10.8% tổng dư nợ. Tuy nhiên năm 2009 đến nay tỷ lệ nợ xấu đã thấp dưới 2%. Tuy nhiên, sự sụt giảm này không phải

do giảm dư nợ xấu mà do sự tăng lên rất nhiều trong tổng dư nợ làm giảm tỷ lệ nợ xấu.

Bảng 2.7: Tình hình nợ xấu giai đoạn 2007 – 8/2010

2007 2008 2009 31/08/2010 Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ (%) 0,94 10,82 1,7 1,96

(Nguồn: Trích “Báo cáo thường niên” năm 2008, 2009 và các báo cáo tuần)

Tỷ lệ nợ xấu 0,94 10,82 1,7 1,96 0 2 4 6 8 10 12 tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ 2007 2008 2009 31/08/2010 Hình 2.9: Tình hình nợ xấu từ năm 2007 đến tháng 8/2010

2.2.2 Đánh giá chung về thực tế chất lượng dịch vụ tín dụng tại TNB : 2.2.2.1 Quy trình cho vay của TNB 2.2.2.1 Quy trình cho vay của TNB

Theo Quyết định số 532/QĐ-TGĐ.10 ngày 16/03/2010 của Tổng Giám Đốc TNB quy định về quy trình cho vay. Theo đó TNB có 8 cấp có thẩm quyền quyết định cho vay như sau:

- Trưởng phòng giao dịch căn cứ vào mức phán quyết cho vay do Giám đốc chi nhánh giao, hiện nay là 500 triệu đồng.

- Phó Giám Đốc chi nhánh căn cứ vào mức phán quyết cho vay do Giám đốc chi nhánh giao, hiện nay là 500 triệu đồng.

- Giám Đốc chi nhánh căn cứ vào mức phán quyết cho vay do Tổng Giám đốc giao, hiện nay là 500 triệu đồng đối với khách hàng cá nhân và 1.000 triệu đồng đối với khách hàng doanh nghiệp.

- Hội đồng tín dụng chi nhánh căn cứ vào mức phán quyết cho vay do Tổng Giám đốc giao. Hiện nay là 700 triệu đồng đối với khách hàng cá nhân và 1.500 triệu đồng đối với khách hàng doanh nghiệp.

- Phó Tổng Giám Đốc căn cứ vào mức phán quyết cho vay do Tổng Giám đốc giao. Hiện nay là 5 tỷ đồng đối với khách hàng cá nhân và 8 tỷ triệu đồng đối với khách hàng doanh nghiệp.

- Tổng Giám Đốc căn cứ vào mức phán quyết cho vay do Hội đồng quản trị giao. Hiện nay là 15 tỷ đồng đối với khách hàng cá nhân và 20 tỷ đồng đối với khách hàng doanh nghiệp.

- Hội đồng tín dụng hội sở căn cứ vào mức phán quyết cho vay do Hội đồng quản trị giao, hiện nay là 30 tỷ đồng.

- Hội đồng quản trị.

Nguyên tắc khi thực hiện quy trình tín dụng là hồ sơ cho vay phát sinh tại đơn vị cho vay cấp thấp phải trình lên cấp có thẩm quyền cao hơn quyết định cho vay thì lãnh đạo đơn vị cho vay cấp thấp chỉ được giải quyết cho vay sau khi có quyết định cho vay của cấp có đủ thẩm quyền cao hơn.

Nội dung quy trình cho vay:

Quy trình cho vay được bắt đầu khi nhân viên quan hệ khách hàng tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng và kết thúc khi thanh lý hợp đồng tín dụng.

(1) Tiếp nhận và hướng dẫn hồ sơ vay vốn cho khách hàng (2) Thẩm định cho vay

(3) Kiểm soát thẩm định cho vay

(4) Tái thẩm định và quyết định cho vay

(5) Thỏa thuận và ký kết hợp đồng với khách hàng

(6) Giải ngân, giám sát hoạt động khách hàng, đôn đốc thu hồi nợ gốc, lãi vay Quy định về thời gian thẩm định, tái thẩm định và quyết định khoản vay - Đối với khoản vay ngắn hạn:

 Khách hàng cá nhân: tối đa 5 ngày làm việc kể từ ngày nhân viên quan hệ khách hàng nhận đầy đủ hồ sơ vay vốn của khách hàng.

 Khách hàng doanh nghiệp: tối đa 10 ngày làm việc kể từ ngày nhân viên quan hệ khách hàng nhận đầy đủ hồ sơ vay vốn của khách hàng

- Đối với khoản vay trung dài hạn:

 Khách hàng cá nhân: tối đa 10 ngày làm việc kể từ ngày nhân viên quan hệ khách hàng nhận đầy đủ hồ sơ vay vốn của khách hàng.

 Khách hàng doanh nghiệp: tối đa 20 ngày làm việc kể từ ngày nhân viên quan hệ khách hàng nhận đầy đủ hồ sơ vay vốn của khách hàng

2.2.2.2 Chính sách tín dụng của TNB

Chính sách tín dụng là một trong những cơ sở nền tảng để đánh giá chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng. Chính sách tín dụng của TNB bị chi phối bởi chính sách tiền tệ, chính sách vĩ mơ của Ngân hàng Nhà nước. Hiện nay, chính sách tín dụng tại TNB là hạn chế cho vay kinh doanh bất động sản và đầu tư chứng khoán theo chủ trương chung của Ngân hàng Nhà nước.

2.2.2.3 Thành tựu

Trong thời gian qua, TNB đã mở rộng thị phần cho vay tại các địa bàn trọng yếu ở thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội, tận dụng các thế mạnh về sự chuyên nghiệp trong thẩm định tín dụng và thời gian hoàn tất hồ sơ vay vốn cho

khách hàng để tăng doanh số và mở rộng thị phần. Bên cạnh đó, TNB cũng thường xun rà sốt, quan tâm và chăm sóc các khách hàng có uy tín để duy trì mối quan hệ tốt với các khách hàng, qua đó đạt được mức tăng trưởng về dư nợ tín dụng trên cơ sở đảm bảo an toàn chất lượng của khoản vay. Công tác kiểm tra nội bộ được tiến hành theo định kỳ hàng năm nên đã kịp thời bổ sung, chấn chỉnh các thiếu sót về hoạt động tín dụng trong tồn hệ thống.

Nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, tập trung vốn cho các doanh nghiệp sản xuất, thương mại, dịch vụ, xây dựng, các hộ gia đình và cá nhân nên trong hơn hai năm qua, hoạt động tín dụng tại Ngân hàng đã đạt được những thành tựu mang tính bước ngoặt được thể hiện qua mức độ tăng trưởng vể tổng dư nợ, lợi nhuận đạt được và việc giảm tỷ lệ nợ xấu.

Ngoài ra, TNB cịn đang ngày càng hồn thiện, hồn chỉnh các quy trình, quy chế trong hoạt động tín dụng trên cơ sở chặt chẽ nhưng vẫn đảm bảo ưu tiên tiêu chí có lợi cho cả ngân hàng và khách hàng.

2.2.2.4 Tồn tại

Tuy đã đạt được những thành tựu đáng kể nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại cần được xem xét, khắc phục.

Thứ nhất, hiện TNB định hướng tập trung hoạt động cung cấp dịch vụ về Hội sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng tại ngân hàng TMCP việt nam tín nghĩa , luận văn thạc sĩ (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)