Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng tại ngân hàng TMCP việt nam tín nghĩa , luận văn thạc sĩ (Trang 72 - 74)

4.2 Giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng tại TNB

4.2.2.1 Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng

Hiện nay, sản phẩm tín dụng của TNB chưa đa dạng, chỉ bao gồm các sản phẩm cơ bản như: cho vay sản xuất, thương mại và dịch vụ; cho vay đầu tư dự án xây dựng cao ốc chung cư, văn phòng (nhưng rất ít dự án); cho vay tài trợ xuất nhập khẩu; cho vay mua nhà ở, đất ở (đang rất hạn chế); cho vay sửa chữa, xây dựng, trang trí nội thất nhà ở; cho vay trả góp, sinh hoạt, tiêu dùng; cho vay sổ tiết kiệm. Trong các hình thức cho vay trên, chỉ có ba hình thức cho vay chủ yếu, chiếm tỷ trọng cao trên tổng dư nợ tại TNB là cho vay sản xuất, thương mại và dịch vụ; cho vay sửa chữa, xây dựng, trang trí nội thất nhà ở; cho vay sinh hoạt, tiêu dùng; cho vay sổ tiết kiệm. Cịn lại các hình thức cho vay dự án; cho vay tài trợ xuất nhập khẩu chiếm tỷ lệ rất ít.

Do đó TNB cần phát triển thêm một số sản phẩm tín dụng để đáp ứng nhu cầu khách hàng và bắt kịp xu thế phát triển của nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay. Cụ thể như sau:

(1) Đẩy mạnh cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và cho vay đầu tư dự án xây dựng cao ốc chung cư, văn phòng.

Trước hết cần đầy mạnh hai sản phẩm cho vay hiện có nhưng chiếm tỷ trọng thấp tại TNB là cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và cho vay đầu tư dự án xây dựng cao ốc chung cư, văn phòng.

Thứ nhất, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay thì hoạt động ngoại thương diễn ra vô cùng sôi nổi nên cho vay tài trợ xuất nhập khẩu là một định hướng và xu thế tất yếu. Đây chính là hoạt động mang về lượng ngoại tệ lớn cho

TNB, đáp ứng nhu cầu xuất và nhập khẩu cho các doanh nghiệp, củng cố thương hiệu và uy tín khơng chỉ trong thị trường nội địa mà còn cả với các ngân hàng, đại lý trên tồn thế giới thơng qua dịch vụ chuyển tiền ra nước ngoài. Một trong những giải pháp là tăng cường cho vay bảo đảm bằng khoản phải thu từ bộ chứng từ hàng xuất hay cho vay chiết bộ chứng từ hàng xuất. Hình thức này hổ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu chủ động hơn về nguồn vốn kinh doanh. Ngân hàng sẽ cho vay dựa trên giá trị bộ chứng từ hàng xuất ngay sau khi doanh nghiệp xuất hàng cho đối tác. Việc tài trợ này sẽ giúp các doanh nghiệp có ngay tiền sau khi xuất hàng để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí trong việc theo dõi, thu hồi cơng nợ.

Thứ hai, xu hướng đơ thị hóa, hiện đại hóa làm xuất hiện ngày càng nhiều dự án chung cư, căn hộ, cao ốc văn phịng mọc lên chứng tỏ cầu về nó đang tăng. Vì vậy, TNB nên đẩy mạnh hoạt động cho vay này để vừa tiếp cận được với chủ đầu tư vừa tiếp cận được với các đối tượng khách hàng có nhu cầu mua căn hộ hoặc thuê cao ốc văn phịng. Như vậy TNB có thể tài trợ cho cả hai nhóm đối tượng, nâng cao khả năng phục vụ dịch vụ tín dụng cho ngân hàng.

(2) Cho vay thấu chi: là sản phẩm mà TNB cho phép khách hàng chi vượt quá số dư tiền gởi trong tài khoàn một khoản tiền tối đa theo quy định. Hiện nay, sản phẩm cho vay này rất phổ biến và thông dụng giúp các khách hàng có nhu cầu vốn lưu động tức thời và phát sinh giao dịch tiền gởi thường xuyên.

(3) Cho vay thơng qua thẻ tín dụng: là một hình thức cho vay tín chấp, người được cấp thẻ tín dụng sẽ có một hạn mức trong thẻ, được sử dụng để thanh toán rất nhiều dịch vụ, tiện ích. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng ngày càng phát triển vì tính năng hiệu quả và an tồn của nó. Hiện nay, thị trường Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng để phát triển sản phẩm thẻ tín dụng. Vì vậy TNB nên tận dụng thời cơ này để hòa vào xu thế chung nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng tại ngân hàng mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng tại ngân hàng TMCP việt nam tín nghĩa , luận văn thạc sĩ (Trang 72 - 74)