Giá trị trung bình của các biến đo lường nhân tố Năng lực phục vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng tại ngân hàng TMCP việt nam tín nghĩa , luận văn thạc sĩ (Trang 64)

Statistics 560 560 560 560 560 560 560 560 0 0 0 0 0 0 0 0 4.16 3.96 4.14 4.02 3.84 4.16 4.11 4.0561 Valid Missing N Mean

Hai nội dung được khách hàng quan tâm và đánh giá cao nhất là NLUC1 (Nhân viên tín dụng tạo được sự tin cậy với khách hàng) và NLUC6 (Nhân viên tín dụng có đạo đức nghề nghiệp) với điểm trung bình 4.16. Hai yếu tố này đều xuất phát từ nhân viên tín dụng, đây là một lợi thế và có tác động tích cực, cần phải được Ban lãnh Đạo của TNB có những biện pháp khuyến khích nhân viên và phát huy hai điểm mạnh này của nhân viên.

Trong khi đó nội dung được đánh giá thấp nhất là NLUC5 (Nhân viên tín dụng có tính chuyên nghiệp cao) với điểm trung bình bằng 3.84. Điều đó cho thấy tuy khách hàng đánh giá cao đạo đức nghề nghiệp cũng như tạo đươc sự tin tưởng cao từ nhân viên tín dụng nhưng bản thân họ chưa tỏ ra có tính chun nghiệp cao. Đây là điều ngân hàng cần chú trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực.

Ngoài ra, việc khách hàng đánh giá cao đạo đức nghề nghiệp và tạo được sự tin tưởng của nhân viên tín dụng khơng đồng nghĩa với việc khách hàng đã hài lòng với yếu tố đó mà khách hàng ln ln muốn nhu cầu của mình ngày càng phải được đáp ứng tốt hơn nên TNB cần phải duy trì và phát huy hơn nữa hai lợi thế này.

3.2.4.2 Thành phần phương tiện hữu hình

Thành phần phương tiện hữu hình bao gồm 4 biến quan sát. Điểm trung bình chung của thành phần phương tiện hữu hình (HUUHINH) là 3.90. Kết quả này cho thấy khách hàng đánh giá phương tiện hữu hình của TNB khá cao.

Bảng 3.11: Giá trị trung bình của các biến đo lường Phương tiện hữu hình

Nội dung được khách hàng quan tâm và đánh giá cao nhất là DAPUNG5 (Nhân viên tín dụng sẵn sàng đến tận nơi của khách hàng để tư vấn, hổ trợ ) với điểm trung bình 4.10 và nội dung được đánh giá thấp nhất là HH1 (Trang thiết bị và cơ sở vật

Statistics 560 560 560 560 560 0 0 0 0 0 3.71 3.96 3.86 4.10 3.9071 Valid Missing N Mean HH1 HH2 HH3 DAPUNG5 HUUHINH

chất của ngân hàng hiện đại, khang trang) với điểm trung bình bằng 3.71. Điều này cho thấy khách hàng đánh giá cao sự nhiệt tình, năng động của nhân viên tín dụng trong việc phục vụ dịch vụ và đánh giá không cao cơ sở vật chất của TNB. Vì vậy, Ban Lãnh đạo của TNB cần chú trọng trong việc đầu tư cơ sở vật chất của ngân hàng.

3.2.4.3 Thành phần tin cậy

Thành phần tin cậy bao gồm 3 biến quan sát. Điểm trung bình chung của thành phần tin cậy (TINCAY) là 3.63. Kết quả này cho thấy khách hàng đánh giá tin cậy của TNB khá cao.

Bảng 3.12: Giá trị trung bình của các biến đo lường nhân tố Tin cậy

Nội dung được khách hàng quan tâm và đánh giá cao nhất là TINCAY4 (Khả năng thẩm định khoản vay của ngân hàng rất tốt) với điểm trung bình 3.73 và nội dung được đánh giá thấp nhất là TINCAY5 (Ngân hàng có danh tiếng, uy tín) với điểm trung bình bằng 3.57. Điều đó cho thấy khách hàng đánh giá cao khả năng thẩm định khoản vay của khách hàng, tuy nhiên về mặt danh tiếng thì TNB chưa có giá trị về hình ảnh, thương hiệu so với một số ngân hàng thương mại khác.

Statistics 560 560 560 560 0 0 0 0 3.60 3.73 3.57 3.6333 Valid Missing N Mean

Tóm tắt chương III

Căn cứ vào cơ sở lý thuyết ở chương I, chương này đã đưa ra mô hình nghiên cứu đề nghị trên phương diện lý thuyết và giải thích các biến trong mơ hình cũng như thiết kế, xây dựng thang đo.

Sau đó, căn cứ vào số liệu thu thập được qua xử lý bằng SPSS có những phân tích kỹ và sâu hơn về các thành phần đo lường chất lượng dịch vụ tín dụng tại TNB: trình bày các kết quả phân tích nhân tố, kiểm định nhằm xác định các nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ tín dụng, xác định mối tương quan giữa các nhân tố đó với nhau và mối tương quan giữa các nhân tố đó với sự hài lịng của khách hàng. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy năng lực phục vụ có tác động mạnh nhất và tính tin cậy có tác động ít nhất đến sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ tín dụng tại TNB.

Trên cơ sở kết quả đạt được ở chương này đưa ra những đề xuất nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng từ đó nhằm nâng cao sự hài lòng của khách hàng ở chương sau.

CHƯƠNG IV:

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM TÍN NGHĨA.

4.1 Kết quả và đóng góp của nghiên cứu 4.1.1 Kết quả

Trong nghiên cứu của Parasuraman và các cộng sự đã đưa ra mơ hình nghiên cứu chất lượng dịch vụ, kết hợp với kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tín dụng trong 6 năm, tác giả đã đưa ra mô hình đề nghị cũng như thang đo đo lường chất lượng dịch vụ tín dụng tại TNB. Mơ hình ban đầu này bao gồm 5 nhân tố là phương tiện hữu hình, tin cậy, đồng cảm, năng lực phục vụ và đáp ứng. Năm nhân tố này được đo lường bởi 29 biến quan sát. Sau hai lần thực hiện phân tích nhân tố khám phá, kết hợp với kiểm định Cronbach’a Alpha, mơ hình ban đầu được điều chỉnh lại thành mơ hình mới bao gồm 6 nhân tố là phương tiện hữu hình, tin cậy, đồng cảm, năng lực phục vụ, đáp ứng và lãi suất. Với mơ hình này thực hiện các kiểm định cho hai nhóm giả thiết: nhóm giả thiết H1a đến H1p cho thấy chấp nhận 11 giả thiết và nhóm giả thiết H2a đến H2f cho thấy chỉ chấp nhận ba giả thiết H2b, H2d và H2f. Điều đó có nghĩa rằng với mơ hình được điều chỉnh chỉ có ba nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ tín dụng tại TNB, đó là năng lực phục vụ, phương tiện hữu hình và tính tin cậy. Cả ba nhân tố trên đều có tác động thuận đến sự hài lịng về chất lượng dịch vụ tín dụng tại TNB. Trong ba nhân tố đó, nhân tố năng lực phục vụ có tác động mạnh nhất, kế đến là phương tiện hữu hình và cuối cùng tính tin cậy.

Từ kết quả phân tích hồi quy, tác giả đưa ra những thảo luận về đề tài nghiên cứu với mục đích có cái nhìn tổng qt hơn về các các nhân tố ảnh hưởng sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ tín dụng tại TNB.

4.1.2 Đóng góp của nghiên cứu

Về mặt lý thuyết, có nhiều nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ tín dụng. Từ đó tương ứng cũng có rất nhiều biện pháp để nâng cao sự hài lòng này. Tuy nhiên thực tế qua kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có ba nhân tố có ý nghĩa thống kê đối với nghiên cứu này đó là năng lực phục vụ, phương tiện hữu hình và tính tin cậy. Vì vậy, các giải pháp của TNB hiện nay chỉ cần tập trung xoáy vào ba nhân tố này, tránh thực hiện các giải pháp một cách giàn trải, kém hiệu quả.

4.2 Giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng tại TNB Theo kết quả nghiên cứu, đã nhận dạng được những yếu tố ảnh hưởng đến chất Theo kết quả nghiên cứu, đã nhận dạng được những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TNB), đó là : tính hữu hình, tính đáng tin cậy và năng lực phục vụ.

Nhân tố phương tiện hữu hình tập trung vào việc nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, thời gian giao dịch cũng như vẻ bên ngoài và sự nhiệt tình của nhân viên ngân hàng. Yếu tố này liên quan đến các giải pháp về phát triển công nghệ, hạ tầng.

Nhân tố tin cậy phụ thuộc vào hình ảnh, danh tiếng của ngân hàng thông qua việc thẩm định hồ sơ vay và sự quan tâm và giải quyết thỏa đáng các nhu cầu thiết thực của khách hàng. Yếu tố này liên quan đến việc phát triển các sản phẩm tín dụng đa dạng .

Trong khi đó nhân tố năng lực phục vụ tập trung vào việc thể hiện trình độ chun mơn, cung cách phục vụ cũng như tạo sự tin cậy nơi khách hàng. Yếu tố này liên quan đến việc phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực của nhân viên để phục vụ khách hàng.

Xuất phát từ những phân tích và nhận định trên có bốn nhóm giải pháp cần thực hiện nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng tại TNB.

4.2.1 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

Trong nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực theo kết quả nghiên cứu ở chương 3 thì yêu cầu phát triển năng lực phục vụ của nhân viên là ưu tiên hàng đầu. Vì năng lực có tác động mạnh nhất đối với sự hài lòng của khách hàng, mà chính các nhân viên tín dụng chính là người tạo ra khả năng hay năng lực phục vụ của ngân hàng. Tập trung thu hút, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện có và đào tạo thế hệ kế thừa bằng môi trường làm việc trọng chữ “NGHĨA”, chính sách lương thưởng phù hợp với thị trường lao động và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, có đãi ngộ thích đáng đối với những nhân viên đã có đóng góp tích cực cho sự phát triển của TNB.

Trước tiên cần quan tâm xem xét công tác tuyển dụng của ngân hàng trên cơ sở thành lập bộ phận tuyển dụng chuyên trách. Hiện nay, TNB chỉ có bộ phận tuyển dụng thuộc phịng nhân sự - Hội sở có chức năng tuyển dụng tất cả các vị trí cho tồn bộ hệ thống của TNB. Đây là điều khá khó khăn, nhất là các chi nhánh và phịng giao dịch vì việc đáp ứng nhân sự khơng kịp thời và cơng tác tuyển dụng ít theo kịp nhu cầu thực tế (cả về số lượng và trình độ chun mơn) phát sinh tại các nơi này. Do đó, có thể giao quyền tuyển dụng đối với chức danh là nhân viên cho các chi nhánh để các chi nhánh chủ động hơn trong việc tuyển dụng nhân sự tại đơn vị và các phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm trực thuộc. Muốn vậy, cần thành lập bộ phận hành chánh - nhân sự chuyên nghiệp tại mỗi chi nhánh để trực tiếp thực hiện công tác tuyển dụng với các quy định, tiêu chuẩn rõ ràng, cụ thể; chịu trách nhiệm ra đề thi và phỏng vấn phù hợp với từng vị trí tuyển dụng nhằm đánh giá chính xác, khách quan với từng ứng viên. Ngoài ra, đối với các chức danh khác ngoại trừ nhân viên (từ phó phịng trở lên) vẫn thuộc thẩm quyền tuyển dụng của bộ phận nhân sự trực thuộc Hội sở. Với các chức danh quan trọng có thể thuê chuyên gia từ các công ty tuyển dụng uy tín để tuyển được người xứng đáng, có đủ năng lực đảm đương nhiệm vụ và trách nhiệm được giao.

Sau cơng tác tuyển dụng, q trình đào tạo cũng được xem là quan trọng không kém. Các ứng viên sau khi được tuyển dụng phải trải qua giai đoạn học việc hoặc

thử việc để làm quen với công việc trong môi trường mới. Khi tuyển dụng các nhân viên mới đã đáp ứng được những tiêu chuẩn, điều kiện nhất định tuy nhiên vẫn hồn tồn cịn xa lạ với thao tác cũng như những nghiệp vụ thuộc về chun mơn. Do đó, nhất thiết phải có trung tâm đào tạo, ngồi việc tập trung đào tạo chun mơn cho vị trí trúng tuyển cũng cần phải được đào tào toàn diện những nghiệp vụ khác liên quan nhằm hổ trợ cho quá trình tư vấn cho khách hàng, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng tại TNB. Cụ thể là ngồi việc đào tạo chun mơn về nghiệp vụ tín dụng cần phải đào tạo các nghiệp vụ hổ trợ như: thanh toán quốc tế, kế toán… Ngoài ra, đối với những nhân viên đã thành thạo nghiệp vụ cũng cần phải đào tạo những kiến thức, những quy định mới vì các quy định nghiệp vụ ngày càng phát triển và ngày càng có nhiều chương trình, sản phẩm mới nên các nhân viên cũng cần phải cập nhật, đào tạo các nội dung này để nâng cao khả năng phục vụ khách hàng tốt hơn. Do đó, định kỳ 3 hoặc 6 tháng, trung tâm đào tạo cần kiểm tra kỹ năng, chuyên môn của đội ngũ nhân viên, từ đó bổ sung và cập nhật kiến thức mới của riêng TNB cũng như của Ngân hàng nhà nước giúp nâng cao khả năng và trình độ, phục vụ tốt hơn. Ngồi việc nâng cao năng lực chun mơn của đội ngũ nhân viên, các khía cạnh khác cũng thuộc về nhiệm vụ của nguồn nhân lực bao gồm: rèn luyện tác phong làm việc chuyên nghiệp, thái độ phục vụ lịch sự, nhã nhặn; tinh thần trách nhiệm cao trong công việc; nâng cao đạo đức nghề nghiệp cũng như sự nhiệt tình của nhân viên tín dụng thể hiện qua việc sẵn sàng đến tận nơi của khách hàng tư vấn cũng cần phải được quan tâm.

Định kỳ hàng năm, TNB cần tổ chức kiểm tra để đánh giá, xếp loại nhân viên. Những nhân viên giỏi, xuất sắc sẽ được ưu tiên tăng lương, đề bạt cho những chức danh công việc cao hơn; những nhân viên kém, không đạt yêu cầu sẽ bị giảm lương và loại bỏ dần. Việc làm này sẽ kích thích nhân viên tập trung làm việc, trao dồi kỹ năng, chuyên môn, phát huy tốt nhất khả năng của mình, tạo động lực làm việc, phấn đấu và cống hiến hết mình.

Tạo ra giá trị cho ngân hàng thông qua nâng cao giá trị con người chính là tạo ra tài sản vơ hình cho chính ngân hàng. Qua kết quả khảo sát cho thấy nhân tố năng

lực phục vụ có tác động mạnh nhất đến sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ tín dụng, mà các yếu tố cấu thành nên năng lực phục vụ phần lớn là thuộc về yếu tố con người. Do đó, đây chính là cơ sở quan trọng để Ban Lãnh Đạo TNB có những chủ trương, chiến lược về nguồn nhân lực một cách đúng đắn, hiệu quả.

4.2.2 Các giải pháp về phát triển sản phẩm

4.2.2.1 Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng

Hiện nay, sản phẩm tín dụng của TNB chưa đa dạng, chỉ bao gồm các sản phẩm cơ bản như: cho vay sản xuất, thương mại và dịch vụ; cho vay đầu tư dự án xây dựng cao ốc chung cư, văn phòng (nhưng rất ít dự án); cho vay tài trợ xuất nhập khẩu; cho vay mua nhà ở, đất ở (đang rất hạn chế); cho vay sửa chữa, xây dựng, trang trí nội thất nhà ở; cho vay trả góp, sinh hoạt, tiêu dùng; cho vay sổ tiết kiệm. Trong các hình thức cho vay trên, chỉ có ba hình thức cho vay chủ yếu, chiếm tỷ trọng cao trên tổng dư nợ tại TNB là cho vay sản xuất, thương mại và dịch vụ; cho vay sửa chữa, xây dựng, trang trí nội thất nhà ở; cho vay sinh hoạt, tiêu dùng; cho vay sổ tiết kiệm. Cịn lại các hình thức cho vay dự án; cho vay tài trợ xuất nhập khẩu chiếm tỷ lệ rất ít.

Do đó TNB cần phát triển thêm một số sản phẩm tín dụng để đáp ứng nhu cầu khách hàng và bắt kịp xu thế phát triển của nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay. Cụ thể như sau:

(1) Đẩy mạnh cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và cho vay đầu tư dự án xây dựng cao ốc chung cư, văn phòng.

Trước hết cần đầy mạnh hai sản phẩm cho vay hiện có nhưng chiếm tỷ trọng thấp tại TNB là cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và cho vay đầu tư dự án xây dựng cao ốc chung cư, văn phòng.

Thứ nhất, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay thì hoạt động ngoại thương diễn ra vô cùng sôi nổi nên cho vay tài trợ xuất nhập khẩu là một định hướng và xu thế tất yếu. Đây chính là hoạt động mang về lượng ngoại tệ lớn cho

TNB, đáp ứng nhu cầu xuất và nhập khẩu cho các doanh nghiệp, củng cố thương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng tại ngân hàng TMCP việt nam tín nghĩa , luận văn thạc sĩ (Trang 64)