Chương 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
2.2 Phân tích thực trạng hoạt động của các công ty chứng khoán Việt Nam
2.2.2 Đánh giá thực trạng hoạt động các công ty chứng khoán Việt Nam
2.2.2.1 Những thành tựu
Sự phát triển về mặt quy mô và chất lượng dịch vụ của các CTCK: trãi
qua gần 10 năm hoạt động, các CTCK Việt Nam cũng gặp khơng ít khó khăn và trở ngại. Tuy nhiên các CTCK Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Tính đến cuối năm 2009, số lượng CTCK tăng đến 104 công ty với mạng lưới rộng khắp trên cả nước, mở ra nhiều cơ hội và sự lựa chọn cho NĐT, nhờ vậy chất lượng dịch vụ cũng ngày càng tốt hơn. Các CTCK ngày càng hoàn thiện các sản phẩm, dịch vụ trọn gói tiện ích và chuyên nghiệp hơn. Nếu như năm 2006, khách hàng phải chờ đợi xếp hàng để được đặt lệnh thì hiện nay khách hàng có thể ngồi tại nhà, cơ quan làm việc hoặc bất kỳ nơi nào có wifi để mở tài khoản, đặt lệnh, ứng tiền bán chứng khoán, chuyển khoản, nhận kết quả khớp lệnh qua internet, điện thoại di động hoặc qua tổng đài,… nhiều CTCK còn thu hút khách hàng bằng việc phục vụ tận nơi nếu khách hàng có nhu cầu.
Góp phần đẩy mạnh và hoàn thiện khung pháp lý: Năm 2009 là năm khó
khăn đối với hoạt động của TTCK. Tuy nhiên, hoạt động của các CTCK đã diễn ra khá sn sẻ, khơng có trường hợp nào bị giải thể, phá sản. Đó là một thành cơng hết sức lớn trong đó sự nỗ lực của bản thân các CTCK, sự đóng góp của các thành viên thị trường. Bên cạnh đó cơ quan quản lý đã có nhiều giải pháp để quản lý chặt hoạt động của CTCK như rà sốt, phân loại CTCK để có ứng xử phù hợp, yêu cầu các công ty báo cáo thường xuyên, trực tiếp cùng các công ty để xây dựng phương án chấn chỉnh hoạt động, yêu cầu các công ty tái cơ cấu, nâng cao năng lực tài chính hoặc rút bớt nghiệp vụ để đảm bảo tiêu chí hoạt động theo quy định. Hiện nay, UBCKNN đang nghiên cứu xem xét, xây dựng văn bản liên quan đến hoạt động giao dịch mua bán kỳ hạn (repo), giao dịch ký quỹ (margin), giao dịch ngày T+2 để trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định theo tình hình phát triển thị trường.
Nhân sự có trình độ chun mơn tăng nhanh: tính đến cuối năm 2009, đã
của nhân viên cũng được cải thiện rõ rệt, tuy nhiên con số này còn khá khiêm tốn, và đội ngũ nhân lực trình độ cao còn thiếu và chưa đủ đáp ứng nhu cầu.
Phí giao dịch cạnh tranh: hiện nay, nhiều CTCK, chủ yếu là những CTCK
mới thành lập đã đưa ra những chương trình khuyến mãi về phí giao dịch rất hấp dẫn nhằm thu hút và cạnh tranh thị phần của các CTCK khác. Với mức phí giao dịch của các CTCK cạnh tranh, hợp lý hơn và cũng không chênh lệch nhiều. Việc khuyến mãi giảm phí giao dịch chỉ là biện pháp trước mắt nhằm nhanh chóng tăng thị phần, cịn về lâu dài, đa dạng hoá sản phẩm và nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút khách hàng mới là điều sống còn của các CTCK. Những CTCK sớm nhận ra điều này sẽ có cơ hội để phát triển trong bối cảnh chất lượng dịch vụ đang trở thành một trong những tiêu chí hàng đầu để lựa chọn của các NĐT.
Tăng cường tiện ích cho NĐT: Các CTCK cũng cố gắng tìm ra hướng đi
riêng nhằm thu hút khách hàng như CTCK Tân Việt có dịch vụ "cà phê chứng khốn", khách hàng có thể vừa theo dõi tình hình thị trường vừa uống cà phê thư giãn, trao đổi với các NĐT khác trong một khung cảnh đẹp, CTCK Quốc tế có dịch vụ cung cấp thông tin cần biết cho khách hàng trên bảng điện tử lớn trước mỗi phiên giao dịch, CTCK Tràng An và CTCK An Bình có dịch vụ nhắn tin SMS thông báo kết quả khớp lệnh thành cơng, CTCK Hồng Gia tại Eden Mall: NĐT khi kết thúc giao dịch trên sàn chứng khốn có thể thoải mái dạo bước mua sắm, thưởng thức ẩm thực, thư giãn, tận hưởng cuộc sống nhà đầu tư khi đến giao dịch tại đây, ngoài ra nhà đầu tư còn được những thuận lợi khác như được miễn phí giữ xe, có khu vực ăn uống, café để có thể giao dịch, bàn cơng việc,…
Hiện đại hóa cơng nghệ trong các hoạt động: các CTCK đầu tư vào công
nghệ và nguồn nhân lực để nâng cao công tác quản trị điều hành và nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng của các CTCK. Hầu hết các CTCK đều đã truyền lệnh trực tiếp vào HOSE, HNX. Công tác vận hành cũng được chuyên nghiệp hóa qua các phần mềm chuyên dụng. Các dịch vụ cho NĐT ngày càng tiện ích và cơng nghệ hóa, đây cũng là xu hướng lựa chọn của các NĐT vì tính tiện ích và bảo mật của nó.
2.2.2.2 Những tồn tại và nguyên nhân
Mặc dù phát triển khá nhanh, nhưng các CTCK Việt Nam còn quá non trẻ so với lịch sử các CTCK trên thế giới, nên các CTCK chưa có nhiều kinh nghiệm trong các hoạt động điều hành cũng như quản trị rủi ro, trình độ của nhân viên cũng như hiểu biết về thị trường còn chưa cao. Chất lượng hoạt động của các tổ chức trung gian còn hạn chế. Ngoài ra, chất lượng các dịch vụ của CTCK cịn chấp vá, làm đến đâu hồn thiện dần đến đấy.
Hoạt động các CTCK tiềm ẩn nhiều rủi ro: dù đã có hệ thống kiểm soát rủi ro cho thị trường, nhưng các chế tài chưa đủ mạnh để răn đe các CTCK. Các hoạt động tại các CTCK chưa được giám sát chặt chẽ phát sinh nhiều tiêu cực như thao túng giá chứng khoán, lợi dụng tài khoản khách hàng, thực hiện các nghiệp vụ ngoài quy định, các hoạt động lách luật về các nghiệp vụ chưa được phép triển khai tại các CTCK như bán khống chứng khoán, tỷ lệ margin cao, lợi dụng tài khoản khách hàng để kinh doanh.... Điều này tiềm ẩn nhiều rũi ro, cũng như tính minh bạch, công khai cho NĐT, những hoạt động thao túng có thể làm bóp méo sự phát triển bền vững của thị trường mới nổi như Việt Nam.
Chưa đẩy mạnh phân khúc khách hàng là tổ chức: khách hàng tại CTCK chủ yếu là khách hàng cá nhân trong nước, trong khi số lượng lớn doanh nghiệp và tổ chức nước ngoài cũng như các định chế chưa được đầu tư và chú trọng. Tiềm năng phát triển các loại hình dịch vụ về chất lượng và số lượng ở các CTCK là rất lớn, nhưng các CTCK chưa tận dụng khai thác.
Chất lượng tư vấn đầu tư chưa cao: ngồi số ít CTCK như SSI, TLS, HSC, SBS thể hiện tính chuyên nghiệp trong chất lượng tư vấn đầu tư, thì vai trị tư vấn của các CTCK khác chưa phản ánh đúng thực chất ý nghĩa của nghiệp vụ này. Ở Việt Nam, số lượng các nhà đầu tư chuyên nghiệp không nhiều, do vậy chất lượng tư vấn là khá quan trọng, một phần là do trình độ cũng như hiểu biết của nhân viên chưa đạt yêu cầu, một phần là TTCK Việt Nam chịu ảnh hưởng tâm lý nhiều hơn là phương diện phân tích kỹ thuật.
Nghiệp vụ tư vấn và bảo lãnh phát hành cũng chưa được khai thác triệt để và chú trọng đúng mực, với số lượng lớn doanh nghiệp chưa lên sàn và q trình cổ phần hóa DNNN đang đi vào giao đoạn chất lượng hơn với quy mô và tầm ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế. Do đó, các CTCK nên thực hiện chuyên hóa sâu vào các nghiệp vụ là một hướng đi đúng đắn và chuyên nghiệp hơn.
Số lượng lớn các CTCK đều có định hướng theo mơ hình NHĐT, nhưng hiện nay luật Việt Nam chưa hợp thức hóa mơ hình này. Nguồn nhân lực còn yếu kém cũng như sự hiểu biết của NĐT về mơ hình này cũng cịn hạn chế cũng là rào cản cho sự phát triển của mơ hình này. Vì vậy, mơ hình này đang nằm trong định hướng phát triển và chưa thu được kết quả mong đợi như ở mơ hình NHĐT đúng nghĩa.
Các CTCK phát triển không đồng đều: 10 CTCK hàng đầu chiếm gần 50% thị phần môi giới, số tài khoản trên thị trường. Điều này cho thấy sự phân hóa rõ rệt giữa các CTCK hàng đầu và các CTCK cịn lại. Sự phát triển khơng đồng đều, cộng thêm sự cạnh trang ngày càng gay gắt làm cho xu hướng tái cấu trúc, mua bán sáp nhập, giải thể ngày càng cao.
Các CTCK chưa sẵn sàng trước xu thế hội nhập: Theo cam kết gia nhập WTO, từ 2012 Việt Nam sẽ cho phép các CTCK và quản lý quỹ 100% vốn nước ngoài thành lập tại Việt Nam. Hầu hết các tên tuổi lớn trong ngành NHĐT đã xuất hiện tại Việt Nam cung cấp dịch vụ và kinh doanh như Credit Suise, Goldman Sachs, Morgan Stanley, J.P. Morgan, Normura Securities và Daiwa Securities. Các cơng ty chứng khốn liên doanh cũng bắt đầu xuất hiện từ 2007. Nhưng đến nay, không phải CTCK nào cũng chuẩn bị sẵn sàng để cạnh tranh và tăng cường thế mạnh để tồn tại và phát triển.
Nguồn nhân lực có kinh nghiệm khơng nhiều: yếu tố này trở thành đề tài nóng và cạnh tranh giữa các CTCK. Các CTCK ra sức thu hút nhân tài thông qua các chính sách lương bổng, ưu đãi hấp dẫn kèm theo chính sách hoa hồng phí hấp dẫn. Với xu hướng phát triển ngày càng cao của TTCK, CTCK nào cũng cần đào tạo cho mình một đội ngũ nồng cốt, vững mạnh.
2.3 Thực trạng hoạt động của Cơng ty TNHH chứng khốn Ngân hàng Á Châu 2.3.1 Thực trạng hoạt động nghiệp vụ 2.3.1 Thực trạng hoạt động nghiệp vụ
2.3.1.1 Nghiệp vụ môi giới
Nghiệp vụ môi giới được xem là nghiệp vụ nổi bật nhất ở các CTCK Việt Nam hiện nay. Ở ACBS, nghiệp vụ môi giới chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu lợi nhuận công ty, nên được chú trọng và đầu tư nhiều nhất. Nghiệp vụ này hoạt động và triển khai thực hiện theo định hướng của khối MG&TVĐT.
Hoạt động chăm sóc khách hàng định chế: khách hàng định chế nước ngoài
cùng hàng trăm khách hàng là những công ty lớn trên mọi lĩnh vực, đóng góp khoảng 20% tổng phí mơi giới chứng khốn niêm yết. Mục tiêu của hoạt động chăm sóc khách hàng định chế là thực hiện cung cấp dịch vụ khách hàng tốt hơn nữa. Ngồi ra, phịng khách hàng định chế cũng sẽ kết hợp với khối ngân quỹ ACB và phịng đầu tư chứng khốn ACBS để đẩy mạnh hoạt động cung cấp dịch vụ kinh doanh và môi giới trái phiếu. Tuy nhiên, hoạt động của phòng định chế chỉ dừng lại ở việc xử lý giao dịch nhiều hơn là tư vấn các dịch vụ trọn gói khác. Về đối tượng khách hàng, hiện nay ACBS cũng chỉ tập trung cho đối tượng là tổ chức nước ngoài, chưa quản lý tập trung đối tượng khách hàng tổ chức trong nước hoặc cá nhân nước ngồi. Đó là hạn chế mà ACBS nên cải thiện để khai thác các đối tượng tiềm năng mang lại nguồn thu khơng nhỏ cho ACBS.
Bảng 2.7: Doanh thu phí mơi giới ACBS qua các năm
Năm Doanh thu phí mơi giới (Triệu đồng) Tổng doanh thu (Triệu đồng) Lợi nhuận sau thuế Tỷ trọng doanh thu môi giới/ tổng
doanh thu (%)
Tỷ trọng doanh thu môi giới/ lợi nhuận
(%) 2000 243 488 -233 49,80 2001 1.388 9.149 7.647 15,17 18,15 2002 1.218 6.073 2.034 20,06 59,88 2003 653 11.048 1.733 5,91 37,68 2004 6.062 22.923 15.759 26,45 38,47 2005 6.890 45.326 33.085 15,20 20,83
2006 23.806 112.949 73.244 21,08 32,50 2007 115.490 537.889 327.996 21,47 35,21 2008 238.230 600.046 236.771 39,70 100,62 2009 128.227 516.478 317.151 24,83 40,43 (Nguồn: ACBS) Từ bảng số liệu, ta thấy doanh thu môi giới của ACBS chiếm tỷ trọng không cao trong tổng doanh thu nhưng đạt tỷ lệ cao trong cơ cấu lợi nhuận. Điều này chứng tỏ ngoài đặc thù của ngành mơi giới là doanh thu dịch vụ, khơng có giá vốn hàng bán thì bộ phận mơi giới đóng góp đáng kể trong hiệu quả kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, để thấy được mức độ hiệu quả đó, chúng ta phải xem xét trên nhiều yếu tố và phương diện khác nhau.
Nhìn chung, ACBS triển khai tất cả các nghiệp vụ cơ bản theo quy định của UBCK, nhưng thiếu hoặc kém cạnh tranh hơn về các tiện ích đáp ứng nhu cầu đa dạng cho nhà đầu tư như tỷ lệ cầm cố cổ phiếu thấp, danh mục cầm cố ít, thu mua lơ lẻ hạn chế,... các thủ tục cũng tương đối nhiều giấy tờ và thực hiện cứng nhắc hơn các CTCK khác. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc tất toán tài khoản ngày càng tăng, số lượng khách hàng tất toán trong quý 1/2010 là 2.953 tài khoản, vượt cả số khách hàng tất toán trong năm 2008 là 2.079 tài khoản và năm 2009 là 2.677 tài khoản. Điều này là một trong những lý do nên xem xét và đánh giá lại hiệu quả của đội ngũ MG&TVĐT hiện tại.
. Bảng 2.8: Số lượng tài khoản tất toán tại ACBS
Năm Tổng số tài khoản mở Tổng số tài khoản tất toán Tổng số tài khoản còn lại
2008 36.518 2.079 34.439
2009 45.816 2.677 43.139
(Nguồn: ACBS) Về chính sách phí, ACBS đã xây dựng lại chính sách phí phù hợp áp dụng cho các đối tượng khách hàng khác nhau một cách linh hoạt tùy theo tình hình thị trường và quy mơ giao dịch của khách hàng.
Hệ thống kênh phân phối: Năm 2008 đánh dấu bước phát triển nhanh hệ thống kênh phân phối, chủ yếu là ĐLNL. Tính đến thời điểm cuối năm 2009, ACBS đã có 1 hội sở, 8 chi nhánh và 25 ĐLNL trên tồn quốc, là một trong những CTCK hàng đầu có chi nhánh rộng khắp tại các khu vực trọng điểm trên tồn quốc. Theo quyết định 126/2008/QĐ-BTC về việc đóng cửa ĐLNL, ACBS dự kiến sẽ phối hợp với ACB chuyển mơ hình hoạt động của ĐLNL thành phịng giao dịch, và hứa hẹn tạo nhiều thuận lợi cho những NĐT ở các vùng địa lý khác nhau giao dịch thuận tiện hơn.
Cơ cấu nhân sự: Bước đầu bộ máy tổ chức và nhân sự của khối MG&TVĐT
đã hình thành để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. Nhóm đầu tiên của đội ngũ MG&TVĐT được tuyển và đào tạo các kỹ năng chuyên môn bao gồm: phân tích kỹ thuật chuyên sâu, định giá cổ phiếu, trái phiếu và kỹ năng mềm bao gồm kỹ năng bán hàng, kỹ năng chăm sóc khách hàng. Các dịch vụ của ACBS vừa được cải tiến như mua chứng khốn lơ lẻ, cầm cố chứng khoán, giao dịch thỏa thuận, sản phẩm mua bán có kỳ hạn chứng khốn chưa niêm yết và sản phẩm mua bán lại có kỳ hạn chứng khoán chưa niêm yết ... v.v. cũng được đội ngũ này giới thiệu và cung cấp cho khách hàng do mình quản lý với chất lượng được cải tiến tốt hơn. Bên cạnh đó, ACBS cịn phát triển mạng lưới tìm kiếm khách hàng thơng qua hệ thống PFC của ACB và cộng tác viên. Tuy nhiên, công cuộc cải tổ từ năm 2008 đến nay có nhiều tiến bộ nhưng chưa có chuyển biến rõ rệt, có nhiều giải pháp chưa được triển khai, định hướng chưa thực hiện, chính sách chưa được thi hành như kế hoạch đề ra. Có nhiều lý do trong đó nguyên nhân lớn xuất phát từ cấp lãnh đạo chưa thực sự quyết tâm, chưa cương quyết triệt để trong chính sách điều hành.
2.3.1.2 Nghiệp vụ tự doanh
Hoạt động đầu tư và kinh doanh chứng khoán bao gồm kinh doanh chứng khoán trên thị trường niêm yết và chưa niêm yết, đầu tư giá trị và phát hành riêng lẻ, đánh giá, đề xuất các cơ hội bảo lãnh phát hành cổ phiếu, trái phiếu, các hoạt
động đầu tư sản phẩm phái sinh khác khi có điều kiện, thẩm định và đề xuất hoạt động bảo lãnh phát hành cổ phiếu, trái phiếu và các loại chứng khoán khác.
Bảng 2.9: Cơ cấu lợi nhuận nghiệp vụ tự doanh
Năm Doanh thu tự doanh (Triệu đồng) Tổng doanh thu (Triệu đồng) Lợi nhuận sau thuế (Triệu đồng) Tỷ trọng doanh thu tự doanh/ tổng doanh thu (%) Tỷ suất doanh thu tự doanh/ lợi nhuận (%) 2000 139 488 -233 28,48 2001 5.523 9.149 7.647 60,37 72,22 2002 4.700 6.073 2.034 77,39 231,07 2003 4.416 11.048 1.733 39,97 254,82