Chương 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
2.4 Đánh giá thực trạng hoạt động của công ty TNHH chứng khoán ngân hàn gÁ
2.4.2 Những mặt tồn tại và nguyên nhân
ACBS là Công ty con 100% vốn của ACB, đây là lợi thế của ACBS nhưng cũng vướn khơng ít bất cập trong cơ chế quản lý, cũng như thực thi các chính sách độc lập và tạo thế mạnh trong lĩnh vực tài chính.
Nguồn nhân lực thay đổi quá nhiều: Môi trường làm việc tại ACBS đã đào tạo ra đội ngũ có nhiều kỹ năng và chuyên mơn sâu. Tuy nhiên, nguồn nhân sự này có nhiều thay đổi, đến năm 2007 các CTCK mới ra đời mở ra nhiều cơ hội mới, một số cán bộ nồng cốt ra đi và giữ những vị trí chủ chốt ở các CTCK khác. Trong bộ máy hoạt động công ty, sự thay đổi nhân sự là điều tất yếu, nhưng khi thay đổi nhân sự sẽ có độ trễ nhất định trong việc thay thế và thời gian thích nghi cơng việc mới. Và ở CTCK thì điều này càng nhạy cảm hơn, vì ở các bộ phận đều là nguồn sinh lợi trực tiếp.
Thiếu tiện ích và dịch vụ cạnh trạnh: ACBS được cấp phép hoạt động tất cả các nghiệp vụ của một CTCK và cung cấp đầy đủ các dịch vụ cơ bản cho khách hàng. Tuy nhiên, có những dịch vụ tiện ích mà ở CTCK khác rất phổ biến thì ACBS lại rất dè dặt và khơng có, chẳng hạn như hầu hết các CTCK đều có lợi thế cạnh tranh của mình thơng qua các sản phẩm, chất lượng dịch vụ, hoặc chính sách cho các đối tượng khách hàng khác nhau, như các sản phẩm hỗ trợ vốn, hoặc ưu tiên
khách VIP, khách hàng là tổ chức,... nhưng ở ACBS vẫn chưa thay đổi cơ chế trong các hoạt động nghiệp vụ.
Thiếu sự sáng tạo và những sản phẩm mới: Làm việc theo quy trình có thuận
lợi là người mới vào cũng có thể thực hiện cơng việc theo hướng dẫn, nhưng hạn chế của nó là làm việc sẽ cứng nhắc, rập khn theo quy trình, quy định cơng ty. Nên bộ máy sẽ thiếu tính sáng tạo, linh động trong công việc. Mà đặc điểm ở CTCK là ở thông tin, ở cái mới mẻ, cái khác biệt hơn, cái để khách hàng quan tâm và chú ý đến. Các quy trình, sản phẩm, dịch vụ tồn tại một số mặt hạn chế và thiếu tính thực tế, nên cịn nhiều bất cập trong khi triển khai.
Chương trình phần mềm trong nước dễ tùy chỉnh nhưng chưa hoàn chỉnh, làm đến đâu hồn thiện đến đó, dẫn đến khi xảy ra sai sót mới chỉnh sửa và phòng ngừa. Bộ máy hoạt động cồng kềnh, quản lý theo nhiều cấp nên chưa mang tính linh hoạt, khi xảy ra các vấn đề sai sót ngồi quy trình thì phải trình cấp trên duyệt giải quyết, nên cơng việc có thể bị chậm đi.
Cơ cấu lại mơ hình tổ chức từ năm 2008, nhưng sau 2 năm thực hiện, kết quả thu được chưa cải thiện đáng kể. Đội ngũ nhân sự thường xuyên được đào tạo các khóa chun mơn nhưng hiệu quả chưa cao. Đội ngũ môi giới chưa nâng cao được chất lượng tư vấn, đội ngũ tìm kiếm khách hàng chưa đạt chỉ tiêu, vì thế thị phần cũng chưa cải thiện đáng kể. Chế độ lương bổng, cơ chế hoa hồng phí cho nhân viên mơi giới chưa rõ ràng, nên chưa thu hút các nguồn nhân lực chủ chốt từ các CTCK khác, mà ngược lại hiện tượng chảy máu chất xám còn đang diễn ra tại ACBS. Số lượng nhân viên có kinh nghiệm, có thâm niên có xu hướng chuyển sang các CTCK khác có mức thu nhập hấp dẫn hơn. Cơ chế quản lý rủi ro của ACBS có những mặt tích cực nhưng cũng có nhiều hạn chế, thủ tục giấy tờ rờm rà, quy trình làm việc mất nhiều thời gian của nhân viên và NĐT.
Trong khi nghiệp vụ tư vấn và bảo lãnh phát hành chiếm tỷ trọng đáng kể trong doanh thu của các NHĐT trên thế giới thì ở các CTCK nói chung và ACBS nói riêng, 2 nghiệp vụ này chưa thực hiện được các hợp đồng có tầm cở và uy tín,
cơ cấu doanh thu cũng khơng cao. Điều này, cho thấy ACBS nên có giải pháp để cải thiện hoạt động này.
Dịch vụ nghiên cứu, phân tích, cung cấp bản tin chưa đạt chất lượng, chưa có các thơng tin mới cũng như các cơng cụ hỗ trợ tiện ích cho NĐT. Bản tin chất lượng phải thể hiện tính chuyên nghiệp, mới mẻ, kịp thời, chính xác cũng như uy tín của người nhận định thị trường.
2.4.3 Vị thế công ty TNHH chứng khốn ngân hàng Á Châu trong các cơng ty chứng khoán Việt Nam
Để thấy rõ vị thế của mình, các CTCK nên nhìn vào thực trạng chung của các CTCK Việt Nam, để biết được điểm yếu, điểm mạnh, những việc cần hoàn thiện và tìm ra giải pháp phù hợp để nâng xếp hạng của mình. Trước hết ta phân tích các số liệu ACBS trong các CTCK như sau:
Bảng 2.13: Vị thế cơng ty TNHH chứng khốn ngân hàng Á Châu trong số các cơng ty chứng khốn Việt nam
Stt Yếu tố so sánh ACBS Các CTCK Tỷ trọng 1 Số lượng người hành nghề chứng khoán năm 2009 139 2.744 5,06% 2 Vốn điều lệ 1.500 24.855 6,03%
3 Số tài khỏan năm 2009 45.816 822.869 5,57% 4 Mạng lưới giao dịch 1 hội sở, 8 chi
nhánh và 25 ĐLNL
104 CTCK
5 Năm thành lập 2000 2000 - 2009 6 Lợi nhuận/tổng doanh
thu năm 2009
60,9% < 50%
Bảng 2.14: Thị phần môi giới ACBS trên HOSE qua các năm Stt Năm TPMG cổ phiếu TPMG chứng chỉ quỹ TPMG trái phiếu 1 2005 11,26% (3) 12,16% (3) 12,72% (3) 2 2006 13,94% (3) 17,08% (1) 4,81% (3) 3 2007 6,55% (6) 15,54% (1) 7,84% (4) 4 2008 5,26% (3) 6,85% (4) 8,53% (4) 5 2009 4,37% (5) 1,31% (*)
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên HOSE qua các năm)
Ghi chú: số trong ( ) là số thứ tự xếp hạng theo thị phần phí mơi giới các CTCK (*): xếp hạng ngoài top 10
ACBS là một trong những CTCK ra đời cùng với thời gian thành lập TTCK Việt Nam. Vì vậy ACBS có nhiều thâm niên, lợi thế trong hoạt động công ty cũng như chuẩn mực hoạt động tốt. Số tài khoản tại ACBS đến cuối năm 2009 là 45.816 chiếm 5.57% tổng tài khoản trên thị trường. Trước năm 2006, với số lượng khoảng 13 CTCK thì ACBS nằm trong top 3 CTCK hàng đầu về thị phần môi giới. Nhưng những năm gần đây vị trí đó đã dần thay thế bởi những tên tuổi khác, và đến cuối năm 2009 ACBS đứng thứ 5 trong bảng xếp hạng thị phần môi giới ở HOSE và HNX. Thứ hạng thì khơng xuống nhiều, nhưng số khách hàng tất tốn thì ngày càng tăng đặc biệt là số khách hàng có giao dịch lớn. Điều này cho thấy chất lượng dịch vụ tại ACBS nên được xem xét lại, phải chăng thị phần ACBS xuống hạn là do chia sẻ thị phần với nhiều CTCK mới ra đời, hay thị phần của ACBS vẫn được duy trì là do chiến lược phát triển công ty về số lượng tài khoản hơn là chất lượng. Nhưng cho dù chiến lược phát triển nào, thì chỉ có chất lượng mới là yếu tố quyết định giữ chân được số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ của ACBS.
Một điều không thể phủ nhận là ACBS đang phát triển theo chiều hướng đi lên và đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể mà không phải CTCK nào cũng có được. Tỷ trọng lợi nhuận trên tổng doanh thu năm 2009 là 60.9% đứng thứ nhì sau SSI là 71.7%, điều này chứng tỏ ACBS kinh doanh đạt hiệu quả và kiểm sốt được chi phí. Về định hướng phát triển ACBS cũng thể hiện tầm nhìn vượt trội, nhưng
biện pháp thực thi thì ACBS thiếu kiên quyết và chưa mạnh dạn triển khai, hoặc thiếu các yếu tố hỗ trợ để thực hiện như thiếu các sản phẩm cạnh tranh, chưa đầu tư các giải pháp nổi bậc, dịch vụ có cải tiến nhưng chưa hoàn chỉnh.
Với xu hướng phát triển theo hướng tái cấu trúc và giảm số lượng CTCK từ trên 100 như hiện nay xuống khoảng 50 cơng ty, thì cuộc cạnh tranh giành thị phần ngày càng cao hơn và xu thế sáp nhập là điều tất yếu. Do đó các CTCK nên hoạt động theo hướng chuyên sâu và chất lượng hơn, trang bị những thế mạnh cạnh tranh cần thiết để tồn tại và phát triển cùng xu thế hội nhập toàn cầu. ACBS hội đủ điều kiện cơ sở cũng như có nhiều cơ hội và thuận lợi để phát triển công ty trở thành CTCK hàng đầu. Yếu tố quan trọng nhất là chủ trương, chính sách điều hành của ban lãnh đạo đưa ra định hướng, giải pháp thực thi như thế nào và hiệu quả thu được từ việc áp dụng ra sao? Nếu hoàn thiện và phát triển ACBS đúng định hướng thì ACBS cũng sẽ là mơ hình học tập cho các CTCK khác.
Kết luận chương 2
Chương 2 cho ta cái nhìn chung về thực trạng hoạt động của ACBS và các CTCK ở Việt Nam, từ đó ta thấy ACBS có những thế mạnh riêng nhưng cũng có khá nhiều điểm chưa hoàn thiện, chưa thực hiện được. Sau khi phân tích về thực trạng hoạt động của các CTCK, chúng ta càng thấy rõ vị trí của ACBS trong số các CTCK ở Việt Nam. Qua đó, cho thấy về mặt chủ trương và định hướng ACBS đã có tầm nhìn đúng đắn, phát triển các dịch vụ theo hướng chuyên sâu nghiệp vụ NHĐT, nhưng thực tế để làm được và xây dựng được ACBS theo định hướng đó là vấn đề thời gian và cả quá trình cải tổ. Thực lực của ACBS chưa đủ để ACBS có thể tiến nhanh hơn trong cách mạng của mình. Đó cũng là một trong những lý do của đề tài này và vấn đề này sẽ được giải quyết trong chương 3.
Chương 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CƠNG TY TNHH CHỨNG KHỐN NGÂN HÀNG Á CHÂU
3.1 Cơ sở của việc hồn thiện hoạt động cơng ty TNHH chứng khoán ngân
hàng Á Châu
Trên cơ sở phân tích những vấn đề tồn tại ở chương 2 và tìm hiểu thêm về định hướng phát triển của thị trường chứng khoán và ACBS để đưa ra những giải pháp phù hợp cùng xu thế phát triển chung.
3.1.1 Định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2010-2020 2020
Chiến lược phát triển TTCK liên hệ mật thiết với chiến lược phát triển kinh tế xã hội nói chung và chiến lược phát triển tài chính đến năm 2020 nói riêng. Quan điểm về chiến lược phát triển của TTCK Việt Nam hiện nay là đi từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn theo định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Mục tiêu chiến lược phát triển TTCK giai đoạn 2010-2020 là phát triển về quy mô, chất lượng hoạt động cho thị trường chứng khốn, duy trì trật tự an tồn cho thị trường. Trong đó, nhấn mạnh đến việc mở rộng phạm vi, tăng cường hiệu quả quản lý, giám sát thị trường, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người đầu tư, nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập thị trường tài chính quốc tế.
Về định hướng chiến lược, quy mơ vốn hóa thị trường dự kiến năm 2015 đạt 65-70% GDP và đến năm 2020 đạt 90-100% GDP. Tăng quy mô, chất lượng CTCK theo hướng tái cấu trúc và giảm số lượng CTCK từ trên 100 như hiện nay xuống khoảng 50 cơng ty (bình qn thị phần mỗi CTCK là 4 tỷ USD).
Để thực hiện được những mục tiêu trên, cần hoàn thiện khung pháp lý, thể chế mà cơ bản là hoàn thiện luật chứng khoán và các văn bản hướng dẫn, tạo cơ chế để các cơ quan quản lý có tính độc lập, tăng nguồn cung cho TTCK, nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước và phát huy vai trị các hiệp hội ngành nghề chứng khốn, vai trị tư vấn độc lập, phản biện chính sách từ các tổ chức.
3.1.2 Định hướng phát triển công ty TNHH chứng khoán ngân hàng Á Châu
Chiến lược phát triển của ACBS trong giai đoạn 2008 – 2012 là trở thành NHĐT số 1 tại Việt Nam và trở thành 1 trong 2 trụ cột của tập đồn tài chính ACB, bao gồm NHTM và NHĐT. Để phát triển ACBS theo định hướng này, những việc cần làm trước mắt là cải thiện những mặt tồn tại, phát triển chất lượng các nghiệp vụ theo chiều sâu để nâng cao hiệu quả hoạt động. Còn nhiệm vụ phát triển trở thành NHĐT là một định hướng cần có thời gian để thực hiện cũng như đảm bảo các yêu cầu về mặt pháp lý cho phép. ACBS sẽ hiện thực hóa tầm nhìn chiến lược đến 2012 bằng những chương trình hành động cụ thể và đồng bộ như: tăng cường tiềm lực tài chính, xây dựng thương hiệu và uy tín trên thị trường, xây dựng nền tảng công nghệ, cơ sở hạ tầng, môi trường và văn hóa cơng ty để thu hút nhân tài cũng như hồn thiện quy trình quản lý, quy trình nghiệp vụ,... và đang từng bước chuẩn bị lộ trình chuyển đổi sang mơ hình CTCP trong tương lai gần.
3.2 Các giải pháp hồn thiện hoạt động tại cơng ty TNHH chứng khoán ngân hàng Á Châu
3.2.1 Nâng cao năng lực tài chính 3.2.1.1 Cổ phần hóa ACBS 3.2.1.1 Cổ phần hóa ACBS
Hiện nay, ACBS là công ty con 100% vốn của ACB, các hoạt động về tài chính được ACB quản lý và kiểm sốt chặt chẽ theo cơ chế của ngân hàng nên cũng giảm thiểu các rủi ro phát sinh. Tuy nhiên mơ hình này cũng bộc lộ những hạn chế nhất định và ACBS nên cổ phần hóa với những lý do sau:
- Tạo thế chủ động về tài chính, trong các hoạt động huy động vốn, CTCP sẽ tự chủ hơn và dễ huy động vốn từ cổ đông hơn công ty TNHH.
- Xóa bỏ một số rào cản nhất định trong khuôn khổ pháp lý như hạn chế đầu tư, hạn chế thành lập công ty con, hoặc hợp tác chiến lược,...
- Cơ cấu bộ máy năng động và tự chủ hơn: với sự kiểm soát chặt chẽ từ ACB có những hạn chế nhất định trong việc ra quyết định và đề ra giải pháp thực thi.
- Tạo điều kiện cho nhân viên mua cổ phần làm chủ công ty là một cách khuyến khích để nhân viên làm việc hiệu quả và đóng góp nhiều hơn.
3.2.1.2 Tối đa hóa lợi nhuận
Muốn tối đa hóa lợi nhuận thì phải tối đa hóa doanh thu và giảm chi phí tối thiểu. Ở CTCK, doanh thu chủ yếu từ cung cấp dịch vụ nên gần như khơng có giá vốn hàng bán, mà chủ yếu là chi phí cho việc cung cấp dịch vụ. Muốn phát triển doanh thu thì cơng ty phải có kế hoạch kinh doanh cụ thể, phân chia doanh số rõ ràng, giao cho từng phòng ban hợp lý. Nên tạo ý thức cho bộ phận kinh doanh hiểu rằng muốn giảm gánh nặng về doanh số, quản lý các cấp phải biết tiết giảm chi phí. Chi phí của CTCK thì ngồi chi phí phải trả cho SGDCK, TTLKCK, thì chủ yếu chi phí bao gồm chi phí nhân sự, chi phí thuê mặt bằng, chi phí máy móc thiết bị, chi phí vận hành,.. Ở mỗi loại chi phí nên xây dựng khung hạn mức cho phép, nếu phát sinh ngoài quy định, phải được xét duyệt của cấp trên có thẩm quyền. Bài tốn cắt giảm chi chí là một việc phải làm ở bộ phận tài chính nhằm giảm các chi phí khơng hợp lý. Thực hiện chính sách khơng lãng phí nhưng khơng q tiết kiệm, tổ chức thi đua hàng tháng về tiết kiệm chi phí giữa các phịng ban, kiểm sốt văn phịng phẩm, kiểm sốt in ấn, giữ gìn các thiết bị sử dụng,...
Tối đa hóa lợi nhuận từ việc sử dụng vốn trong công ty hiệu quả, phân bổ đầu tư hợp lý, lập các khoản dự phòng trong trường hợp cần thiết, tận dụng sử dụng vốn nhàn rỗi để sinh lời cho công ty.
3.2.1.3 Tăng cường các liên kết tài chính
ACBS nên mở rộng hợp tác với các định chế tài chính, các tổ chức có tiềm lực tài chính tốt, tận dụng các mối quan hệ như các ngân hàng liên kết, các quỹ đầu tư trong nước, nước ngồi, các định chế tài chính lớn để có những hỗ trợ cần thiết trong hợp tác tài chính như nghiệp vụ bảo lãnh phát hành, hoạt động thu xếp vốn, cho vay,...
3.2.2.1 Hoạt động tự doanh
Phòng tự doanh chịu sự quản lý của ban tổng giám đốc và hội đồng đầu tư.