Chương 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
1.3 Bài học kinh nghiệm về nâng cao hoạt động của một số công ty chứng khoán trên
1.3.3 Các công ty chứng khoán Nhật Bản có lợi nhuận cao sau 2 năm thua lỗ
Ngày 29/7/2009, CTCK lớn nhất Nhật Bản Nomura Holdings Inc. vừa công bố lợi nhuận quý 2 tăng sau gần 2 năm thua lỗ do sự hồi phục của TTCK làm tăng lượng giao dịch cổ phiếu và đầu tư ngân hàng. Cụ thể, lợi nhuận ròng của Nomura trong quý 2 (tính đến hết ngày 30/6/2009) là 11,4 tỷ yên, vượt xa so với con số dự
đoán của giới phân tích, lợi nhuận từ giao dịch chứng khốn tăng gấp 12 lần lên đến 121 tỷ yên do sáp nhập mua lại một phần Lehman Brothers Holdings Inc, đầu tư vào ngân hàng của TTCK Nhật Bản tăng gấp đôi ba lần trong quý 2 lên đến 29,7 tỷ n, nhờ đó hoa hồng mơi giới của công ty đã tăng 24% lên đến 102 tỷ yên. Tuy nhiên, công ty cũng cơng bố chi phí quản lý nhân viên tăng 57% so với cùng kỳ năm 2008, lên đến 138,1 tỷ yên.
Trong khi trước đó, Nomura đã lỗ 76,6 tỷ yên vào cùng kỳ năm 2008. Trước khi công bố lợi nhuận, cổ phiếu của Nomura đã giảm 0,7%, tương đương 809 yên. Cổ phiếu của công ty đã giảm mạnh ở mức 48% từ năm 2008. Theo số liệu của Bloomberg, Nomura hiện nay là nhà bảo hiểm chứng khoán và các sảm phẩm phái sinh lớn nhất Nhật Bản, giá trị giao dịch lên đến 554 tỷ yên.
Bài học kinh nghiệm: Cũng như Nomura, một số CTCK ở Việt Nam đã có
bài học kinh nghiệm phát triển doanh thu từ việc phát triển các sản phẩm mới như cho phép khách hàng sử dụng sản phẩm margin dưới nhiều hình thức khác nhau để tăng giá trị giao dịch và phí mơi giới. Điều này cho thấy muốn thành công, các CTCK phải luôn luôn nổ lực, phát triển những sản phẩm mới cạnh tranh phù hợp nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Muốn vậy, CTCK ngoài việc học hỏi tham khảo các sản phẩm ở TTCK các nước phát triển để cho ra đời các sản phẩm mới đáp ứng đúng thị hiếu của NĐT và phù hợp với luật pháp quy định tại Việt Nam. Hiện nay, một số CTCK ở Việt Nam gia tăng thị phần bằng cách khuyến khích nhân viên mơi giới tìm kiếm khách hàng và chi phần trăm hoa hồng với tỷ lệ hấp dẫn đến 20% thậm chí có lúc đến 40% cho nhân viên. Tuy nhiên giải pháp này cũng phải cân nhắc vì với mức chi phí q cao, các CTCK sẽ chịu nhiều áp lực về mức lợi nhuận duy trì cơng ty phát triển, rủi ro cao trong việc thu hồi nợ và những tranh chấp xảy ra do bất đồng quyền lợi giữa khách hàng và nhân viên môi giới. Do vậy, cạnh tranh là điều tất yếu trong xu hướng kinh tế thị trường, tuy nhiên chọn giải pháp nào vừa mang lại lợi ích tối ưu vừa đảm bảo tính pháp lý và giảm rủi ro hệ thống là điều các CTCK nên cân nhắc trước khi thực hiện.
Kết luận chương 1
Chương 1 khái quát chung về khái niệm, vai trị và nghiệp vụ hoạt động của CTCK, từ đó cho thấy được tầm quan trọng trong vai trò là một trung gian tài chính của CTCK. Bên cạnh đó, chương này còn giới thiệu về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của CTCK và những bài học được đúc kết từ kinh nghiệm của một số CTCK trên thế giới. Từ những cơ sở này để làm nền tảng lý luận phát triển cho nội dung thực trạng ở chương 2 và có đề xuất cũng như đưa ra giải pháp phù hợp ở chương 3.
Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠNG TY TNHH CHỨNG KHỐN NGÂN HÀNG Á CHÂU