Hoạt động M&A trong ngành ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tài chính để phát triển hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 41 - 46)

Trong giai đoạn trước năm 2004, hoạt động M&A đối với ngành ngân hàng

cịn khá mới mẻ. Vụ sáp nhập ngân hàng đầu tiên diễn ra vào năm 1997, đĩ là trường hợp ngân hàng TMCP Phương Nam sáp nhập với ngân hàng TMCP Nơng thơn Đồng Tháp khi Nhà nước chưa hề cĩ văn bản pháp lý nào điều chỉnh hoạt động này. Và tiếp sau đĩ là một số thương vụ nhỏ lẻ khác diễn ra.

Bảng 3.2 Một số thương vụ sáp nhập điển hình giai đoạn trước 2004

Năm Ngân hàng mua Ngân hàng mục tiêu

1997 NH TMCP Phương Nam NH TMCP Đồng Tháp

1999 NH TMCP Phương Nam NH TMCP Đại Nam

2000 NH TMCP Phương Nam Quỹ Tín dụng nhân dân Định Cơng

Thanh Trì Hà Nội

2001 NH TMCP Phương Nam NH TMCP Châu Phú

2001 NH TMCP Đơng Á NH TMCP Tứ Giác Long Xuyên

2002 NH TMCP Sài Gịn Thương Tín NH TMCP Thạnh Thắng

2003 NH TMCP Đà Nẵng Cty tài chính Sài Gịn SFC thành

lập NH TMCP Việt Á

2003 NH TMCP Phương Nam NH TMCP Nơng thơn Cái sắn

2003 NH TMCP Phương Đơng NH TMCP Nơng thơn Tây Đơ

2003 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển VN NH Nam Đơ

2004 NH Đơng Á NH TMCP Nơng thơn Tân Hiệp

Nguồn: tổng hợp từ website của các ngân hàng

Hoạt động M&A trong ngành ngân hàng diễn ra trong giai đoạn này rất ít và mang tính bắt buộc nhiều hơn tự nguyện cho đến khi Luật Đầu tư nước ngồi năm 2005, Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Chứng khốn 2007 cĩ hiệu lực thì hoạt động M&A mới thực sự diễn ra, đặc biệt xu hướng M&A trong ngành ngân hàng ngày càng chiếm tỷ lệ cao. Đa số các ngân hàng đều mong muốn hình thành các tập đồn

tài chính ngân hàng đa ngành, đa nghề: đầu tư theo chiều rộng hay đầu tư chéo

dưới hình thức cổ đơng chiến lược nhằm mục đích các bên cùng cĩ lợi, từ đĩ tăng

cường năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Chính điều này làm cho hoạt động

M&A diễn ra nhanh và thuận lợi hơn. Tuy nhiên, chỉ mới xuất hiện trường hợp ngân hàng Việt Nam bán cổ phần cho các tập đồn tài chính ngân hàng nước ngồi

hoặc các tập đồn tài chính ngân hàng nước ngồi sáp nhập, mua lại các ngân hàng trong nước, chưa cĩ trường hợp ngân hàng Việt Nam mua lại ngân hàng nước ngồi. Đĩ là do các ngân hàng nước ngồi với tiềm lực tài chính mạnh cĩ khả năng thực hiện các hợp đồng sáp nhập, mua lại cĩ giá trị lớn mà ngân hàng trong nước khơng thể, trong khi đĩ các ngân hàng trong nước muốn liên kết với nước ngồi để khai thác thương hiệu, kinh nghiệm quản lý...và M&A chính là con đường ngắn nhất để đạt được kết quả này.

Năm 2008 kết thúc và các ngân hàng đều đạt hoặc vượt kế hoạch lợi nhuận.

Tuy nhiên thách thức đối với họ là mức vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng phải đạt được

vào năm 2010 vì các ngân hàng nhỏ phải trầy trật lắm mới tăng được vốn điều lệ

lên mức 1.000 tỷ đồng vào cuối năm 2008 vừa qua. Ngồi ra, thực tế hiện cĩ

khoảng 1/3 ngân hàng phải tính đến kế hoạch hợp nhất hoặc tìm đối tác tài chính chiến lược. Những cuộc tìm kiếm đối tác chiến lược của Seabank, Techcombank,

Quân Đội, … càng thêm phần củng cố quyết tâm cho các ngân hàng khác. Dưới

đây là một số thương vụ M&A điển hình trong giai đoạn này:

Bảng 3.3 Các hoạt động mua bán cổ phần cho đối tác nước ngồi

Ngân hàng mua Ngân hàng mục tiêu Tỷ lệ nắm giữ cổ phần

NH OCBC- Singapore NH TMCP Ngồi quốc doanh 10%

NH HSBC NH TMCP Kỹ Thương 15%

Deutsche Bank NH TMCP Nhà Hà Nội 20%

Tập đồn tài chính UOB NH TMCP Phương Nam 10%

NH BNP Baribas NH TMCP Phương Đơng 10%

Dragon Financial Holdings NH TMCP Sài Gịn Thương Tín 8,73%

Cơng ty Tài chính Quốc tế 7,63%

Standard chartered Bank 8,6%

Connaught Investors LTD 7,3%

Cơng ty Tài chính Quốc tế NH TMCP Á Châu 7,3%

Dragon Financial Holdings 6,8%

Ngân hàng Sumitomo Mitsui NH TMCP Xuất Nhập Khẩu 15%

Vinacapital và Quỹ Mirae

Assets (Hàn Quốc) 10%

Nguồn: tổng hợp từ các website ngân hàng

Trong những năm gần đây các ngân hàng thương mại trong nước cũng thực

hiện các giao dịch M&A với nhau và với các tổ chức tài chính khác bằng hình thức sở hữu cổ phần chéo.

Bảng 3.4 Hoạt động nắm giữ cổ phần chéo giữa các ngân hàng trong nước

Ngân hàng mua Ngân hàng mục tiêu

NH Ngoại thương Việt Nam

Liên doanh Quản lý Đấu tư chứng khốn Vietcombank

NH TMCP Sài Gịn Thương Tín NH TMCP Á Châu

NH TMCP Gia Định

NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam NH TMCP Sacombank

NH TMCP Phát triển nhà TP HCM

NH Ngoại thương Việt Nam

NH TMCP Sacombank NH TMCP Phương Đơng

NH Ngoại thương Việt Nam

NH NN&PTNT Việt Nam NH TMCP Quốc tế

NH TMCP Sacombank NH TMCP Quân Đội

NH TMCP Sacombank NH TMCP Nhà Hà Nội

NH TMCP Việt Nam Thương Tín

NH TMCP Đại Á

NH TMCP Á Châu NH TMCP Kiên Long

NH TMCP VP bank NH TMCP Mỹ Xuyên

NH TMCP Á Châu

Cty CP Đầu tư chứng khốn Bản Việt Cty Tài chính Dầu khí

NH TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

Quỹ đầu tư chứng khốn Việt Nam Cty CP đầu tư tài chính Sài Gịn Á-Âu. NH Ngoại thương Việt Nam

NH TMCP Dầu khí Tồn cầu Cty tài chính Dầu khí

NH TMCP Đại Dương

Nguồn: Tổng hợp từ các website ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tài chính để phát triển hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 41 - 46)