Khung pháp lý quy định về M&A tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tài chính để phát triển hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 54 - 56)

6 tháng đầu năm

3.2.1 Khung pháp lý quy định về M&A tại Việt Nam

Cơ sở pháp lý quan trọng đầu tiên cho các hoạt động M&A là Luật doanh

nghiệp 1999.

Hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Đầu tư 2005 và Luật Cạnh tranh

2004 đã cĩ những quy định cơ bản về M&A nhưng những quy định liên quan

khác đến M&A cịn nằm rải rác ở nhiều văn bản khác nhau. Do đĩ, các hoạt động M&A hiện nay phải vận dụng linh hoạt những quy định của pháp luật hiện hành

để tiến hành.

Các quy định cơ bản về M&A được đề cập trong Luật Doanh nghiệp 2005

như sau:

- Hợp nhất doanh nghiệp được quy định tại Điều 152.

- Sáp nhập doanh nghiệp được quy định tại Điều 153.

- Mua bán doanh nghiệp tư nhân được quy định tại Điều 154.

- Chuyển nhượng cổ phần/phần vốn gĩp được quy định tại Điều 79.

- Chia, tách doanh nghiệp được quy định tại Điều 150.

Về tỷ lệ biểu quyết trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đơng để thơng qua quyết

định đầu tư hoặc bán tài sản cĩ giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản

của cơng ty đã được Luật Doanh nghiệp 2005 nâng từ 65% (Luật doanh nghiệp

1999) lên 75%. Như vậy đã cĩ sự điều chỉnh theo hướng bảo vệ cổ đơng thiểu số

phải cùng nắm giữ tối thiểu 20% cổ phần trong vịng ba năm cĩ ý nghĩa tăng cường

trách nhiệm của cổ đơng sáng lập mà khơng ảnh hưởng đến M&A trong thời gian

này, vì họ vẫn cĩ thể bán lại 80% cổ phần cho bên mua nếu muốn chuyển nhượng quyền kiểm sốt cơng ty của mình.

Ngồi ra để đảm bảo mơi trường đầu tư cơng bằng và minh bạch, Luật Cạnh

tranh 2004 đã quy định hoạt động sáp nhập, hợp nhất như một hình thức tập trung kinh tế. Để các chủ thể tham gia kinh doanh cạnh tranh lành mạnh với nhau đồng thời tránh tình trạng độc quyền thâu tĩm thị trường, Điều 18 Luật Cạnh tranh 2004 nêu rõ “cấm tập trung kinh tế nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm hơn 50% trên thị trường liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 19 của Luật này hoặc trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật”. Khi tiến hành tập trung kinh tế, các doanh nghiệp tập trung kinh tế cĩ thị phần kết hợp từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của các doanh nghiệp phải thơng báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành tập trung kinh tế. Trường hợp thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế thấp hơn 30% trên thị trường liên quan hoặc trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa và theo quy

định của pháp luật thì khơng phải lập hồ sơ thơng báo.

Nhìn chung, mặc dù chưa được quy định chi tiết và đầy đủ hơn nữa, nhưng

những nguyên tắc mà Luật Cạnh tranh 2004 đề ra đã đi sát với thực tiễn và các

chuẩn mực phổ biến của thế giới. Luật đã xác định rõ những khái niệm quan trọng

như thị trường liên quan, hành vi hạn chế của cạnh tranh, vị thế độc quyền, tập

Đối với các hoạt động M&A của nhà đầu tư nước ngồi cịn phải tuân thủ Luật Đầu tư 2005. Điều 21 của Luật này quy định các hình thức đầu tư trực tiếp của nhà đầu tư nước ngồi về hình thức mua lại cổ phần, phần gĩp vốn để tham gia quản lý

hoạt động đầu tư, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp như các hình thức đầu tư trực

tiếp.

Về hình thức đầu tư thơng qua việc mua lại cổ phần, phần vốn gĩp, Quyết định số 55/2009/QĐ-TTg ngày 15/4/2009 của Thủ tướng chính phủ đã quy định về tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngồi trên thị trường chứng khốn Việt Nam là tối da 49% tổng số cổ phiếu của cơng ty cổ phần đại chúng. Trường hợp pháp luật chuyên ngành cĩ quy định khác thì áp dụng theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Riêng đối với lĩnh vực ngân hàng, Nghị định số 69/2007/NĐ-CP đã quy định

khá chi tiết về tỷ lệ sở hữu cổ phần mà các nhà đầu tư nước ngồi được tham gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tài chính để phát triển hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 54 - 56)