b. Tỷ số đo lường rủi ro
1.3.2.2. Giới thiệu các công cụ kiểm nghiệm thống kê – kiểm nghiệm mối quan hệ
hệ và tương quan giữa các biến lãi suất và giá cổ phiếu
Cơng cụ Statistics cho phép ta tính các kiểm nghiệm giả thuyết về tính độc lập của các biến, và mối liên hệ giữa các các biến, hệ số tương quan, cũng như đo lường các mối quan hệ đó.
Kiểm nghiệm Chi-square:
Là một công cụ thống kê sử dụng để kiểm nghiệm giả thuyết cho rằng các biến trong hàng và cột thì độc lập với nhau (H0). Phương pháp kiểm nghiệm này chỉ cho ta biết được liệu một biến này có quan hệ hay khơng với một biến khác, tuy nhiên phương pháp kiểm nghiệm này không chỉ ra cường độ của mối quan hệ giữa
Chương 1: Tổng quan về các yếu tố kinh tế tác động lên giá cổ phiếu NHTM cổ phần
hai biến mạnh hay yếu (nếu có quan hệ), cũng như khơng chỉ ra hướng thuận hay nghịch của mối quan hệ này (nếu có quan hệ).
Để kiểm nghiệm tính độc lập giữa hai biến cột và hàng, kiểm nghiệm Chi- square sẽ cho ra các kết quả kiểm nghiệm khác nhau như sau: Pearson chi-square,
likelihood-ratio chi-square và linear-by-linear association chi-square.
Thông thường để xác định mối quan hệ giữa hai biến trong bảng chéo, việc sử dụng chỉ số nào để kiểm nghiệm tích độc lập giữa hai biến phụ thuộc vào số lượng cột và hàng trong bảng, số mẫu nghiên cứu, tần suất xuất hiện mong muốn của một giá trị trong biến trong điều kiện của biến khác, dạng đo lường của các biến trong bảng (dạng thang đo). Ta có:
Dựa vào các hệ số Pearson Chi-square và Likelihood Ratio có thể kiểm
nghiệm mối liên hệ giữa hai biến mà không cần quan tâm đến số lượng hàng và cột trong bảng.
Hoặc có thể dùng chỉ số Linear-by-linear association khi mà các biến trong bảng là biến định lượng.
Đối với kiểm nghiệm Chi-square chỉ có thể xác định giữa hai biến có hay khơng tồn tại một mối quan hệ. Tuy nhiên để đo lường cường độ của các mối quan hệ này địi hỏi các cơng cụ thống kê khác như Correlation.
Correlation:
Dùng để đo lường mối tương quan giữa hai biến thứ tự hoặc khoảng cách. Việc đo lường mối tương quan giữa hai biến thứ tự này chủ yếu dựa vào hai hệ số Spearman’s correlation coefficient rho và Pearson correlation coefficient. Trong đó:
Spearman’s rho được dùng để đo lường mối quan hệ giữa hai biến thứ tự (các biến này hầu hết đều được xắp xếp từ thấp nhất đến cao nhất).
Khi các biến trong bảng là các biến định lượng ta sử dụng hệ số Pearson correlation coefficient để đo lường mối quan hệ tuyến tính giữa các biến này.
Chương 1: Tổng quan về các yếu tố kinh tế tác động lên giá cổ phiếu NHTM cổ phần
Các giá trị của hệ số tương quan biến thiên từ –1 đến 1, dấu cộng hoặc trừ chỉ ra hướng tương quan giữa các biến (thuận hay nghịch), giá trị tuyệt đối của chỉ số này cho biết cường độ tương quan giữa hai biến, giá trị này càng lớn mối tương quan càng mạnh.
Trên cơ sở thu thập số liệu của mức lãi suất huy động tiền gửi được các ngân hàng áp dụng và giá cổ phiếu ngân hàng, bằng phương pháp kiểm nghiệm Correlation sẽ cho thấy mối quan hệ và mối tương quan của các mức lãi suất đó và giá của cổ phiếu ngân hàng.
Nếu kết quả cho thấy hệ số tương quan âm thể hiện mối quan hệ giữa lãi suất huy động và giá cổ phiếu là nghịch biến, lãi suất tăng sẽ tác động làm cho giá cổ phiếu giảm và ngược lại, lãi suất giảm sẽ làm cho giá cổ phiếu tăng.
Nếu kết quả cho thấy hệ số tương quan dương thể hiện mối quan hệ giữa lãi suất huy động và giá cổ phiếu là đồng biến, lãi suất tăng sẽ tác động làm cho giá cổ phiếu tăng và ngược lại, lãi suất giảm sẽ làm cho giá cổ phiếu giảm theo.
Tùy vào độ lớn giá trị tuyệt đối của hệ số tương quan mà có thể đánh giá tác động của lãi suất đối với giá cổ phiếu ngân hàng là mạnh hay yếu.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã giới thiệu tổng quan về các yếu tố tác động lên giá cổ phiếu, những lý thuyết về sự biến động của giá cổ phiếu và đi vào khái quát một số yếu tố kinh tế ảnh hưởng mạnh đến giá cổ phiếu NHTM cổ phần. Chương 1 cũng đã trình bày mối quan hệ của một số yếu tố kinh tế như lợi nhuận và chính sách cổ tức của ngân hàng, yếu tố lãi suất thị trường đối với giá cổ phiếu NHTM cổ phần để từ đó có cách nhìn khái qt hơn về những yếu tố kinh tế làm cho giá cổ phiếu ngân hàng biến động theo xu hướng nào. Đây là những cơ sở lý luận cho việc phân tích sâu hơn trong chương 2 và những đề xuất, kiến nghị trong chương 3.
Chương 2: Phân tích các yếu tố kinh tế tác động lên giá cổ phiếu NHTM cổ phần Á Châu
Chương 2: Phân tích các yếu tố kinh tế tác động lên giá cổ phiếu ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
2.1. Giới thiệu sơ lược về NHTM cổ phần Á Châu
Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) được thành lập theo giấy phép số 0032/NH-GP do ngân hàng Nhà nước cấp ngày 24/4/1993, và Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP.HCM cấp ngày 13/5/1993. Ngày 4/6/1993, ngân hàng ACB chính thức đi vào hoạt động.
Vốn điều lệ
Kể từ ngày 8/12/2008 vốn điều lệ của ngân hàng ACB là 6.355.812.780.000 đồng.
Sản phẩm dịch vụ chính:
Huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng.
Sử dụng vốn (cung cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn liên doanh) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng.
Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh tốn trong và ngồi nước, thực hiện dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng.
Kinh doanh ngoại tệ và vàng.
Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ.
Mạng lưới kênh phân phối:
Tính đến cuối năm 2008, ngân hàng ACB đã có 3 Sở giao dịch, 185 chi nhánh và phòng giao dịch tại những vùng kinh tế phát triển trên toàn quốc:
Tại TP. HCM: 1 Sở giao dịch, 30 chi nhánh và 72 phòng giao dịch.
Tại khu vực phía Bắc (Hà Nội, Hải Phịng, Hưng Yên, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc): 2 Sở giao dịch (Hải Phòng, Hà Nội), 7 chi nhánh và 30 phịng giao dịch.
Chương 2: Phân tích các yếu tố kinh tế tác động lên giá cổ phiếu NHTM cổ phần Á Châu
Tại khu vực miền Trung (Thanh Hóa, Đà Nẵng, Daklak, Gia Lai, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Hội An, Huế): 7 chi nhánh và 12 phòng giao dịch.
Tại khu vực miền Tây (Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang và Cà Mau): 6 chi nhánh, 6 phòng giao dịch.
Tại khu vực miền Đơng (Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Vũng Tàu): 3 chi nhánh, 12 phịng giao dịch.
Cơng ty con:
Bảng 2.1: Danh sách các công ty con của NHTM cổ phần Á Châu tính đến thời điểm ngày 31/12/2008
Công ty con Lĩnh vực kinh doanh
% đầu tư trực tiếp bởi
ngân hàng
% đầu tư gián tiếp bởi
công ty con Tổng % đầu tư Cơng ty Chứng khốn ACB (ACBS) Cơng ty chứng khốn 100 - 100
Công ty Quản lý và khai thác tài sản Ngân hàng Á Châu (ACBA)
Công ty quản
lý nợ 100 - 100
Công ty cho th tài chính Ngân hàng Á Châu (ACBL)
Cơng ty cho
th tài chính 100 - 100
Cơng ty quản lý quỹ
ACB (ACBC) Quản lý quỹ - 100 100
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2008 của ngân hàng Á Châu
Công ty liên kết:
Công ty cổ phần Dịch vụ Bảo vệ Ngân hàng Á Châu (ACBD)
Công ty cổ phần Địa ốc ACB (ACBR)
Công ty liên doanh:
Chương 2: Phân tích các yếu tố kinh tế tác động lên giá cổ phiếu NHTM cổ phần Á Châu
Cơ cấu tổ chức:
Bảy khối: Khách hàng cá nhân, Khách hàng doanh nghiệp, Ngân quỹ, Phát triển kinh doanh, Vận hành, Quản trị nguồn lực, Công nghệ thông tin.
Bốn ban: Kiểm tra – Kiểm sốt nội bộ, Chiến lược, Đảm bảo chất lượng, Chính sách và Quản lý tín dụng.
Hai phịng: Quan hệ Quốc tế, Thẩm định tài sản.
Giao dịch chứng khoán:
Ngân hàng Á Châu được Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội chấp thuận cho đăng ký giao dịch tại Trung tâm kể từ ngày 31/10/2006 theo Quyết định số 21/QĐ-TTGDHN ngày 31/10/2006 với nội dung sau:
Bảng 2.2: Cổ phiếu NHTM cổ phần Á Châu được đăng ký giao dịch theo Quyết định số 21/QĐ-TTGDHN ngày 31/10/2006
Loại chứng khốn Cổ phiếu phổ thơng
Mã chứng khoán ACB
Mệnh giá 10.000 đồng/ cổ phiếu
Số lượng chứng khoán được đăng ký giao dịch 110.004.656 cổ phiếu
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2007 của ngân hàng Á Châu
Ngày 21/11/2006, hơn 110 triệu cổ phiếu của NHTMCP Á Châu đã chính thức niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội và là cổ phiếu ngân hàng đầu tiên niêm yết trên thị trường này.
Cổ phiếu ACB niêm yết khiến quy mơ của thị trường chứng khốn Hà Nội tăng 25%, nâng tổng giá trị niêm yết thị trường lên 5.500 tỉ đồng. Trong phiên giao dịch đầu tiên, 56.500 cổ phiếu ACB được khớp lệnh với giá từ 119.000 - 150.000 đồng/ cổ phiếu (gấp 11,9 - 15 lần mệnh giá), giá giao dịch bình quân là 130.200 đồng/ cổ phiếu, tổng giá trị giao dịch hơn 7,37 tỉ đồng (giá trị giao dịch của thị trường Hà Nội trong ngày 21 tháng 11 là 13 tỉ đồng).
Chương 2: Phân tích các yếu tố kinh tế tác động lên giá cổ phiếu NHTM cổ phần Á Châu
Bảng 2.3: Số lượng cổ phiếu được lưu hành của ngân hàng Á Châu giai đoạn 2006 – 2008
Tính đến thời điểm 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 Số lượng cổ phiếu lưu hành
(100% là cổ phiếu phổ thông) 110.004.656 263.005.996 635.581.278
Nguồn:Báo cáo thường niên ngân hàng Á Châu năm 2006, 2007, 2008