Yếu tố lãi suất tiền gửi ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực của các yếu tố kinh tế lên giá cổ phiếu NHTMCP á châu (Trang 60 - 64)

b. Tỷ số đo lường rủi ro

2.4. Xác định yếu tố kinh tế tác động đến giá cổ phiếu ACB

2.4.3. Yếu tố lãi suất tiền gửi ngân hàng

Ở các nước, lãi suất trái phiếu Chính phủ được xem là chuẩn mực của thị trường. Giới tài chính nhìn vào lãi suất trái phiếu Chính phủ để tính tốn, xem xét nguồn tiền chảy về đâu. Thị trường chứng khoán, lãi suất huy động và lãi suất cho vay của ngân hàng cũng sẽ biến động theo sự tăng, giảm đột ngột của lợi tức trái phiếu Chính phủ. Tuy nhiên, điều này ở Việt Nam lại không hồn tồn như vậy, trần lãi suất trái phiếu chính phủ mang ra đấu thầu cứ tăng, lãi suất cơ bản vẫn đứng yên.

Việc gom các kênh phát hành trái phiếu về một đầu mối duy nhất là sàn Hà Nội được hiểu là quá trình xây dựng một thị trường trái phiếu chuẩn hóa và tập trung. Tuy nhiên, trái phiếu Chính phủ đang được phát hành một cách máy móc, thiếu sự phối hợp giữa hai cơ quan quản lý chính yếu là Bộ Tài Chính và ngân hàng Nhà nước. Việc tiến hành những cuộc khảo sát xem liệu trái phiếu nên phát hành vào lúc nào, khối lượng bao nhiêu, bán cho ai, đối tượng nước ngồi hay trong nước khơng được quan tâm. Do đó, trái phiếu vẫn được đem ra phát hành cịn bán được hay khơng lại khơng ai chịu trách nhiệm. Nếu lần này không bán được vì lãi suất thấp thì lãi suất sẽ được nâng lên. Bộ Tài chính nâng lãi suất lên bao nhiêu thì người mua trái phiếu lại nâng lãi suất bỏ thầu lên bấy nhiêu. Vì vậy, ở Việt Nam, thay vì lấy lãi suất trái phiếu làm mức chuẩn của thị trường tiền tệ thì các doanh nghiệp bây giờ đành phải căn cứ vào mặt bằng lãi suất tiết kiệm và cho vay của ngân hàng để dự báo, lên kế hoạch làm ăn, nhà đầu tư cũng phải căn cứ vào lãi suất tiền gửi của

Chương 2: Phân tích các yếu tố kinh tế tác động lên giá cổ phiếu NHTM cổ phần Á Châu

ngân hàng để so sánh với lợi tức thu được từ đầu tư chứng khoán để ra quyết định mua bán chứng khoán hợp lý.

Lãi suất tiền gửi ngân hàng trong thời gian qua có nhiều biến động, tuy nhiên vì yếu tố cạnh tranh giữa các ngân hàng nên sự biến động mức lãi suất tiền gửi của các ngân hàng tương đối theo cùng xu hướng. Theo ý kiến của một số chuyên gia trong ngành ngân hàng thì nguồn vốn huy động chủ yếu của các ngân hàng trong thời gian qua là vốn huy động kỳ hạn 3 tháng và 6 tháng. Do đó, trong các kỳ hạn thì lãi suất tiền gửi 3 tháng và 6 tháng có mức ảnh hưởng nhiều nhất đến nhu cầu gửi tiền của nhà đầu tư. Vì vậy, trong đề tài này, lãi suất tiền gửi ngân hàng Á Châu kỳ hạn 3 tháng và 6 tháng được lựa chọn là biến đại diện dùng để kiểm tra mức độ tương quan giữa lãi suất tiền gửi và giá cổ phiếu ACB.

Bảng 2.12: Diễn biến mức lãi suất cơ bản trong từ ngày 1/11/2006 đến cuối năm 2008

Ngày áp dụng Lãi suất cơ bản (%/năm)

01/11/2006 8,25 01/01/2008 8,25 01/02/2008 8.75 01/05/2008 8.75 19/05/2008 12 01/06/2008 12 11/06/2008 14 01/10/2008 14 21/10/2008 13 05/11/2008 12 21/11/2008 11 05/12/2008 10 22/12/2008 8,5

Chương 2: Phân tích các yếu tố kinh tế tác động lên giá cổ phiếu NHTM cổ phần Á Châu

Khác với sự ổn định của lãi suất cơ bản trong năm 2007 (8,25%/năm), năm 2008 được đánh dấu là một năm có nhiều sự thăng trầm của lãi suất cơ bản, ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tám lần điều chỉnh mức lãi suất cơ bản, từ 8,25%/năm vào đầu năm cho đến những mức lãi suất cao hơn 12%/năm, mức cao nhất lên đến 14%/năm. Sau đó giảm dần xuống còn 8,5%/năm vào những ngày cuối năm 2008. Việc điều chỉnh lãi suất cơ bản cùng với chính sách thắt chặt tiền tệ, rút bớt tiền trong lưu thông bằng cách tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, phát hành tín phiếu bắt buộc và hồn trả tiền gửi Kho bạc Nhà nước đã đẩy một số NHTM cổ phần quy mô nhỏ thiếu hụt thanh khoản, dẫn đến cạnh tranh lãi suất và đầu cơ lãi suất huy động trên thị trường. Bên cạnh đó, Việt Nam là nước đang phát triển nên nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển là rất lớn; do đó, việc các ngân hàng cạnh tranh về lãi suất nhằm huy động vốn là không thể tránh khỏi. Hơn nữa, tỷ lệ lạm phát qua các năm có xu hướng tăng. Chính điều này làm cho lãi suất danh nghĩa cũng tăng theo nhằm đáp ứng mức lãi suất thực hợp lý cho nhà đầu tư.

Chương 2: Phân tích các yếu tố kinh tế tác động lên giá cổ phiếu NHTM cổ phần Á Châu

Hình 2.5: Diễn biến lãi suất tiền gửi tại NHTM cổ phần Á Châu kỳ hạn 3 tháng và 6 tháng Đơn vị tính: %/năm 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 21/11/200 6 21/01/200 7 21/03/200 7 21/05/200 7 21/07/200 7 21/09/200 7 21/11/200 7 21/01/200 8 21/03/200 8 21/05/200 8 21/07/200 8 21/09/200 8 21/11/200 8

Lãi suất huy động kỳ hạn 3 tháng lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng

Nguồn: Ngân hàng Á Châu

Tính từ ngày 21/11/2006 đến ngày 15/2/2008, cả lãi suất huy động tiền gửi kỳ hạn 3 tháng và 6 tháng của ACB đều giữ nguyên không đổi (tương ứng với 8,52% và 8,76%). Sau đó là chuỗi những ngày biến động của lãi suất huy động. Cùng với sự thay đổi của lãi suất cơ bản và cuộc đua lãi suất của các NHTM, lãi suất huy động tiền gửi của ACB đã tăng từ khoảng 9% lên dần tới mức đỉnh 17% đến 17,5% trong khoảng từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2008. Tuy nhiên, với sự điều chỉnh giảm mức lãi suất cơ bản của ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định thị trường tài chính, lãi suất huy động của ngân hàng bắt đầu giảm dần trong quý IV năm 2008, đặc biệt giảm xuống còn 7,9% trong tháng cuối năm 2008.

Chương 2: Phân tích các yếu tố kinh tế tác động lên giá cổ phiếu NHTM cổ phần Á Châu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực của các yếu tố kinh tế lên giá cổ phiếu NHTMCP á châu (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)