Cổ tức chia cho cổ đông ACB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực của các yếu tố kinh tế lên giá cổ phiếu NHTMCP á châu (Trang 57 - 60)

b. Tỷ số đo lường rủi ro

2.4. Xác định yếu tố kinh tế tác động đến giá cổ phiếu ACB

2.4.2. Cổ tức chia cho cổ đông ACB

Bảng 2.10: Các chỉ tiêu đánh giá chính sách cổ tức cổ phiếu ACB

Chỉ tiêu Năm 2006 2007 2008

EPS (đồng) 4.527 8.095 3.628

DPS (đồng) 3.800 5.500 3.380

Chỉ số thanh toán cổ tức (%) 83,94 67,94 93,16

Chỉ số thu nhập giữ lại (%) 16,06 32,06 6,84

Nguồn: Báo cáo thường niên ngân hàng Á Châu năm 2006, 2007, 2008 và tính tốn của tác giả

Năm 2006, lợi nhuận sau thuế của ngân hàng ACB đạt 505.576 triệu đồng, thu nhập mỗi cổ phần thường là 4.527 đồng, ngân hàng đã quyết định tỷ lệ chi trả cổ tức bằng 83,94% thu nhập. Tỷ lệ này được đánh giá là rất cao, ngân hàng ACB gần như dành tất cả thu nhập cổ đông để trả cổ tức và chỉ dành một phần nhỏ giữ lại cho đầu tư phát triển ngân hàng. Tỷ lệ cổ tức mà ACB chia cho các cổ đông trong năm

Chương 2: Phân tích các yếu tố kinh tế tác động lên giá cổ phiếu NHTM cổ phần Á Châu

800 đồng/cổ phiếu hay 88,004 tỷ đồng cho 110.004.656 cổ phiếu) và 30% còn lại được chia bằng cổ phiếu.

Qua năm 2007, đây là năm ngân hàng bội thu, mặc dù lợi nhuận sau thuế đạt 1.760.008 triệu đồng và thu nhập dành cho cổ đông cũng rất cao (8.095 đồng), nhưng ngân hàng chỉ trích 67,94% thu nhập mỗi cổ phần thường để trả cổ tức. Điều này chứng tỏ ngân hàng ACB đang thực hiện chính sách ổn định cổ tức, mặc dù lợi nhuận sau thuế tăng kỷ lục 248,12% so với năm 2006 nhưng cổ tức chỉ tăng khoảng 44,74% nhằm duy trì mức cổ tức không quá thay đổi nhiều khi lợi nhuận của ngân hàng biến động khá nhiều. Tỷ lệ cổ tức mà ACB chia cho các cổ đông năm 2007 là 55% theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông. Tuy nhiên, ACB không trả cổ tức bằng tiền mặt mà đã dùng toàn bộ lợi nhuận chia cổ tức này để tăng vốn điều lệ trong năm 2008, như vậy cổ đông sở hữu cổ phiếu ACB sẽ được nhận cổ tức bằng cổ phiếu (tương ứng 5.500đ/ cổ phiếu). Với tỷ lệ chi trả cổ tức cao, đồng thời ngân hàng lựa chọn hình thức chi trả cổ tức bằng cổ phiếu không chỉ giúp ngân hàng Á Châu nâng cao vốn điều lệ, là nền tảng để mở rộng hoạt động kinh doanh, củng cố mức độ gắn bó giữa cổ đơng và ngân hàng, gia tăng lượng hàng hóa cho thị trường chứng khốn mà cịn thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán với cổ phiếu ACB vào thời điểm đó và giúp ngân hàng tiết kiệm chi phí nhiều hơn so với phương án phát hành cổ phiếu thu hút vốn từ bên ngồi. Tuy nhiên, chính việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu này lại là nguyên nhân làm loãng giá cổ phiếu năm 2008.

Năm 2008, mặc dù lợi nhuận sau thuế vẫn tăng so với năm trước, nhưng vì số cổ phiếu lưu hành tăng lên khá nhiều do ngân hàng ACB phải phát hành thêm để trả cổ tức năm 2007 dưới dạng cổ phiếu và do trái phiếu chuyển đổi sang cổ phiếu nên thu nhập dành cho mỗi cổ đông giảm xuống nhiều (- 55,18%). Chính vì vậy, để duy trì cổ tức khơng bị giảm quá nhiều so với năm 2007 thì ngân hàng ACB đã trích hầu hết thu nhập cổ đơng để chi trả cổ tức (93,16%). Cổ tức năm 2008 là 3.380 đồng/ cổ phiếu. Tỷ lệ cổ tức mà ACB chia cho các cổ đông trong năm này là 33,8% theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông. Dựa trên kết quả kinh doanh khả quan

Chương 2: Phân tích các yếu tố kinh tế tác động lên giá cổ phiếu NHTM cổ phần Á Châu

của quý 1/2008, ACB đã tạm ứng cổ tức đợt 1 bằng tiền mặt cho cổ đông ở mức 2500 đồng/ cổ phiếu và đợt 2 tiếp tục chia thêm cổ tức bằng tiền mặt tương ứng giá trị 880 đồng/ cổ phiếu cho các cổ đông từ nguồn lợi nhuận năm 2008.

Tỷ lệ lạm phát trong vài năm gần đây có thể xem là cao, dẫn đến lãi suất ngân hàng tăng, nền kinh tế tăng trưởng khơng bền vững và có nhiều rủi ro. Khi đó, rủi ro sẽ làm nhà đầu tư cân nhắc kỹ hơn việc bỏ tiền vào kinh doanh chứng khoán so với kinh doanh bất động sản và vàng hay nên gửi tiền vào ngân hàng. Vì vậy, cổ tức cao, ổn định đi đôi với tăng trưởng lợi nhuận đều sẽ rất có ý nghĩa với nhà đầu tư, khơng những giúp NHTM giữ gìn và mở rộng vị thế của mình trên thị trường mà còn làm tăng mức độ sẵn lòng đầu tư vào ngân hàng của nhà đầu tư.

Bảng 2.11: Tỷ lệ chia cổ tức của NHTM cổ phần Á Châu giai đoạn 2005 - 2008 Cổ tức Năm Thu nhập trên mỗi cổ phiếu/ mệnh giá

Bằng tiền mặt (% trên mệnh giá)

Bằng cổ phiếu (% trên số

lượng) 2005 12% cho cổ phiếu phát hành trước 6/2005

6% cho cổ phiếu phát hành sau 6/2005 16%

2006 45,27% 8% 30%

2007 80,95% 55%

2008 36,28% 33,8%

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2005, 2006, 2007, 2008 của ngân hàng Á Châu

Như vậy, trong hai năm 2006 và 2008, ngân hàng ACB đã dành một tỷ lệ rất cao thu nhập cổ phần để chi trả cổ tức, chỉ có 16,06% (năm 2006) và 6,84% (năm 2008) thu nhập cổ phần được giữ lại để đưa vào quỹ tích lũy của ngân hàng. Năm 2007 là năm nổi bật với khả năng sinh lời rất cao, thu nhập trên mỗi cổ phần gấp khoảng hai lần năm 2006 và 2008 vì vậy ngân hàng ACB chỉ dành hơn hai phần ba thu nhập để thanh toán cổ tức, còn lại khoảng 32,06% được dành cho thu nhập giữ lại. Mặc dù khả năng sinh lợi (ROE) của ngân hàng ACB trong năm 2008 được

Chương 2: Phân tích các yếu tố kinh tế tác động lên giá cổ phiếu NHTM cổ phần Á Châu

tăng lên rất nhiều so các năm trước, nhưng ngân hàng ACB vẫn muốn duy trì một mức cổ tức cao, không quá giảm nhiều so với năm 2006, đặc biệt là khi năm 2007 ngân hàng lại vừa chi trả cổ tức rất cao (5.500đồng). Qua đó có thể thấy, chính sách chi trả cổ tức của ACB đang theo hướng chính sách ổn định cổ tức, duy trì mức cổ tức không quá giảm nhiều giữa các năm nhằm giảm đi những rủi ro cho nhà đầu tư. Ngân hàng ACB đã linh hoạt lựa chọn hình thức trả cổ tức có khi bằng tiền mặt, có khi trả bằng cổ phiếu nên đã hấp dẫn các nhà đầu tư quan tâm đến cổ phiếu ngân hàng mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực của các yếu tố kinh tế lên giá cổ phiếu NHTMCP á châu (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)