b. Tỷ số đo lường rủi ro
2.6. Bài học rút ra từ nghiên cứu tình huống NHTM cổ phần Á Châu
Từ tình huống của ngân hàng ACB, có thể thấy rằng:
Yếu tố kinh tế thứ nhất tác động đến giá cổ phiếu là khi những thông tin tốt
về tình hình hoạt động của ngân hàng đến với nhà đầu tư thì nhà đầu tư sẽ có phản ứng tích cực với cổ phiếu của ngân hàng đó. Từ việc đánh giá cao về triển vọng và khả năng hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì cầu về cổ phiếu sẽ tăng lên, đẩy giá cổ phiếu tăng cao. Tuy nhiên, khi có các yếu tố khách quan (suy thoái kinh tế) hoặc chủ quan (khả năng quản trị, khả năng đầu tư của ngân hàng, khả năng marketing và kinh doanh của ngân hàng…) làm ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thì nhà đầu tư sẽ rất nhanh nhạy trong việc đánh giá giá trị cổ phiếu đó, giá trị cổ phiếu đó cũng sẽ có xu hướng giảm xuống. Bên cạnh đó, chính sách cổ tức cũng có ảnh hưởng đáng kể đến giá cổ phiếu ngân hàng. Cổ tức cao sẽ thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư vì cổ tức cao thể hiện ngân hàng năm đó làm ăn có hiệu quả. Ngồi ra, một chính sách cổ tức ổn định sẽ tạo niềm tin cho các cổ đông và nhà đầu tư tiềm năng.
Yếu tố kinh tế thứ hai ảnh hưởng đến giá cổ phiếu ngân hàng là lãi suất tiền
gửi. Lãi suất tiền gửi không quá cao và ổn định có thể là yếu tố kích thích hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển. Các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả sẽ làm cho dòng vốn kinh doanh được quay nhanh hơn vì vậy các ngân hàng cũng sẽ kinh doanh hiệu quả hơn và các hoạt động đầu tư của các ngân hàng cũng sẽ tốt hơn trong một nền kinh tế ổn định phát triển. Do đó, giá cổ phiếu ngân hàng sẽ có xu hướng ổn định hoặc tăng lên. Ngược lại, các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất không phải vì do nền kinh tế hoạt động hiệu quả mà vì vốn huy động của các ngân hàng bị thiếu hụt hoặc do ảnh hưởng của yếu tố lạm phát thì điều này sẽ làm cho giá cổ phiếu có xu hướng giảm xuống. Nguyên nhân là do lãi suất huy động cao đẩy chi
Chương 2: Phân tích các yếu tố kinh tế tác động lên giá cổ phiếu NHTM cổ phần Á Châu
phí lãi vay tăng lên khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong khâu mua nguyên vật liệu cũng như khâu bán hàng, từ đó ảnh hưởng đến cả hoạt động cho vay và hoạt động thu hồi nợ của ngân hàng, ảnh hưởng đến khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và các hoạt động đầu tư kinh doanh khác của ngân hàng. Vì vậy, yếu tố lãi suất và giá cổ phiếu ngân hàng có mối tương quan nghịch với nhau.
Như vậy, khi ngân hàng hoạt động càng hiệu quả, khả năng sinh lợi và mức cổ tức càng cao thì càng tác động làm tăng giá cổ phiếu và ngược lại. Nếu hiệu quả hoạt động và mức cổ tức biến động cùng chiều với giá cổ phiếu ngân hàng thì lãi suất lại biến động ngược lại. Lãi suất huy động càng tăng thì giá cổ phiếu sẽ có xu hướng càng giảm và ngược lại vì mối tương quan giữa giá cổ phiếu và lãi suất huy động của ngân hàng là mối tương quan nghịch.
Do đó, để làm tăng giá cổ phiếu của ngân hàng mình thì các ngân hàng cần quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động. Đây là yếu tố nền tảng vững chắc đầu tiên để giúp nhà đầu tư có cơ sở đánh giá cao về cổ phiếu ngân hàng. Từ việc có một mức lợi nhuận cao và tăng trưởng đều thì các chính sách cổ tức được đưa ra phù hợp (chính sách cổ tức ổn định và an tồn), đặc biệt là chính sách cổ tức cao và có khuynh hướng ổn định, sẽ có thể hấp dẫn các nhà đầu tư gia tăng nhu cầu đầu tư cổ phiếu ngân hàng, cũng có nghĩa là giá cổ phiếu sẽ có xu hướng tăng. Một trong những nguyên nhân làm giá cổ phiếu giảm đó là lãi suất ngân hàng tăng cao mà nguyên nhân là do yếu tố lạm phát. Vì vậy, các ngân hàng cần phối hợp với nhau và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, ngân hàng Nhà nước thực hiện đồng bộ các chính sách để kiểm soát lạm phát. Khi nền kinh tế ổn định, lạm phát được kiểm sốt thì khơng chỉ lãi suất được điều chỉnh phù hợp mà cịn tạo mơi trường thuận lợi cho các ngân hàng thương mại cổ phần nâng cao hiệu quả hoạt động và phát triển bền vững, giúp giá cổ phiếu ngày một tăng cao.
Chương 2: Phân tích các yếu tố kinh tế tác động lên giá cổ phiếu NHTM cổ phần Á Châu
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Kể từ thời điểm niêm yết cổ phiếu, ngân hàng ACB đã đạt được những kết quả hoạt động rất khả quan. Tuy nhiên, năm 2007 là năm nổi bật nhất của ngân hàng về các chỉ tiêu tài chính (tốc độ tăng lợi nhuận, tài sản và khả năng sinh lời ấn tượng), cũng như về các chỉ tiêu thu nhập và cổ tức dành cho cổ đông. Qua năm 2008, các chỉ tiêu này có xu hướng giảm hơn do sự ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới và trong nước dưới sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tuy nhiên so với tồn ngành và các NHTM khác thì ngân hàng ACB vẫn được đánh giá là một điểm sáng đã vượt qua những khó khăn chung này.
Giá cổ phiếu ACB trong thời gian qua đã biến động rất nhiều và chịu sự chi phối của nhiều yếu tố trong đó phải kể đến các yếu tố kinh tế như thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh và hoạt động của ngân hàng cũng như yếu tố lãi suất tiền gửi ngân hàng.
Yếu tố tình hình hoạt động tốt và mức cổ tức trả cho cổ đơng cao có tác động tích cực đến giá cổ phiếu ACB. Năm 2007 khi thu nhập ngân hàng tăng, cổ tức trả cao thì giá cổ phiếu ACB có xu hướng tăng cao hơn so với năm 2008.
Yếu tố lãi suất tiền gửi kỳ hạn 3 tháng và kỳ hạn 6 tháng lại có mối tương quan nghịch với giá cổ phiếu ACB. Khi lãi suất tăng thì giá cổ phiếu có xu hướng giảm và ngược lại khi lãi suất giảm thì giá cổ phiếu có xu hướng tăng. Mức độ tương quan này là khá mạnh.
Như vậy, chương 2 đã đi sâu vào phân tích các yếu tố kinh tế tác động lên giá cổ phiếu ngân hàng ACB và rút ra một số bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thương mại khác. Trên cơ sở đó, đề tài sẽ đưa ra những giải pháp để phát huy những tác động tích cực của các yếu tố kinh tế lên giá cổ phiếu ngân hàng Á Châu trong chương 3.
Chương 3: Giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực của các yếu tố kinh tế lên giá cổ phiếu NHTMCP Á Châu
Chương 3: Giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực của các yếu tố kinh tế lên giá cổ phiếu ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
3.1. Nhóm giải pháp đối với NHTM cổ phần Á Châu