c. Lý thuyết thặng dư cổ tức
1.3. Một số yếu tố kinh tế ảnh hưởng mạnh đến giá cổ phiếu NHTMCP
1.3.1.1. Đánh giá tình hình hoạt động ngân hàng qua các tỷ số tài chính
a. Tỷ số đo lường lợi nhuận
Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ số ROE cho biết cứ mỗi 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra, cổ đông thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Hoặc
Tỷ số ROE được xem là xuất phát điểm cho việc đánh giá tình hình tài chính của một ngân hàng thương mại, vì nếu ROE tương đối thấp so với những ngân hàng khác sẽ làm giảm đi khả năng thu hút vốn mới cần thiết cho sự mở rộng và duy trì vị thế cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường. Ngoài ra, ROE thấp cịn có thể hạn chế tăng trưởng của ngân hàng vì khi ấy ngân hàng khơng có cơ hội tích lũy để tăng vốn chủ sở hữu, nhất là khi sự gia tăng tài sản của ngân hàng gắn chặt với sự tăng vốn chủ sở hữu.
Lợi nhuận trên tài sản (ROA)
Tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA) đo lường khả năng của ban quản lý sử dụng các nguồn lực nói chung và nguồn lực tài chính của ngân hàng để tạo ra lợi nhuận.
Tỷ số ROA cho biết cứ mỗi 100 đồng tài sản ngân hàng tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Hoặc
ROA =
Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản x 100% Lợi nhuận sau thuế
ROE =
Lợi nhuận sau thuế
Tổng vốn chủ sở hữu x 100%
ROE =
Lợi nhuận sau thuế
Bình quân giá trị vốn chủ sở hữu
Chương 1: Tổng quan về các yếu tố kinh tế tác động lên giá cổ phiếu NHTM cổ phần
Các chỉ tiêu khác đo lường khả năng sinh lợi
Ngoài hai tỷ số cơ bản thường sử dụng là ROE và ROA, cịn có một số chỉ tiêu khác được sử dụng để đo lường khả năng sinh lợi của ngân hàng. Đó là thu nhập lãi rịng, tỷ lệ lãi ròng và chênh lệch lãi suất.
Thu nhập lãi ròng là chênh lệch giữa toàn bộ doanh thu lãi và chi phí trả lãi.
Chỉ tiêu này được báo cáo trên báo cáo kết quả kinh doanh, nó bằng tổng doanh thu lãi trừ đi tổng chi phí trả lãi.
Tỷ lệ lãi ròng là tỷ lệ phần trăm giữa thu nhập lãi rịng và giá trị tài sản có
sinh lãi.
Chênh lệch lãi suất là chỉ tiêu để đo lường chênh lệch giữa khả năng thu lãi
và khả năng chi trả lãi.
b. Tỷ số đo lường rủi ro
Tỷ lệ cho vay
Chỉ tiêu này thường được sử dụng để đánh giá một cách gián tiếp chất lượng tài sản có của ngân hàng thương mại. Tỷ lệ cho vay cho biết mức độ theo đó tài sản có được sử dụng để cấp tín dụng cho khách hàng. Nếu tỷ lệ cho vay cao thì khả năng sinh lợi được cải thiện nhưng nếu quá cao (gần bằng 100%) thì rủi ro hoạt động của ngân hàng cũng tăng theo vì khi ấy ngân hàng hầu như khơng có tiền dự trữ cho nhu cầu rút vốn của khách hàng.
Tỷ lệ cho vay =
Dư nợ tài khoản cho vay
Tổng tài sản x 100% Tỷ lệ lãi ròng = Thu nhập lãi rịng
Bình qn tài sản có sinh lãi
x 100%
Chênh lệch lãi suất
Doanh thu lãi Bình qn tài sản
có sinh lãi =
Chi phí trả lãi Bình quân nguồn vốn
huy động phải trả lãi _
Chương 1: Tổng quan về các yếu tố kinh tế tác động lên giá cổ phiếu NHTM cổ phần
Tỷ số thanh khoản
Tỷ số thanh khoản đánh giá mức độ rủi ro của NHTM. Tỷ số thanh khoản cho biết mức độ theo đó ngân hàng có thể sử dụng tài sản dự trữ để đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng.
1.3.1.2. Lợi nhuận và chính sách cổ tức của ngân hàng
Nguyên nhân cơ bản của sự vận động giá cả là sự dự đoán lợi nhuận ngân hàng. Lợi nhuận của ngân hàng là yếu tố trực tiếp quan trọng nhất trong việc quyết định giá cổ phiếu. Bởi giá cổ phiếu chính là giá trị hiện tại của tất cả lợi tức cổ phần trong tương lai và lợi tức cổ phần chỉ có thể đến từ lợi nhuận ngân hàng. Do đó, khi lợi nhuận ngân hàng thay đổi, giá cổ phiếu sẽ thay đổi. Nếu ước định được chính xác lợi tức cổ phần trong tương lai, nhà đầu tư có thể xác định được giá trị nội tại của một cổ phiếu sau khi đã chiết khấu ở một suất chiết khấu thích hợp. Tuy nhiên, căn cứ vào tình hình tài chính, viễn cảnh doanh lợi của ngân hàng và những yếu tố khác ảnh hưởng, nhiều nhà đầu tư sẽ có kết luận khác nhau về cùng một ngân hàng, cho nên giá thị trường và giá trị nội tại của cổ phiếu phần lớn là không thống nhất. Mặc dù vậy, thông tin về tình hình hoạt động và lợi nhuận của ngân hàng tốt có thể ảnh hưởng tích cực đến giá cổ phiếu và ngược lại khi lợi nhuận ngân hàng có xu hướng giảm do kết quả kinh doanh khơng thuận lợi có thể tác động bất lợi đến giá cổ phiếu.
Về mặt lý thuyết, với giả định là một thị trường hồn hảo thì chính sách cổ tức chẳng có tác động gì lên giá trị của ngân hàng như kết quả nghiên cứu của hai ông Modigliani và Miller. Nhưng thực tế, thị trường khơng hồn hảo như lý thuyết đã giả định vì tồn tại chi phí giao dịch, thuế, thơng tin thiên lệch … do đó trong thực tế, chính sách cổ tức có tác động không nhỏ đến giá trị của ngân hàng và vì vậy sẽ có những tác động khơng nhỏ lên lợi ích của các cổ đơng. Khi lợi
Tỷ số thanh khoản = Tài sản dự trữ Nợ ngắn hạn phải trả
Chương 1: Tổng quan về các yếu tố kinh tế tác động lên giá cổ phiếu NHTM cổ phần
ích cổ đơng thay đổi thì nó sẽ tác động đến quyết định của các nhà đầu tư về giá cổ phiếu.
Căn cứ vào kết quả kinh doanh đạt được lợi nhuận của ngân hàng và chính sách chi trả cổ tức, ngân hàng sẽ trả cổ tức cho cổ đông. Việc quyết định định hướng phân chia lợi tức cổ phần sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích và thu nhập của đại bộ phận cổ đơng, từ đó ảnh hưởng đến trị giá cổ phiếu của ngân hàng trên thị trường chứng khoán. Đồng thời, việc phân chia cổ tức cũng quyết định số lợi nhuận giữ lại cho đầu tư phát triển ngân hàng nhiều hay ít. Lợi nhuận giữ lại sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của ngân hàng trong tương lai. Thêm vào đó, một sự gia tăng trong cổ tức hay một sự cắt giảm cổ tức đều chuyển một loại thơng tin nào đó đến các cổ đơng như là thu nhập ngân hàng dự kiến sẽ cao hơn hay thấp đi. Sự thay đổi trong chi trả cổ tức là một tín hiệu cho các nhà đầu tư về lợi nhuận và dòng tiền tương lai của ngân hàng, về triển vọng tương lai của ngân hàng. Vì vậy, những mức trả cổ tức thay đổi sẽ ảnh hưởng đến đánh giá của nhà đầu tư đối với ngân hàng, từ đó ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của ngân hàng.
Các ngân hàng có thể chi trả cổ tức bằng tiền mặt hoặc trả cổ tức bằng cổ phiếu. Việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu đưa đến một kết quả là ngân hàng phát hành thêm cổ phiếu, trong khi giá trị tài sản, lợi nhuận, rủi ro và tỷ lệ nắm giữ cổ phần của nhà đầu tư đều không đổi. Chỉ có một yếu tố duy nhất thay đổi là số cổ phần đang lưu hành tăng lên. Do đó, việc trả cổ tức bằng cổ phiếu chẳng làm cho cổ đơng có lợi hơn hay bị thiệt hơn. Tuy nhiên, các ngân hàng chọn việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu là do một số lý do sau:
Lý do thứ nhất khiến ngân hàng trả cổ tức bằng cổ phiếu là vì ban quản lý
ngân hàng cho rằng cổ đơng vẫn có lợi vì giá cổ phiếu khơng giảm theo một tỷ lệ chính xác như tỷ lệ tăng số cổ phần đang lưu hành. Điều này xuất phát từ niềm tin của nhiều giám đốc tài chính rằng giá cổ phiếu sẽ tối ưu trong một khoảng giới hạn nào đó vì trong khoảng này tổng giá trị thị trường của ngân hàng đạt tối đa. Nếu giá vượt quá khoảng giới hạn này thì số nhà đầu tư có khả năng mua cổ
Chương 1: Tổng quan về các yếu tố kinh tế tác động lên giá cổ phiếu NHTM cổ phần
phiếu sẽ giảm đi và do đó làm giảm cầu đối với cổ phiếu của ngân hàng. Hơn nữa, nhiều giám đốc tài chính cũng tin rằng thơng tin về trả cổ tức bằng cổ phiếu là thơng tin có tác động tích cực đến giá cổ phiếu.
Lý do thứ hai khiến ngân hàng trả cổ tức bằng cổ phiếu là vì ngân hàng
muốn tiết kiệm tiền. Nếu ngân hàng đang cần tiền để thanh toán, để đầu tư, kinh doanh, ngân hàng thích trả cổ tức bằng cổ phiếu hơn bằng tiền. Tuy nhiên, nếu việc trả cổ tức bằng cổ phiếu để tiết kiệm tiền cho đầu tư vào dự án có triển vọng tốt thì điều ấy có tác động tốt đến giá cổ phiếu. Ngược lại, nếu ngân hàng trả cổ tức bằng cổ phiếu vì thiếu tiền mặt do khó khăn tài chính thì điều ấy rõ ràng là có tác động tiêu cực đến giá cổ phiếu.
1.3.2. Lãi suất thị trường
1.3.2.1. Mối quan hệ giữa lãi suất thị trường và giá cổ phiếu
Quan hệ giữa lãi suất và giá cổ phiếu là mối quan hệ không trực tiếp và không diễn ra một chiều như quan hệ giữa lãi suất và trái phiếu. Bởi vì dịng tiền thu được từ đầu tư cổ phiếu là khơng cố định, chúng có thể thay đổi cùng với lãi suất và mức thay đổi này có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn mức thay đổi của lãi suất. Kết quả là giá cổ phiếu có thể giảm, khơng đổi hoặc tăng tùy thuộc vào mức độ thay đổi của dòng tiền thu được từ đầu tư cổ phiếu tăng, không đổi hay giảm thấp. Lãi suất tăng ít hơn thu nhập của cổ phiếu thì giá cổ phiếu có xu hướng tăng cịn lãi suất tăng nhiều hơn thu nhập của cổ phiếu thì giá cổ phiếu có xu hướng giảm.
Mức độ ảnh hưởng của lãi suất lên giá cổ phiếu phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra thay đổi đó và mức độ tác động của thay đổi này lên dòng thu nhập tương lai của cổ phiếu. Nếu lãi suất tăng là do nền kinh tế đang trong giai đoạn tăng trưởng, các doanh nghiệp cần nhiều vốn để đầu tư vì khả năng sinh lời rất cao, chính nhu cầu vốn vay tăng nên các NHTM cổ phần sẽ tăng lãi suất tiền gửi để có thể huy động đủ nguồn vốn cho vay. Vì vậy, sự gia tăng lãi suất lúc này là điều tất nhiên, giúp dòng vốn được luân chuyển và sử dụng hiệu quả, nó khơng là lực cản ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp mà nó lại là lực đẩy giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận với nguồn vốn đúng lúc cần thiết. Trong trường hợp như vậy, việc
Chương 1: Tổng quan về các yếu tố kinh tế tác động lên giá cổ phiếu NHTM cổ phần
lãi suất tiền gửi tăng có thể khơng làm giá cổ phiếu giảm mà lại kích thích giá cổ phiếu tăng lên vì kỳ vọng của nhà đầu tư về lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng trong tương lai. Chính sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế và hoạt động hiệu quả của các doanh nghiệp như vậy tạo điều kiện cho các ngân hàng nâng cao lợi nhuận và hiệu quả hoạt động hơn, nhờ đó giá cổ phiếu của ngân hàng cũng sẽ chuyển dịch theo hướng tăng giá.
Mặt khác, nếu lãi suất tiền gửi tăng do lạm phát tăng, các ngân hàng phải khuyến khích khách hàng gửi tiền bằng cách đua nhau tăng lãi suất tiền gửi thì việc tăng lãi suất như vậy có thể ảnh hưởng tiêu cực đến giá cổ phiếu ngân hàng. Lãi suất huy động tiền gửi ngân hàng tăng sẽ làm tăng chi phí huy động vốn của ngân hàng. Hơn nữa, lãi suất huy động vốn tăng sẽ đẩy lãi suất cho vay tăng lên khiến ngân hàng khó khăn hơn trong hoạt động tín dụng. Chi phí này được chuyển cho các cổ đơng vì nó sẽ hạ thấp lợi nhuận mà ngân hàng dùng để thanh tốn cổ tức. Cùng lúc đó, nhà đầu tư sẽ bị tác động bởi những nguồn thu nhập khác có lãi suất cao hơn như gửi tiền tiết kiệm ngân hàng. Do đó, lãi suất tăng có thể làm giá cổ phiếu giảm. Ngược lại, lãi suất giảm sẽ giúp ngân hàng tiết kiệm được chi phí vay vốn, giảm chi phí cho vay vốn, kích thích đầu tư phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng hơn và do đó có thể đẩy giá cổ phiếu tăng cao.
1.3.2.2. Giới thiệu các công cụ kiểm nghiệm thống kê – kiểm nghiệm mối quan hệ và tương quan giữa các biến lãi suất và giá cổ phiếu hệ và tương quan giữa các biến lãi suất và giá cổ phiếu
Công cụ Statistics cho phép ta tính các kiểm nghiệm giả thuyết về tính độc lập của các biến, và mối liên hệ giữa các các biến, hệ số tương quan, cũng như đo lường các mối quan hệ đó.
Kiểm nghiệm Chi-square:
Là một công cụ thống kê sử dụng để kiểm nghiệm giả thuyết cho rằng các biến trong hàng và cột thì độc lập với nhau (H0). Phương pháp kiểm nghiệm này chỉ cho ta biết được liệu một biến này có quan hệ hay khơng với một biến khác, tuy nhiên phương pháp kiểm nghiệm này không chỉ ra cường độ của mối quan hệ giữa
Chương 1: Tổng quan về các yếu tố kinh tế tác động lên giá cổ phiếu NHTM cổ phần
hai biến mạnh hay yếu (nếu có quan hệ), cũng như khơng chỉ ra hướng thuận hay nghịch của mối quan hệ này (nếu có quan hệ).
Để kiểm nghiệm tính độc lập giữa hai biến cột và hàng, kiểm nghiệm Chi- square sẽ cho ra các kết quả kiểm nghiệm khác nhau như sau: Pearson chi-square,
likelihood-ratio chi-square và linear-by-linear association chi-square.
Thông thường để xác định mối quan hệ giữa hai biến trong bảng chéo, việc sử dụng chỉ số nào để kiểm nghiệm tích độc lập giữa hai biến phụ thuộc vào số lượng cột và hàng trong bảng, số mẫu nghiên cứu, tần suất xuất hiện mong muốn của một giá trị trong biến trong điều kiện của biến khác, dạng đo lường của các biến trong bảng (dạng thang đo). Ta có:
Dựa vào các hệ số Pearson Chi-square và Likelihood Ratio có thể kiểm
nghiệm mối liên hệ giữa hai biến mà không cần quan tâm đến số lượng hàng và cột trong bảng.
Hoặc có thể dùng chỉ số Linear-by-linear association khi mà các biến trong bảng là biến định lượng.
Đối với kiểm nghiệm Chi-square chỉ có thể xác định giữa hai biến có hay khơng tồn tại một mối quan hệ. Tuy nhiên để đo lường cường độ của các mối quan hệ này địi hỏi các cơng cụ thống kê khác như Correlation.
Correlation:
Dùng để đo lường mối tương quan giữa hai biến thứ tự hoặc khoảng cách. Việc đo lường mối tương quan giữa hai biến thứ tự này chủ yếu dựa vào hai hệ số Spearman’s correlation coefficient rho và Pearson correlation coefficient. Trong đó:
Spearman’s rho được dùng để đo lường mối quan hệ giữa hai biến thứ tự (các biến này hầu hết đều được xắp xếp từ thấp nhất đến cao nhất).
Khi các biến trong bảng là các biến định lượng ta sử dụng hệ số Pearson correlation coefficient để đo lường mối quan hệ tuyến tính giữa các biến này.
Chương 1: Tổng quan về các yếu tố kinh tế tác động lên giá cổ phiếu NHTM cổ phần
Các giá trị của hệ số tương quan biến thiên từ –1 đến 1, dấu cộng hoặc trừ chỉ ra hướng tương quan giữa các biến (thuận hay nghịch), giá trị tuyệt đối của chỉ số này cho biết cường độ tương quan giữa hai biến, giá trị này càng lớn mối tương quan càng mạnh.
Trên cơ sở thu thập số liệu của mức lãi suất huy động tiền gửi được các ngân hàng áp dụng và giá cổ phiếu ngân hàng, bằng phương pháp kiểm nghiệm Correlation sẽ cho thấy mối quan hệ và mối tương quan của các mức lãi suất đó và