Tình hình hoạt động của NHTM cổ phần Á Châu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực của các yếu tố kinh tế lên giá cổ phiếu NHTMCP á châu (Trang 49)

b. Tỷ số đo lường rủi ro

2.4. Xác định yếu tố kinh tế tác động đến giá cổ phiếu ACB

2.4.1. Tình hình hoạt động của NHTM cổ phần Á Châu

2.4.1.1. Tổng hợp tình hình hoạt động của NHTM cổ phần Á Châu giai đoạn

2006 - 2008

Nhìn chung trong ba năm từ 2006 đến 2008, ngân hàng Á Châu đã nỗ lực gia tăng tài sản. Tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản trong hai năm đầu rất cao đạt trên 80%, sang năm 2008 do tình hình kinh tế thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, khó khăn nên tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản giảm còn 23,32% và tổng tài sản chỉ đạt 72,6% so với kế hoạch (145.000 tỷ đồng). Có thể thấy ngân hàng Á Châu trong những năm qua không chỉ nỗ lực gia tăng tài sản mà còn liên tục nâng vốn chủ sở hữu nhằm đảm bảo chỉ tiêu an toàn vốn và đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh, tăng trưởng tài sản Có.

Trong năm 2007, ACB liên tục nâng vốn chủ sở hữu nhằm đảm bảo chỉ tiêu an toàn vốn và đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh, tăng trưởng tài sản Có. Vốn điều lệ của ACB tăng thêm 1530 tỷ đồng từ các nguồn: trái phiếu chuyển đổi (1100 tỷ đồng), quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ (330 tỷ đồng) và phát hành cổ phiếu phổ thông (100 tỷ đồng). Nhờ vậy, hệ số an tồn vốn của ACB tính đến ngày 31/12/2007 là 16,19%, tăng 5,3% so với cuối năm 2006.

Năm 2008, vốn điều lệ của ACB tiếp tục tăng lên là 6.355.812.780.000 đồng, tăng 2,4 lần so với năm 2007 tức tăng thêm 3726 tỷ đồng từ các nguồn: chuyển đổi trái phiếu (550 tỷ đồng), thặng dư vốn cổ phần (1704 tỷ đồng), chia cổ tức bằng cổ phiếu 55% (1447 tỷ đồng) và cổ phiếu thưởng cho cán bộ công nhân viên (25 tỷ đồng), làm cho lượng cổ phiếu ACB được lưu hành trên thị trường cũng tăng thêm một số lượng đáng kể là 372.575.282 cổ phiếu, đạt gần 635,6 triệu cổ phiếu.

Chương 2: Phân tích các yếu tố kinh tế tác động lên giá cổ phiếu NHTM cổ phần Á Châu

Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu tài chính của NHTM cổ phần Á Châu giai đoạn 2006 – 2008 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2006 so 2005 (%) 2007 so 2006 (%) 2008 so 2007 (%) LN trước thuế 391550 687219 2126815 2560580 Thuế TNDN (92349) (181643) (366807) (349898) LN sau thuế 299201 505576 1760008 2210682 68.98 248.12 25.61 Vốn điều lệ 948316 1100047 2630060 6355813 Các quỹ dự trữ 138973 187727 2192037 713555 LN chưa phân phối 195917 366213 1435752 697100 Tổng vốn và các quỹ 1283206 1653987 6257849 7766468 28.89 278.35 24.11 Tổng tài sản 24272864 44650194 85391681 105306130 83.95 91.25 23.32

Nguồn: Bảng cân đối kế toán hợp nhất và bảng báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất năm 2006, 2007 và 2008 của ngân hàng Á Châu

Chương 2: Phân tích các yếu tố kinh tế tác động lên giá cổ phiếu NHTM cổ phần Á Châu

Hình 2.4: Các chỉ số tài chính tín dụng của NHTM cổ phần Á Châu giai đoạn 2004 - 2008

Nguồn: Báo cáo thường niên 2008 của NHTM cổ phần Á Châu

85392 44650 242 73 1542 0 10530 6 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 2004 2005 2006 2007 2008 7494 3 39 736 2234 1 143 54 911 74 0 15000 30000 45000 60000 75000 90000 105000 2004 2005 2006 2007 2008 TỔNG TÀI SẢN hợp nhất (tỷ đồng) VỐN HUY ĐỘNG hợp nhất (tỷ đồng) 34 833 3197 4 17365 95 63 67 60 0 8000 16000 24000 32000 40000 2004 2005 2006 2007 2008 2561 2127 687 392 282 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 2004 2005 2006 2007 2008

DƯ NỢ CHO VAY hợp nhất (tỷ đồng)

LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ hợp nhất (tỷ đồng)

Chương 2: Phân tích các yếu tố kinh tế tác động lên giá cổ phiếu NHTM cổ phần Á Châu

Năm 2007 nổi bật với tốc độ tăng vốn chủ sở hữu đạt tới 278,35%, từ 1.653.987 triệu đồng năm 2006 đã nâng lên thành 6.257.849 triệu đồng trong khi năm 2006 và 2008 tốc độ này chỉ dưới 30%. Năm 2007 còn được đánh giá là năm hoạt động rất hiệu quả của ngân hàng khi lợi nhuận sau thuế đạt 1.760.008 triệu đồng, tăng 248% so với năm 2006, đây là tốc độ tăng trưởng vượt trội từ trước tới nay của ngân hàng. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế suy thối tồn cầu có ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam, ngân hàng phải thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt của Nhà nước và kiểm sốt chất lượng tín dụng, tổng dư nợ cho vay khách hàng của tập đoàn cuối năm 2008 là 34.833 tỷ đồng, chỉ tăng được 3.022 tỷ đồng, tương đương 9,5% so với đầu năm. Thu nhập rịng từ tín dụng đã suy giảm đáng kể, chỉ đem lại 23% lợi nhuận tập đoàn trong khi các năm trước đều đạt trên 50%, chủ yếu do hoạt động tín dụng cả quý III và quý IV năm 2008 của ACB đều khơng có lãi vì ngân hàng đã thực hiện chia sẻ khó khăn với khách hàng vay vốn. Thay vào đó, tỷ trọng thu nhập từ các hoạt động còn lại (kinh doanh trái phiếu, kinh doanh vàng trên thị trường thế giới và hoạt động dịch vụ) đã tăng đáng kể và đạt tỷ trọng 77%. Do đó, lợi nhuận sau thuế của ACB năm 2008 đạt 2.210,682 tỷ đồng chỉ tăng 25,61% so với năm 2007, nhưng đây được đánh giá là một điểm sáng và nỗ lực của ACB trong bối cảnh đầy khó khăn này.

Về cơng nghệ ngân hàng

Ngân hàng khơng ngừng hiện đại hóa và đổi mới công nghệ. ACB đã hợp tác với Microsoft về việc áp dụng công nghệ thông tin vào vận hành và quản lý, nâng cấp Giải pháp ngân hàng toàn diện (TCBS) từ phiên bản 2000 lên phiên bản 2007 với khả năng xử lý và quản lý gấp từ 5 đến 10 lần trước đó. Đây là bước đầu trong chương trình nâng cấp năng lực cơng nghệ thơng tin ngân hàng để đảm bảo quá trình phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngân hàng. ACB còn là thành viên của Hiệp hội SWIFT (Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication), sử dụng công cụ viễn thông đảm bảo phục vụ khách hàng trên toàn thế giới trong suốt 24 giờ mỗi ngày.

Về phát triển sản phẩm và tiện ích

Năm 2007 là năm ngân hàng ACB đã nỗ lực đa dạng hóa danh mục sản phẩm. Một loạt sản phẩm tiết kiệm và tín dụng mới được ACB tung ra nhằm đáp

Chương 2: Phân tích các yếu tố kinh tế tác động lên giá cổ phiếu NHTM cổ phần Á Châu

ứng tốt và nhanh nhất nhu cầu của khách hàng như tiết kiệm tuần, tiết kiệm 5+, vay siêu tốc 24h, vay qua mạng, tín dụng lãi suất cố định, tăng thời hạn cho vay đối với vay mua nhà để ở. Thêm vào đó, ACB cịn là đơn vị đi đầu trong việc giới thiệu loại hình đầu tư mới tại Việt Nam: đầu tư vàng khi triển khai thành công Sàn giao dịch vàng Sài Gịn và chương trình tín dụng ưu đãi dành cho khách hàng kinh doanh vàng cuối năm 2007.

Trong lĩnh vực dịch vụ thanh tốn, ACB chính thức cung cấp dịch vụ thanh tốn tiền điện trực tiếp tại ngân hàng, và tính năng mới của dịch vụ Mobile Banking: kiểm tra tiền chuyển đến bằng chứng minh nhân dân hay hộ chiếu qua tin nhắn. Ngồi ra, ACB cịn có sản phẩm liên kết ngân hàng – chứng khoán trong nỗ lực phục vụ nhu cầu của các nhà đầu tư cũng như công ty chứng khoán.

Sang năm 2008, ACB tiếp tục cho ra đời một số sản phẩm tiết kiệm mới với tính đột phá như tiền gửi tiết kiệm lãi suất thả nổi – một sản phẩm đặc biệt của ACB, tiết kiệm kết hợp bảo hiểm (sản phẩm tiết kiệm Lộc Bảo Tồn). Bên cạnh đó, ACB cịn tập trung hồn thiện lĩnh vực dịch vụ thanh tốn với việc triển khai chức năng chuyển khoản trên máy ATM để nâng cao chất lượng dịch vụ cho các chủ tài khoản trong nước của ACB; cung cấp Séc du lịch American Express và triển khai mạng lưới chấp nhận thẻ JCB nhằm gia tăng đáng kể tiện ích cho các đối tượng khách du lịch. Ngồi ra, ACB cịn phối hợp với công ty ACBR đưa ra những dịch vụ mới có giá trị gia tăng cao và sự an toàn trong giao dịch bất động sản cho khách hàng với việc nâng cấp siêu thị địa ốc ACB thành Sàn giao dịch bất động sản ACB và triển khai thêm hàng loạt dịch vụ mới mà quan trọng nhất là dịch vụ thẩm định tài sản.

Về hoạt động đầu tư phát triển mạng lưới

Trong năm 2007, ACB đã mở rộng mạng lưới hoạt động, thành lập mới 31 chi nhánh và phịng giao dịch, thành lập cơng ty cho thuê Tài chính ACB. Bất chấp bối cảnh khó khăn chung của tồn ngành ngân hàng, ACB đã duy trì việc đầu tư phát triển hệ thống với 75 chi nhánh và phòng giao dịch mới và phủ mạng lưới thêm tại 12 tỉnh thành mới trong cả nước. Đặc biệt hơn, năm 2008 là năm có số lượng và tốc độ tăng trưởng mạng lưới cao nhất từ trước đến nay. Tính đến cuối năm 2008,

Chương 2: Phân tích các yếu tố kinh tế tác động lên giá cổ phiếu NHTM cổ phần Á Châu

mạng lưới kênh phân phối của ACB đã có 185 đơn vị tại 31/63 tỉnh thành trên cả nước. Chất lượng hoạt động của các chi nhánh cũng được nâng cao đáng kể với việc hầu hết các đơn vị hoàn thành kế hoạch lợi nhuận.

Các tiến bộ ấy đã làm cho vị thế ACB tiếp tục được củng cố. Trong bối cảnh hàng loạt các ngân hàng nước ngoài mở chi nhánh tại Việt Nam làm cho thị phần của các ngân hàng cổ phần nhìn chung là giảm sút thì thị phần tổng huy động và cho vay của ACB cuối năm 2008 vẫn giữ nguyên so với năm 2007, chiếm lần lượt là 6% và 3% so với tồn ngành. Khơng chỉ vậy, với những kết quả đạt được thì cổ phiếu ACB đã thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư rất nhiều. Sau ba năm niêm yết từ chỗ chỉ có hơn 1.000 cổ đơng đã tăng lên gần 24.000 cổ đông đến ngày 19/3/2009, tăng gấp ba lần so với cuối năm 2007 (gần 8.000 cổ đông). Điều này thể hiện, cổ phiếu ACB ngày càng được các nhà đầu tư lựa chọn trong danh mục đầu tư của mình.

2.4.1.2. Đánh giá tình hình hoạt động của NHTM cổ phần Á Châu qua các tỷ số tài chính

a. Tỷ số đo lường lợi nhuận

Bảng 2.6: Khả năng sinh lợi của NHTM cổ phần Á Châu

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2007 so 2006

2008 so 2007

LN trước thuế/ vốn chủ sở hữu

bình quân 46,8 53,8 36,5 7 - 17,3

LN trước thuế/ tổng tài sản bình

quân 2 3,3 2,7 1,3 - 0,6

LN sau thuế/ Vốn chủ sở hữu

bình quân (ROE) 34,43 44,49 31,53 10,06 - 12,96 LN sau thuế/ Tổng tài sản bình

quân (ROA) 1,47 2,71 2,32 1,24 - 0,39

Chương 2: Phân tích các yếu tố kinh tế tác động lên giá cổ phiếu NHTM cổ phần Á Châu

Từ bảng 2.5 và 2.6, có thể thấy tổng tài sản của tập đoàn ACB tăng trưởng với tốc độ cao (91,246%) trong năm 2007 so với năm 2006 và lợi nhuận tăng gần 3,5 lần đã làm cho chỉ số suất sinh lời trên tổng tài sản bình quân (ROA) tăng 1,24% so với năm 2006, đạt 2,71% và suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) nhờ vậy đạt 44,49%. Tuy vậy, các chỉ số này trong năm 2008 đều giảm xuống chỉ còn 31,53% đối với ROE và 2,32% đối với ROA. Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế và tổng tài sản ngân hàng ACB năm 2008 chỉ tăng chậm, dưới 30% (tương ứng với tỷ lệ 25,6% và 23,32%), nhưng do tổng tài sản ngân hàng ACB năm 2007 khá cao nên tổng tài sản bình quân của hai năm đạt gần 95.350 tỷ đồng vì vậy chỉ số ROA thấp hơn so với năm 2007. Bên cạnh những khó khăn chung của nền kinh tế và ngành tài chính ngân hàng, một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho các chỉ số liên quan đến suất sinh lời của tập đoàn đều giảm so với năm trước là do vốn chủ sở hữu tăng nhanh. Vốn chủ sở hữu của năm 2007 tăng mạnh so với năm 2006 và đạt giá trị 625.7849 triệu đồng, vốn chủ sở hữu năm 2008 cũng tăng 24,11% so với năm 2007, đạt 7.766.468 triệu đồng nên vốn chủ sở hữu bình qn tính cho hai năm 2007 và 2008 đạt khoảng 7.012 tỷ đồng đã làm ROE năm 2008 giảm xuống còn 31,53% và đạt tỷ lệ thấp nhất trong ba năm nghiên cứu.

b. Tỷ số đo lường rủi ro

Bảng 2.7: Khả năng thanh toán của NHTM cổ phần Á Châu giai đoạn 2003 - 2007 Chỉ tiêu 2008 2007 2006 2005 2004 2003

Tỷ lệ khả năng chi trả (lần) 20.07 5,99 3,67 4,76 4,41 2,48 Khả năng thanh toán hiện hành 0.89 1.07

Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử

dụng cho vay trung dài hạn (%) 0 0 0 0 0 6,96

Nguồn: Báo cáo thường niên ngân hàng Á Châu năm 2007, 2008

Số liệu qua các thời kỳ cho thấy khả năng thanh tốn của ACB ln duy trì ở mức an toàn cao và theo chiều hướng cải thiện. Cụ thể là tỷ lệ khả năng chi trả qua các năm đều trên mức 100%, nguồn vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung dài hạn

Chương 2: Phân tích các yếu tố kinh tế tác động lên giá cổ phiếu NHTM cổ phần Á Châu

Bảng 2.8: Hệ số an toàn vốn và tỷ lệ nợ xấu/ dư nợ cho vay của NHTM cổ phần Á Châu và toàn ngành ngân hàng

2005 2006 2007 2008

ACB 12 10,9 16,19 12,44

Hệ số an toàn vốn (%)

Toàn ngành - - 8,9 9,7

ACB 0,3 0,2 0,08 0,9

Tỷ lệ nợ xấu trên dư

nợ cho vay (%) Toàn ngành 2,98 2,48 1,38 3,5

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2006, 2007, 2008 của ngân hàng Á Châu và Tạp

chí Phát triển kinh tế số 223 (tháng 5/2009), trang 46, 47

Để đối phó với những biến động khó lường về mơi trường kinh doanh, vấn đề quản lý rủi ro được đặt lên hàng đầu. Hệ số an tồn vốn ln được ACB duy trì ở mức cao so với tồn ngành, so với các NHTM khác và so với quy định (hệ số CAR tối thiểu là 8 %).

Bảng 2.9: Hệ số an toàn vốn (CAR) của một số ngân hàng giai đoạn 2005 – 2008

Đơn vị tính: %

Ngân hàng 2005 2006 2007 2008

Nông nghiệp và phát triển nông

thôn Việt Nam 0,41 4,97 7,2 < 8 *

Đầu tư và phát triển Việt Nam 3,36 5,5 6,67 > 8 *

Ngoại thương Việt Nam 9,57 12,28 12,25 > 12 *

Công thương Việt Nam 6,07 5,18 - > 10,9 *

Sài Gịn Thương Tín 15,4 11,82 11,07 12,16

Đông Á 8,94 13,57 14,36 -

Á Châu 12 10,9 16,19 12,44

Nguồn: Tạp chí Phát triển kinh tế số 223 (tháng 5/2009), trang 46 và tổng hợp báo cáo thường niên của các ngân hàng (* = Giá trị ước tính)

Chương 2: Phân tích các yếu tố kinh tế tác động lên giá cổ phiếu NHTM cổ phần Á Châu

Hệ số an tồn vốn của ACB có xu hướng tăng lên qua các năm thể hiện sự chủ động của ACB trong vấn đề cân đối giữa rủi ro và lợi nhuận, chú trọng đến việc nâng cao lợi nhuận cho cổ đông trong khi vẫn đảm bảo nguyên tắc thận trọng cần thiết. Hệ số an toàn vốn năm 2008 cao hơn khá nhiều so với mức 9,7% của toàn ngành. Bên cạnh đó, phần lớn các khoản nợ được đảm bảo bằng bất động sản thương mại nên có nhiều khả năng thu hồi. Theo quy chế xếp loại các tổ chức tín dụng cổ phần và theo tiêu chí CAMEL, ACB ln được xếp loại A.

Trong các năm qua, rủi ro tín dụng cũng ln được ngân hàng ACB kiểm sốt chặt chẽ để duy trì chất lượng tín dụng. ACB đã thực hiện tốt chính sách quản lý chất lượng tín dụng, thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ giảm từ 0,2% cuối năm 2006 xuống còn 0,08% vào cuối năm 2007. Tính đến thời điểm cuối năm 2008, tỷ lệ nợ xấu (từ nhóm 3 trở lên) trên tổng dư nợ ở mức 0,9%, tuy cao hơn cùng kỳ năm trước nhưng thấp hơn rất nhiều so với mức bình quân chung của toàn ngành ngân hàng là 3,5%.

2.4.2. Cổ tức chia cho cổ đông ACB

Bảng 2.10: Các chỉ tiêu đánh giá chính sách cổ tức cổ phiếu ACB

Chỉ tiêu Năm 2006 2007 2008

EPS (đồng) 4.527 8.095 3.628

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực của các yếu tố kinh tế lên giá cổ phiếu NHTMCP á châu (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)