c- Tác động đến phát triển cơ sở hạ tầng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
1.4.3- Chính sách thuế của Nhà nước
Lý thuyết tài chính đã khẳng định nguồn gốc của thuế bắt nguồn từ kết quả sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. Sự tăng lên của thuế chính là kết quả của tăng trưởng kinh tế, biểu hiện là thu nhập bình quân đầu người tăng. Mơ hình kinh tế Harrod - Domar đã chứng minh sự tăng lên của GDP sẽ làm cho tỷ suất thu thuế tăng lên và ngược lại, nếu GDP không tăng, thì một đơn vị tăng lên của thuế để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Chính phủ kéo theo sẽ là một tỷ lệ sụt giảm về tiết kiệm – đầu tư của khu vực tư nhân. Do đó, nếu thu thuế mà khơng tính đến mức độ tăng GDP thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình tiết kiệm – đầu tư của khu vực doanh nghiệp và dân cư, từ đó tác động xấu đến sự tăng trưởng và phát triển nền KT-XH.
Đối với các nước đang phát triển, do bị hạn chế về thu nhập bình quân đầu người, vì vậy, muốn duy trì sự tăng trưởng kinh tế và mở rộng đầu tư đòi hỏi Nhà nước phải tăng thu thuế hoặc cắt giảm chi tiêu thường xuyên của Chính phủ. Tuy nhiên, chính sách tăng thuế của Nhà nước để gia tăng tiết kiệm sẽ tạo gánh nặng cho người nộp thuế (doanh nghiệp, dân cư) do bị tăng chi phí đầu vào, trong khi thu nhập chưa thay đổi, nên tiết kiệm sẽ giảm xuống, giảm tích lũy vốn, hiệu quả đầu tư thấp và làm nản lòng nhà đầu tư. Ngược lại, nếu thuế suất thấp sẽ làm tăng tiết kiệm, kích thích đầu tư, thúc đẩy kinh tế phát triển, nhưng ngân sách quốc gia không đủ khả năng để chi tiêu cho quá trình phát triển. Mặt khác, nếu Chính phủ cắt giảm chi tiêu để tăng tiết kiệm cũng sẽ tác động đến tổng cầu xã hội, điều này làm cho nhu cầu đầu tư bị giảm sút, nhất là khu vực tư nhân. Do đó, việc gia tăng tiết kiệm để duy trì tăng trưởng kinh tế, mở rộng qui mơ đầu tư địi hỏi Nhà nước phải áp dụng chính sách thu thuế hợp lý và thận trọng trong chính sách tiết kiệm chi tiêu.