Tổng quan về tình hình KT-XH trên địa bàn thành phố Cần Thơ từ năm 2001 đến năm 2008 (thời kỳ trước và sau khi chia tách tỉnh Cần Thơ)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển thành phố cần thơ đến năm 2020 (Trang 37 - 40)

c- Tác động đến phát triển cơ sở hạ tầng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

2.1- Tổng quan về tình hình KT-XH trên địa bàn thành phố Cần Thơ từ năm 2001 đến năm 2008 (thời kỳ trước và sau khi chia tách tỉnh Cần Thơ)

2001 đến năm 2008 (thời kỳ trước và sau khi chia tách tỉnh Cần Thơ) 2.1.1- Đặc điểm chung:

Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng trung – hạ lưu vực sông Hậu, trải dài trên 55 km dọc bờ Tây, với tổng diện tích tự nhiên 1.400,96 km2. Vị trí địa lý giáp An Giang về phía Bắc; phía Đơng giáp Đồng Tháp, Vĩnh Long; phía Tây giáp Kiên Giang và giáp Hậu Giang về phía Nam. Tọa độ địa lý 105013’38” – 105050’35” kinh độ Đông và 9055’08” – 10019’38” vĩ độ Bắc. Nằm trong vùng thuộc ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa khô và mùa mưa rõ rệt trong năm. Lượng

mưa trung bình hàng năm 1.500-1.800 mm, tổng số giờ nắng trong năm 2.100-2.300 giờ, độ ẩm trung bình đạt 83,8%, nhiệt độ trung bình năm 27,10C.

Cần Thơ nằm ở vị trí trung tâm của vùng ĐBSCL, cách các đô thị lớn của vùng với cự ly từ 60-120 km và cách thành phố Hồ Chí Minh – Trung tâm lớn về kinh tế, khoa học kỹ thuật khoảng 170 km về hướng Đông Bắc, là cửa ngõ giao lưu chính của vùng Tây Nam sơng Hậu với vùng Tứ giác Long Xuyên, vùng Bắc sông Tiền và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đặc biệt, với những tuyến giao thông huyết mạch như quốc lộ 1A, quốc lộ 91, cầu Cần Thơ, cảng Cần Thơ, cảng Cái Cui, sân bay Trà Nóc; Cần Thơ là đầu mối hệ thống giao thông thủy bộ tỏa đi các tỉnh trong khu vực và cả nước, ra biển Đông, ngược lên PhnômPênh (Campuchia).

Từ năm 2004 - 2008, sau khi chia tách, Cần Thơ gồm 04 quận và 04 huyện; đến ngày 23/12/2008, điều chỉnh thành 05 quận và 04 huyện với 85 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn. Trung tâm thành phố đặt tại quận Ninh Kiều, nơi tập trung các cơ quan quản lý Nhà nước của Trung ương và địa phương, các cơ sở quan trọng về thương mại, dịch vụ, tài chính, ngân hàng, an ninh quốc phịng …

Diện tích đất nơng nghiệp chiếm 82,14% đất tự nhiên cho thấy sản xuất nông nghiệp của Cần Thơ là rất quan trọng. Với nguồn tài nguyên đất đai khá màu mỡ, nhất là lượng phù sa ngọt được bồi đắp thường xuyên, thích hợp cho canh tác cây lúa (chiếm 80,17%), cây hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả đặc sản nhiệt đới. Các loại đất phi nơng nghiệp (đất chun dùng, đất ở) có tỉ trọng 17,6% trong cơ cấu sử dụng đất, một tỷ lệ khá cao so với các tỉnh trong vùng (8,23%). Điều này cho thấy quá trình phát triển đô thị diễn ra ở Cần Thơ khá mạnh, với nhiều khu, cụm công nghiệp, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các khu đô thị mới, khu dân cư được xây dựng phục vụ nhiệm vụ phát triển KT-XH, an ninh quốc phòng.

Hiện trạng sử dụng đất của thành phố Cần Thơ năm 2007

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2007 – Cục thống kê thành phố Cần Thơ.

Dân số trung bình năm 2007 ở thành phố Cần Thơ là 1.159.008 người (571.166 nam và 587.842 nữ); số dân ở thành thị là 601.484 người, chiếm tỷ lệ 51,90% (tỷ lệ của vùng là 21,2%) ; mật độ dân số đạt 824 người/km2, gấp 1,9 lần so khu vực và gấp 3,2 lần so bình quân cả nước. Tốc độ tăng dân số bình quân giai đoạn 2000-2007 của thành phố Cần Thơ là 1,0%/năm thấp hơn khu vực (1,06%) và cả nước (1,3%). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm dần, từ 11,51‰ năm 2000 giảm xuống còn 10,56‰ năm 2007; tuy nhiên, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động tăng từ 61,1% năm 2000 lên 63,4% năm 2007, đây là nguồn lao động khá dồi

dào có thể cung cấp cho nhu cầu phát triển KTXH của thành phố trong tương lai. Bên cạnh đó, Cần Thơ cịn là trung tâm đào tạo khoa học – công nghệ của vùng với sự hiện hữu của nhiều trung tâm đào tạo và nghiên cứu có tầm cỡ, uy tín như Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại học Tây Đô, Viện lúa ĐBSCL, các trường Cao đẳng và Trung cấp dạy nghề, Trung tâm cơng nghệ phần mềm … Đây

Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 140.096,38 100,00

I- ĐẤT NÔNG NGHIỆP 115.069,12 82,14

1- Đất trồng cây hàng năm 94.145,64 67,20

- Lúa 92.250,19 65,85

- Cây hàng năm khác 1.872,78 1,35

2- Đất trồng cây lâu năm 19.534,74 13,94

3- Đất mặt nước nuôi trồng thủy sản 1.161,35 0,83

4- Đất lâm nghiệp 227,28 0,16

II- ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP 24.706,90 17,64

1- Đất ở 6.097,24 4,35

2- Đất chuyên dùng 18.387,73 13,13

3- Đất phi nơng nghiệp khác 221,93 0,16

chính là điều kiện thuận lợi giúp cho Cần Thơ nói riêng và các tỉnh ĐBSCL nói chung phát triển nguồn nhân lực có chất lượng để phục vụ tiến trình CNH-HĐH.

Nếu so sánh với tồn vùng ĐBSCL thì thành phố Cần Thơ chiếm diện tích nhỏ nhất 3,45%, nhưng dân số chiếm đến 6,59%, mật độ dân số bình quân cao nhất, nhưng thấp hơn so với thành phố Hồ Chí Minh (3.024 người/km2), Hà Nội (3.568 người/km2), Hải Phòng (1.202 người/km2) và cao hơn Đà Nẵng (641 người/km2)

Từ một số đặc điểm nêu trên, cho thấy thành phố Cần Thơ có vị trí và các điều kiện địa lý, kinh tế, xã hội thuận lợi; có vị thế là cửa ngõ, là trung tâm của vùng ĐBSCL, Cần Thơ phát triển sẽ tạo nên “động lực” và “sức lan tỏa” thúc đẩy sự phát triển về mọi mặt cho toàn vùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển thành phố cần thơ đến năm 2020 (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)