Kinh nghiệm huy động nguồn lực tài chính của một số quốc gia Châ uÁ và một số địa phương của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển thành phố cần thơ đến năm 2020 (Trang 29 - 31)

c- Tác động đến phát triển cơ sở hạ tầng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

1.5- Kinh nghiệm huy động nguồn lực tài chính của một số quốc gia Châ uÁ và một số địa phương của Việt Nam

một số địa phương của Việt Nam

Với vai trò đặc biệt quan trọng của nguồn vốn đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, nên tùy theo điều kiện cụ thể trong từng giai đoạn khác nhau mà sử dụng chính sách huy động của mỗi nước cũng khác nhau. Việc nghiên cứu những kinh nghiệm thành công cũng như tránh những thất bại của các quốc gia đi trước để vận dụng vào nước ta là một việc làm khôn ngoan và cần thiết trong việc thực thi chiến lược “đi tắt đón đầu”, đẩy nhanh sự phát triển kinh tế theo hướng bền vững.

Trong những thập niên 90 cuối thế kỷ XX, nền kinh tế của các nước Châu Á đã duy trì tốc độ tăng trưởng cao, liên tục và được các tổ chức kinh tế cũng như các nhà nghiên cứu gọi là sự “thần kỳ Châu Á” 3. Theo đó, sự thành công đã được nghiên cứu và đúc kết bởi những nhân tố cơ bản chung nhất sau đây: (1) Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định: sự hợp lý và thận trọng trong điều hành chính sách tiền tệ đã kiềm chế tỷ lệ lạm phát, giảm thâm hụt ngân sách, từ đó từng bước nâng cao thặng dư ngân sách thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. (2) Tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư cao khiến cho các quốc gia Châu Á đạt được tăng trưởng kinh tế cao mà

3 Khủng hoảng tài chính Châu Á và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Giáo trình Tài chính quốc tế, Khoa TCDN, Trường Đại học Kinh tế TPHCM.

không phải gánh chịu thâm hụt tài khoản vãng lai đòi hỏi tài trợ từ bên ngoài. Tỷ lệ tiết kiệm là một biến nội sinh và người ta thấy rằng tỷ lệ tiết kiệm thực sự tăng lên cùng với tốc độ tăng trưởng. (3) Nguồn nhân lực chất lượng cao của các nền kinh tế Châu Á, do có hệ thống giáo dục khá tốt, với tỷ lệ biết chữ cao và có tay nghề phục vụ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa mà khơng vấp phải khó khăn do thiếu lao động chun mơn. (4) Bộ máy hành chính đãi ngộ theo năng lực và hoạt động khá hiệu quả so với trình độ phát triển tương ứng của đất nước. (5) Sự bất bình đẳng thấp và giảm nhanh đói nghèo, đặc biệt là sự nổi lên nhanh chóng của các tầng lớp trung lưu đã nâng cao chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế Châu Á. (6) Đẩy mạnh xuất khẩu chính là chìa khóa dẫn đến thành công của các nước Châu Á thông qua việc thu về ngoại tệ cho quốc gia và đẩy mạnh trình độ phát triển kinh tế. (7) Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi và chuyển giao cơng nghệ nhằm nâng cao năng lực sản xuất và trình độ quản lý trong nước. (8) Thực hiện q trình cơng nghiệp hóa thành cơng theo tuần tự trong tất cả các ngành kinh tế với điểm xuất phát từ khu vực nông nghiệp đến khu vực công nghiệp, từ công nghiệp nhẹ địi hỏi ít vốn sang những ngành cơng nghiệp nặng và cơng nghiệp hóa dầu, rồi đến cơng nghiệp điện tử và các ngành công nghệ cao khác. Q trình cơng nghiệp hóa cũng đã tạo nên những hiệu ứng lan tỏa nội vùng ở Châu Á, sự dịch chuyển trọng tâm của nền công nghiệp của các nước cơng nghiệp hóa đầu tiên như Nhật Bản sẽ kéo theo sự phát triển và tạo ra cơ hội mới cho các nước thứ hai và nối tiếp nhau đối với các nước khác theo mơ hình “đàn ngỗng bay”.

Tổng tiết kiệm và đầu tư của một số nước (% so GDP)

Nền kinh tế Tổng tiết kiệm trong nước Tổng đầu tư trong nước

Hồng Kông (Trung Quốc) 30,7 32,1

Hàn Quốc 33,7 38,4 Singapore 51,2 35,3

Đài Loan (Trung Quốc) 25,1 21,2

Trung Quốc 40,5 39,6

Indonesia 27,3 30,7 Malaysia 42,6 41,5

Philippine 18,5 23,1

Thái Lan 33,7 41,7

Ấn Độ 24,6 25,7

Nguồn: Giáo trình Tài chính quốc tế, trang 467 của PGS.TS. Trần Ngọc Thơ – TS.

Nguyễn Ngọc Định, Trường Đại học kinh tế TPHCM.

Chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu các chính sách được áp dụng thành cơng của các nước và một số địa phương về phát triển KT-XH trong những thập niên qua.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển thành phố cần thơ đến năm 2020 (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)