Đối với nguồn thu khai thác quỹ đất ở địa phương: thời gian qua, số thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển thành phố cần thơ đến năm 2020 (Trang 83 - 84)

từ tiền sử dụng đất các khu dân cư trên địa bàn Cần Thơ bị chậm thực hiện do các nhà đầu tư chưa thống nhất khi áp dụng các văn bản của Bộ Tài chính và Tổng Cục thuế về thu tiền sử dụng đất của dự án (năm 2008 chỉ đạt 23,86% dự tốn của Bộ Tài chính và 6,31% dự toán của địa phương), cụ thể về vấn đề: diện tích khấu trừ tiền sử dụng đất, việc quy đổi, bàn giao thực tế. Để khai thác tốt nguồn thu này cần thực hiện tốt một số giải pháp như: (1) Thực hiện tốt công tác quy hoạch và công bố kết quả quy hoạch về sử dụng đất, quy hoạch đô thị, quy hoạch khu dân cư để xây dựng các dự án có sử dụng quỹ đất để tạo vốn đầu tư xây dựng CSHT; (2) Thực hiện chính sách ưu đãi về đất đai như: khai thác “quỹ đất sạch”, miễn giảm tiền thuê

đất, miễn giảm phí sử dụng hạ tầng đối với các ngành nghề và địa bàn cần khuyến khích đầu tư. Cho phép các nhà đầu tư kết hợp giữa dự án phát triển hạ tầng, kinh doanh du lịch và bất động sản nhằm giúp cho các nhà đầu tư rút ngắn thời gian thu hồi vốn, tăng tính khả thi của các dự án để thu hút các nhà đầu tư có năng lực về tài chính.. Giao cho Trung tâm Phát triển Quỹ đất thực hiện công tác bồi thường, san lấp và đầu tư hạ tầng thiết yếu để tạo quỹ đất “sạch” cho nhà đầu tư để nhanh chóng triển khai dự án; (3) Gắn việc giao đất với thực hiện dự án xây dựng CSHT các khu công nghiệp từ nhà đầu tư để tạo điều kiện cho nhà đầu tư vừa triển khai được dự án vừa góp phần phát triển hệ thống CSHT phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế và dân sinh; (4) Thực hiện đầy đủ, nhanh chóng các thủ tục theo quy định của Luật Đất đai và các văn bản có liên quan để tạo điều kiện quản lý tốt đất đai và các khoản thu từ đất; (5) Kiểm tra việc thực hiện các dự án đã có chủ trương hoặc tiếp nhận đất nhưng khơng đầu tư trong thời gian quy định (12 tháng) để thu hồi , giao đất cho các nhà đầu tư khác, tránh lãng phí quỹ đất; làm tốt cơng tác kiểm kê và quản lý chặt chẽ quỹ đất công, tổ chức bán đấu giá quỹ đất công để tạo nguồn thu cao nhất.

- Tạm ứng vốn nhàn rỗi của Kho bạc và vay ngân hàng để chi đầu tư:

Dư nợ tạm ứng KBNN đến cuối năm 2008 Bộ Tài chính cho phép đối với Cần Thơ là 600 tỷ đồng, trong đó tạo vốn khai thác quỹ đất 380 tỷ, còn lại là xây dựng CSHT. Đây là nguồn vốn đầu tư phát triển quan trọng của địa phương trong thời kỳ đầu của quá trình đầu tư phát triển như Cần Thơ hiện nay. Đề nghị Chính phủ gia tăng thêm hạn mức vốn tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng phát triển để các doanh nghiệp ở thành phố Cần Thơ bảo lãnh tín dụng đầu tư và hỗ trợ lãi suất sau đầu tư theo quy định để phát triển sản xuất, mở rộng các khu công nghiệp tập trung, các trung tâm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và các dự án khác thuộc diện ưu đãi đầu tư trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển thành phố cần thơ đến năm 2020 (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)