Nguyên nhân của những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển thành phố cần thơ đến năm 2020 (Trang 74 - 76)

- Vốn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ NGO: theo số liệu Báo cáo

e- Vốn huy động từ nước ngoà

2.3.2.3- Nguyên nhân của những mặt hạn chế

Nguồn vốn đầu tư cũng như các dự án của Trung ương dành cho thành phố Cần Thơ còn khá khiêm tốn, chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra đối với thành phố động lực của vùng. Trong khi đó, khả năng cân đối của ngân sách thành phố cịn nhiều khó khăn, chưa thật sự ổn định và chưa đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển. Việc thu hút các nguồn vốn đầu tư khác, đặc biệt là nguồn vốn FDI còn hạn chế. Sự phối hợp giữa các Bộ, ngành với chính quyền và cơ quan chức năng ở Cần Thơ trong việc triển khai các dự án đầu tư cịn mang tính tổng thể, chưa đề ra các chính sách, giải pháp đồng bộ, cụ thể để có thể huy động một cách tốt nhất các nguồn lực, nhất là nội lực để thực hiện cụ thể hóa Nghị quyết đã đề ra. Liên kết phát triển kinh tế giữa Cần Thơ với các tỉnh, thành trong vùng ĐBSCL và các vùng kinh tế trọng điểm chưa được phát huy, chưa khai thác thế mạnh để cùng nhau phát triển.

Công tác qui hoạch và quản lý qui hoạch còn nhiều hạn chế, nhất là phát triển các khu – cụm công nghiệp của Cần Thơ chưa sát nhu cầu thực tiễn. Lực cản trong hoạt động xúc tiến đầu tư hiện nay của Cần Thơ là thiếu chính sách ưu đãi, cơ chế đặc thù riêng dành cho đô thị cần phải phát triển nhanh. Thiếu các dự án tầm cỡ quốc gia, có sức lan tỏa cả vùng, quy hoạch “đất sạch” để cung cấp cho nhà đầu tư chưa đáp ứng nhu cầu triển khai dự án.

Vùng nguyên liệu nông, thủy sản vốn là thế mạnh của Cần Thơ cũng như vùng ĐBSCL, nhưng cịn trong tình trạng manh mún, tỷ lệ thất thốt sau thu hoạch cao. Vấn đề quan tâm nhất vẫn là CSHT ở các khu công nghiệp như: nền đất yếu, chi phí xây dựng tốn kém, hệ thống xử lý chất thải, hệ thống hỗ trợ dịch vụ cho các nhà đầu tư như: điện, nước, viễn thông, hệ thống cảng, kho bãi … chậm phát triển.

Môi trường đầu tư chưa thuận lợi, hạ tầng cơ sở còn yếu kém, nhất là hệ thống giao thông vận tải chưa đáp ứng như cảng biển, cảng hàng không. Hệ thống chính sách và pháp luật chưa đồng bộ, chưa hoàn chỉnh và thiếu rõ ràng gây tác động tâm lý cho nhà đầu tư nước ngoài. Năng lực sản xuất và khả năng tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp trên địa bàn còn hạn chế, chưa linh hoạt để ứng phó trước những biến động phức tạp của thị trường trong và ngoài nước.

Chất lượng nguồn lao động còn thấp, đào tạo chưa kịp theo nhu cầu các ngành sản xuất và người sử dụng lao động, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, doanh nghiệp sử dụng cơng nghệ thiết bị hiện đại, chính sách đãi ngộ chưa thích hợp nên lao động giỏi bị hút đi nơi khác.

Cơng tác cải cách hành chính mặc dù đã được quan tâm nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là việc giải quyết các thủ tục có liên quan đến doanh nghiệp; đất đai như: đền bù giải phóng mặt bằng chậm , khó khăn, kéo dài, chi phí cao, thủ tục phức tạp; các chính sách ưu đãi đầu tư để triển khai xây dựng các dự án.

Tình hình biến động và tăng cao liên tục về giá cả nguyên, nhiên liệu, vật tư đã gây tác động bất lợi đến các yếu tố đầu vào cũng như đầu ra của quá trình sản xuất kinh doanh, làm sụt giảm đáng kể đến thu nhập của doanh nghiệp và dân cư.

Kết luận chương 2:

Thực trạng cơng tác huy động nguồn lực tài chính để đầu tư phát triển của Cần Thơ trong thời gian qua đã được tác giả phân tích, đánh giá có so sánh với các thành phố, vùng ĐBSCL và cả nước, để tìm ra vị trí cũng như khả năng huy động các nguồn lực tài chính phục vụ đầu tư phát triển của thành phố. Tác giả cũng đã phân tích, những tác động qua lại giữa các nguồn lực tài chính và q trình phát triển KT-XH của địa phương về tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế…; đồng thời, đã chỉ ra những rào cản cũng như những nguyên nhân chủ quan và khách quan của nó đối với q trình “tạo vốn” để đầu tư phát triển KT-XH của địa phương.

Trên cơ sở phân tích thực trạng huy động các nguồn lực tài chính từ năm 2001 đến năm 2008 kết hợp với mục tiêu, quan điểm phát triển KT-XH của Việt Nam, khu vực ĐBSCL và thành phố Cần Thơ với tầm nhìn đến năm 2020, cùng với những kinh nghiệm của các địa phương đã đi trước và có bước phát triển tương đối hoàn thiện; trong Chương III, tác giả sẽ đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm phát huy và thu hút một cách tốt nhất các nguồn lực tài chính để tài trợ cho hoạt động đầu tư phát triển KT-XH của thành phố Cần Thơ trong tương lai theo hướng hiện đại và bền vững.

Chương 3:

HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TÀI TRỢ CHO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2020.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển thành phố cần thơ đến năm 2020 (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)