Giải pháp kiến nghị với thành phố Cần Thơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển thành phố cần thơ đến năm 2020 (Trang 93 - 94)

- Nguồn thu từ trích thưởng thu vượt so dự toán được giao: khai thác cơ

c- Riêng đối với huy động nguồn vốn đầu tư từ Trung ương:

3.3.3.2- Giải pháp kiến nghị với thành phố Cần Thơ

- Thực hiện cơ chế bảo lãnh của cơ quan tài chính cho các nhà thầu vay vốn của các tổ chức tài chính trung gian trên địa bàn để khắc phục tình trạng thiếu vốn ngân sách hoặc nguồn thu của ngân sách chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu chi đầu tư phát triển, cần có cơ chế bảo lãnh của cơ quan tài chính có thẩm quyền cho các nhà thầu vay vốn để xây dựng các cơng trình CSHT được bố trí trong kế hoạch xây dựng cơ bản hàng năm. Mức bảo lãnh và thời gian bảo lãnh tùy thuộc vào giá trị hợp đồng xây lắp và thời gian thi cơng cơng trình. Mặt khác, theo cơ chế ưu đãi, Cần Thơ được thực hiện cơ chế hỗ trợ một phần lãi suất cho các doanh nghiệp, các tổ chức khi đi vay vốn để đầu tư vào các dự án quan trọng có khả năng thu hồi vốn (hạ tầng khu công nghiệp, các dịch vụ mơi trường, vệ sinh cơng cộng, thốt nước...) trong phạm vi và khả năng của ngân sách thành phố và theo quy định của pháp luật.

- Thúc đẩy và khuyến khích hình thành các quỹ trong và ngoài định chế của Luật NSNN. Phát huy vai trò tạo “vốn mồi” của Quỹ đầu tư phát triển để nâng cao hiệu quả và đa dạng hóa kênh huy động nguồn lực tài chính đầu tư phát triển ở địa phương theo Nghị định 138/2007/NĐ-CP. Trong tương lai nên thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ để nghiên cứu, chuyển giao công nghệ phục vụ sản xuất kinh doanh của Cần Thơ như TPHCM và Hà Nội đã thực hiện

- Phát hành trái phiếu xây dựng cơng trình, trái phiếu đơ thị: đây là phương thức huy động vốn thường được các nước trên thế giới áp dụng và TPHCM cũng đã triển khai thành công. Khi phát hành trái phiếu cần tính tốn tổng khối lượng phát hành; lãi suất và phương thức hoàn vốn; thời gian phát hành phù hợp với yêu cầu sử dụng trái phiếu và khả năng cân đối ngân sách để hoàn trả khi đáo hạn.

- Tận dụng tối đa ưu thế, tiềm năng sẵn có để xây dựng trục kinh tế phát triển bao gồm Cần Thơ - An Giang - Kiên Giang - Cà Mau, trong đó thành phố Cần Thơ đóng vai trị “động lực” theo quyết định của Chính phủ thành lập vùng kinh tế trọng điểm ở khu vực ĐBSCL và những cơ chế ưu tiên hỗ trợ từ nhiều phía.

- Xúc tiến đầu tư liên kết đầu tư hợp tác toàn diện với TPHCM và các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và các tỉnh khác. Qua đó, để các doanh nghiệp tiến hành thành lập các hiệp hội ngành hàng, nhằm tăng cường hợp tác sản xuất kinh doanh, chia sẽ và cung cấp thông tin, thống nhất giá cả, xúc tiến thương mại và quan trọng hơn hết là việc cùng nhau hợp tác giải quyết các tranh chấp thương mại khi phát sinh. Cập nhật và công bố kịp thời dữ liệu KT-XH của Cần Thơ để các nhà đầu tư nắm bắt thông tin, nghiên cứu, đưa ra quyết định đầu tư.

- Tăng cường cơng tác phịng, chống tham nhũng, xử lý nghiêm các vụ việc vi phạm, tạo niềm tin cho người dân và nhà đầu tư về quyết tâm của Nhà nước ta.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển thành phố cần thơ đến năm 2020 (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)