Giải pháp huy động từ khu vực dân cư và các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển thành phố cần thơ đến năm 2020 (Trang 86 - 89)

- Nguồn thu từ trích thưởng thu vượt so dự toán được giao: khai thác cơ

c- Riêng đối với huy động nguồn vốn đầu tư từ Trung ương:

3.3.1.2- Giải pháp huy động từ khu vực dân cư và các doanh nghiệp

Nhu cầu vốn đầu tư từ doanh nghiệp và dân cư dự kiến là: 547.014 tỷ đồng, chiếm 85,1% tổng vốn đầu tư đến năm 2020. Có thể nói, đây là nguồn huy động quan trọng tạo nên nguồn lực tài chính dồi dào cho địa phương. Để khai thác tốt nguồn lực này địi hỏi Chính phủ phải có chính sách nhằm đảm bảo ổn định chính sách tài chính tiền tệ, kiểm sốt lạm phát, lãi suất hợp lý; đồng thời tiếp tục đổi mới chính sách tài chính doanh nghiệp, hồn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, nhằm

khuyến khích, động viên tối đa mọi nguồn lực từ khu vực này tham gia đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh. Đối với Cần Thơ, với sự gia tăng nhanh số lượng và năng lực của các doanh nghiệp trên địa bàn trong thời gian qua cho thấy tiềm năng của kênh huy động này; do đó, cần tiếp tục thực hiện những giải pháp sau:

- Tiến hành cổ phần hóa các DNNN một cách hiệu quả; giải quyết kịp thời những vướng mắc trong q trình cổ phần hóa, đặc biệt là những vấn đề về tài chính, cơng nợ, xác định giá trị tài sản, giá trị DN nhất là tài sản liên quan đến đất đai. Tiến hành quảng bá thương hiệu của các doanh nghiệp đã cổ phần, tạo điều kiện cho doanh nghiệp lên sàn chứng khoán sau khi xét thấy doanh nghiệp đã đủ điều kiện. Chọn một số doanh nghiệp hạt nhân của địa phương đang phát triển để liên kết, sáp nhập, kết hợp chặt chẽ, toàn diện với các tập đoàn kinh tế trong và ngoài nước để tạo nên một doanh nghiệp mạnh đóng vai trị “đầu tàu” vực dậy nền kinh tế địa phương; hỗ trợ thêm về đào tạo nguồn nhân lực, tư vấn về công nghệ, tổ chức tiêu chuẩn hóa để các doanh nghiệp này lớn mạnh và tạo cơ sở niềm tin thu hút vốn đầu tư trong dân.

- Triển khai có hiệu quả các bộ luật về kinh tế như: Doanh nghiệp, Đầu tư, Đất đai, Xây dựng, Thương mại, Đấu thầu; tiếp tục vận dụng thực hiện các chính sách về đất đai, thuế, tín dụng... theo hướng áp dụng bình đẳng giữa các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế, phù hợp với điều kiện trong nước và các cam kết quốc tế, tạo dựng và củng cố lòng tin nhằm hấp dẫn thu hút đầu tư; triển khai tốt chương trình hỗ trợ về pháp lý cho doanh nghiệp theo Nghị định 66/2008/NĐ-CP.

- Nuôi dưỡng nguồn thu qua chính sách thu thuế hợp lý nhằm kích thích DN và người dân gia tăng sản xuất kinh doanh để tăng thu nhập, tạo lập nguồn thu lâu dài và ổn định.Thực hiện các cơ chế hỗ trợ, ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp đầu tư …

- Cần Thơ cần ban hành danh mục chi tiết lĩnh vực và dự án ưu tiên gọi vốn đầu tư, hướng đầu tư vào những ngành, khu vực ưu tiên phát triển của địa phương như hệ thống cảng biển theo quy hoạch, các khu du lịch, nghỉ dưỡng cao cấp, những ngành sử dụng công nghệ cao như khu nông nghiệp công nghệ cao và các khu phụ trợ khác để sản xuất nhân giống cây trồng, gia súc để cung cấp cho thành phố và

khu vực ĐBSCL, các mặt hàng điện tử, công nghệ thơng tin... cần phải đầu tư có chiều sâu các sản phẩm có hàm lượng tri thức, cơng nghệ cao để cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Biện pháp hỗ trợ chủ yếu là tăng cường công tác quảng bá, phối hợp với các Trường, Viện nghiên cứu, Trung tâm tư vấn đầu tư, kỹ thuật, công nghệ, pháp luật, nghiên cứu thị trường tổ chức tập huấn về kỹ thuật, luật pháp kinh doanh quốc tế, hỗ trợ thơng tin thị trường, sản phẩm...

- Hồn thiện môi trường đầu tư thông qua cải cách hành chính, minh bạch hóa quy trình, đảm bảo thời gian tối đa là 10 ngày làm việc (doanh nghiệp FDI là 15 ngày) để hoàn thành các hồ sơ về chứng nhận đăng ký kinh doanh, chứng nhận đăng ký mẫu dấu và chứng nhận đăng ký thuế cho các doanh nghiệp theo cơ chế “một cửa liên thông”. Cần Thơ cần ban hành quy chế phối hợp về trách nhiệm và thời gian thực hiện của từng cơ quan để doanh nghiệp, nhà đầu tư và nhân dân giám sát. Nâng cao trình độ ngoại ngữ, chun mơn của đội ngũ cán bộ, đảm bảo tính nhất quán giữa chính sách thơng thống và hành xử có tính chun nghiệp trong đầu tư.

- Hoàn thiện CSHT, nhất là các khu công nghiệp để tạo điều kiện để doanh nghiệp giảm chi phí kinh doanh ban đầu, tạo ra nhiều cơ hội hơn cho họ có thể tiến hành đầu tư sản xuất kinh doanh. Ngồi các khu cơng nghiệp hiện có, Cần Thơ nên quy hoạch và xây dựng thêm một số khu công nghiệp mới và các cụm công nghiệp ở các quận, huyện để phục vụ thu hút đầu tư, tạo động lực phát triển cơng nghiệp. Một số chính sách về xây dựng và phát triển khu công nghiệp ở Cần Thơ cần quan tâm thực hiện là: (1) thực hiện các cơ chế chính sách liên quan đến thu hồi và bồi thường giải tỏa, chính sách tái định cư và hỗ trợ vốn cho người dân khi di dời từ nguồn của ngân sách hoặc các khoản đi vay ưu đãi; (2) tạo sự kết dính giữa khu cơng nghiệp với khu dân cư xung quanh thông qua xây dựng khu nhà ở cho công nhân, nhà giá rẻ bán trả dần cho người lao động để khuyến khích gắn bó lâu dài; (3) thực hiện chính sách đồng bộ về đào tạo cán bộ quản lý, đào tạo lao động kỹ thuật tại chổ, đáp ứng cho nhu cầu phát triển dài hạn và theo đơn đặt hàng trực tiếp của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp; (4) nâng cao tính hấp dẫn về CSHT, về thủ tục hành chính, về chính sách ưu đãi về thuế, thời gian thuê đất cho nhà đầu tư.

- Xây dựng và ban hành chính sách hỗ trợ đầu tư trên địa bàn, chú trọng phát triển cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa từ khu vực tư nhân. Thành phố Cần Thơ cần khẩn trương thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp khu vực tư nhân có thể tiếp cận được với những khoản vay lớn nhằm đổi mới kỹ thuật, công nghệ, nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Bên cạnh việc hỗ trợ về khả năng tiếp cận vốn, Cần Thơ cần quan tâm hỗ trợ công tác xúc tiến đầu tư, quảng bá thương hiệu, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ hơn cho khu vực này.

- Có chính sách huy động nguồn lực và khuyến khích người dân phát triển nhiều loại hình doanh nghiệp trên cơ sở huy động nhiều thành phần như: hợp tác xã sản xuất, công ty cổ phần, công ty liên doanh, các cơ sở dịch vụ đáp ứng những nhu cầu của khu vực dân cư cũng như nhu cầu của khách du lịch để làm giàu và tiết kiệm để tăng đầu tư, trong đó cần chú trọng tiềm năng từ khu vực III. Tiếp tục thực hiện chính sách động viên nguồn vốn từ nhân dân cùng với nhà nước thực hiện những cơng trình hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông nông thôn, điện, trạm xá, trường học... phục vụ cho nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển thành phố cần thơ đến năm 2020 (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)