- Nguồn thu từ trích thưởng thu vượt so dự toán được giao: khai thác cơ
c- Riêng đối với huy động nguồn vốn đầu tư từ Trung ương:
3.3.3.3- Các giải pháp khác
- Duy trì ổn định thể chế chính trị và kinh tế cùng các cơ chế chính sách thuận lợi để tạo lịng tin khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển đầu tư kinh doanh và bình đẳng trong tiếp cận các cơ hội và nguồn lực phát triển.
- Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính liên quan đến đầu tư theo cơ chế đang áp dụng tại Cần Thơ như: “một cửa liên thông”, “một cửa, tại chổ” để nâng cao tính hiệu quả của cơng tác hành chính ở địa phương đối với thu hút đầu tư phát triển.
- Quảng bá tốt môi trường đầu tư và tăng cường công tác xúc tiến đầu tư: Trung tâm xúc tiến đầu tư Cần Thơ cùng với Phịng thương mại và Cơng nghiệp Cần Thơ, các Viện nghiên cứu kinh tế phải thường xuyên tổ chức các cuộc hội nghị,
hội thảo, tọa đàm với các đối tác trong nước và đến từ các khu vực ở nước ngồi có điều kiện tiếp cận, nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm và giới thiệu tiềm năng của Cần Thơ đến các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nâng cao hiệu quả hoạt động và trình độ của đội ngũ cán bộ cơng chức làm công tác xúc tiến đầu tư của thành phố, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao: là điều kiện để nâng cao sức hấp dẫn đầu tư từ nguồn lực lao động có tri thức, làm chủ cơng nghệ và quản lý giỏi.
- Xây dựng thương hiệu thành phố Cần Thơ: thu hút đầu tư qua ưu thế về nguồn nguyên liệu và lao động cũng như những cơ chế khuyến khích đầu tư chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định. Về lâu dài để “giữ chân” và hạn chế dịch chuyển đầu tư thì cần phải xây dựng một hình ảnh của Cần Thơ trong mắt nhà đầu tư như là một địa phương năng động, có nguồn nhân lực chất lượng cao, đầy sáng tạo, luôn nỗ lực tiến đến nhà đầu tư và am hiểu cặn kẻ nhu cầu của nhà đầu tư … Mặt khác, để tạo môi trường đầu tư thân thiện, Cần Thơ cần phải xây dựng kế hoạch nâng cao và cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI, nhất là các lĩnh vực Cần Thơ cịn hạn chế như chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân, đào tạo lao động, tính năng động tiên phong, các chi phí khơng chính thức…
Kết luận chương 3:
Từ những định hướng và các mục tiêu đề ra về phát triển KT-XH của thành phố Cần Thơ từ năm 2008 đến năm 2020, cũng như nhu cầu về vốn đầu tư của Cần Thơ trong thời kỳ CNH-HĐH. Tác giả đã đưa ra hệ thống các giải pháp chủ yếu về huy động nguồn lực tài chính từ NSNN, doanh nghiệp và dân cư, từ thị trường tài chính và các định chế tài chính, các nguồn lực từ nước ngồi; bên cạnh đó, cũng nêu lên một số giải pháp huy động nguồn lực tài chính phù hợp với đặc thù của Cần Thơ và các giải pháp kiến nghị với Trung ương và thành phố Cần Thơ nhằm thúc đẩy quá trình đầu tư phát triển Cần Thơ trở thành thành phố đồng bằng cấp quốc gia văn minh hiện đại; là trung tâm kinh tế - xã hội, trung tâm giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ, trung tâm y tế và văn hóa của vùng ĐBSCL; là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế; là một cực phát triển, đóng vai trị động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của tồn vùng ĐBSCL.
PHẦN KẾT LUẬN
Qua phân tích thực trạng cơng tác huy động các nguồn lực tài chính để đầu tư phát triển KT-XH của thành phố Cần Thơ trong những năm qua cho thấy: bên cạnh những thành tựu vẫn còn tồn tại những yếu kém, bất cập, chưa tương xứng với tiềm năng của một thành phố trực thuộc Trung ương và vẫn còn nhiều chỉ tiêu KT- XH thấp hơn so với mặt bằng của các đơ thị lớn trong nước. Trong đó, ngun nhân của sự thấp kém chính là khả năng tạo ra lực hút đủ mạnh để huy động các nguồn lực tài chính phục vụ q trình đầu tư phát triển thành phố Cần Thơ.
Để đáp ứng sự kỳ vọng về phát triển Cần Thơ trở thành thành phố công nghiệp trong năm 2020 với cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại; là trung tâm của vùng ĐBSCL có tác dụng “địn bẫy” và hiệu ứng “lan tỏa” vực dậy sự phát triển của cả vùng. Chính quyền địa phương và các ngành của thành phố ln có nhiều nỗ lực phấn đấu thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Trên cơ sở lý thuyết khoa học về huy động các nguồn lực tài chính để đầu tư phát triển KT-XH, qua thực trạng huy động trên địa bàn thành phố Cần Thơ từ năm 2001 cho đến nay kết hợp với sự tham khảo, học tập kinh nghiệm công tác huy động vốn ở một số tỉnh, thành trong khu vực. Tác giả đã phân tích, đánh giá, so sánh giữa lý luận và thực tiễn về công tác huy động nguồn lực tài chính. Đồng thời, để hồn thành các mục tiêu phát triển trong quy hoạch KT-XH của Cần Thơ thời kỳ 2006-2020 phù hợp với xu thế phát triển trong khu vực và cả nước, tác giả đã nêu lên các giải pháp cơ bản trong luận văn về khai thác có hiệu quả nguồn nội lực và ngoại lực của thành phố Cần Thơ; đồng thời cũng đưa ra các kiến nghị đối với Trung ương, Thành phố về các giải pháp hỗ trợ, giải pháp vĩ mô để thực hiện một cách có hiệu quả và đạt được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Do điều kiện về thời gian và khả năng bản thân có hạn, luận văn sẽ khơng tránh thiếu sót, hạn chế trong nhận định vấn đề giữa khoa học và thực tiễn, rất mong được sự đóng góp của Quý thầy cô, của các nhà khoa học để luận văn được hoàn thiện hơn và khả dụng hơn khi đưa vào thực tiễn tại thành phố Cần Thơ.