c- Tác động đến phát triển cơ sở hạ tầng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
1.5.2- Kinh nghiệm của Trung Quốc
Do có điều kiện thuận lợi về nguồn tài nguyên, nhân lực và qui mô nền kinh tế nên Trung Quốc thực hiện chiến lược phát triển trong nhiều lĩnh vực mà không bị lệ thuộc nhiều vào nguồn vốn nước ngoài. Tuy nhiên, xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, chủ yếu dựa vào nơng nghiệp, có thời gian dài thực hiện cơ chế tập trung, đây là những điểm tương đồng với Việt Nam. Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường năm 1978, nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh nhất thế giới, bình qn hơn 10%/năm (1979-1998), tích lũy trong nước ln ở mức 34,6% GDP (1981- 1990), năm 1994 là 40,5% nên tỷ lệ đầu tư ln duy trì ở mức trên 40% GDP. Để đạt được kết quả trên là do Trung Quốc thực hiện nhiều giải pháp quan trọng sau: (1) Đẩy mạnh cải cách thuế (năm 1994): Trung Quốc thực hiện chính sách cải cách thuế theo hướng đơn giản về cơ cấu, thuế suất và các chế độ miễn giảm; chính sách này được xây dựng phù hợp với cơ chế thị trường và xu thế hội nhập của nền kinh tế, gồm các sắc thuế cơ bản như: thuế giá trị gia tăng, thuế hàng hóa, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế xuất nhập khẩu. (2) Chú trọng đầu tư vào cơ sở hạ tầng then chốt để điều tiết và kiểm sốt nền kinh tế, tạo mơi trường thu hút vốn đầu tư nước ngồi. Trung Quốc kiên trì việc mở cửa thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài thông qua việc mở rộng phạm vi các ngành được khuyến khích từ 186 lên 262 khoản mục, đồng thời giảm các khoản mục hạn chế từ 112 xuống còn 75. Đặc biệt là hướng dẫn tập trung thu hút đầu tư vào công nghệ phục vụ nông nghiệp, công nghệ cao, vận tải, năng lượng, vật liệu mới, các ngành cơ bản và bảo vệ mơi trường với chính sách khuyến khích ưu đãi mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 15% (các doanh nghiệp khác là 33%). Ngồi ra Chính phủ cịn khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia tái cơ cấu DNNN chủ chốt với quyền
được trở thành cổ đơng nắm cổ phần chi phối. (3) Cải cách chính sách tiền tệ, tín dụng theo hệ thống kinh tế thị trường để nâng cao hiệu quả huy động vốn, cụ thể: tạo cơ hội phát triển các tổ chức tài chính trung gian và thực thi các cơng cụ tài chính để mở ra các loại hình tín dụng đa dạng như tín dụng thương mại, tín dụng nhà nước, tín dụng tiêu dùng…, mở rộng các hình thức phát hành tín phiếu, cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường tài chính nhằm phục vụ cho các mục đích phát triển kinh tế; thực hiện chính sách tự do hóa thương mại, tự do hóa ngoại hối để cải thiện khả năng thu hút đầu tư nước ngoài; từng bước ổn định tỷ giá đưa đồng nhân dân tệ thành đồng tiền chuyển đổi trên các hạng mục cán cân thanh toán quốc tế, đồng thời thực hiện các biện pháp hỗ trợ tài chính để đẩy mạnh xuất khẩu, tạo nguồn ngoại tệ thông qua chiến lược lấy khoa học kỹ thuật thúc đẩy mậu dịch quốc tế.