- Vốn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ NGO: theo số liệu Báo cáo
2.3.2- Đánh giá – Nguyên nhân và hạn chế của các dòng vốn đầu tư trong thời gian qua của thành phố Cần Thơ.
thời gian qua của thành phố Cần Thơ.
2.3.2.1- Đánh giá chung
Những năm qua, chính sách tài chính quốc gia đã có nhiều cải cách nhằm duy trì ổn định nền kinh tế vĩ mơ, chính sách tiền tệ linh hoạt, kiểm soát lạm phát hiệu quả … góp phần cân đối lĩnh vực tài chính nói riêng và cân đối chung cho nền kinh tế. Đặc biệt, từ năm 2001 cho đến năm 2008, chính sách tài chính có nhiều cải tiến, đổi mới theo hướng tích cực, sự hội nhập sâu rộng nền kinh tế của khu vực và thế giới đã mang lại hiệu quả từ sự động viên và khai thác triệt để các nguồn lực tài chính tài trợ cho đầu tư phát triển KT-XH.
Cùng với sự phát triển KT-XH của đất nước và của thành phố Cần Thơ trong thời kỳ CNH-HĐH, các nguồn lực tài chính trong nước và ngoài nước đã được huy động và sử dụng một cách có hiệu quả. Các loại nguồn lực tài chính có xu hướng ngày một tăng lên theo quy mô và tốc độ tăng khác nhau.
Tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư toàn xã hội của Cần Thơ trong giai đoạn 2001-2008 bình quân hàng năm là 31,5% cao hơn tỷ lệ cả nước (19,78%), vùng ĐBSCL (20,14%), TPHCM (15,67%); tỷ trọng vốn đầu tư so GDP giá hiện hành bình quân của vùng là 29,4%, cả nước là 40,45%, TPHCM là 33,2%, trong khi đó Cần Thơ đạt tỷ lệ khá cao là 41,86%, điều này cho thấy lĩnh vực đầu tư phát triển được Cần Thơ ưu tiên hàng đầu. So sánh quy mơ vốn đầu tư tồn xã hội năm 2007 của Cần Thơ chỉ bằng 17,3% so TPHCM, 18,5% so Hà Nội, 65% so Hải Phòng, 18,31% so vùng ĐBSCL, 2,24% so cả nước, nhưng cao hơn Đà Nẵng (104,9%).
Đánh giá phân tích theo cơ cấu các dịng vốn đầu tư toàn xã hội của thành phố Cần Thơ, cho thấy:
- Đối với nguồn đầu tư từ NSNN: đạt tỷ trọng 40,93% trong giai đoạn 2001- 2007, tỷ trọng của cả nước là 24,31%; tỷ lệ tăng trưởng bình quân hàng năm của Cần Thơ là 34,27% so cả nước là 15,56%; điều này cho thấy vai trò đầu tư từ NSNN ở Cần Thơ là khá quan trọng. Tuy nhiên, điều này cũng nói lên rằng vốn đầu tư của Cần Thơ còn lệ thuộc quá nhiều và tạo nên gánh nặng cho ngân sách.
- Vai trò của nguồn vốn TDNN ở thành phố Cần Thơ mặc dù có tỷ lệ tăng trưởng cao so cả nước nhưng tỷ trọng so tổng vốn đầu tư chỉ bằng 3,28% (2001- 2007), trong khi đó tỷ trọng từ nguồn vốn này của cả nước là 12,9%.
- Đầu tư từ các DNNN trên địa bàn đạt tỷ trọng 5,96% so tổng vốn đầu tư, chỉ bằng một nữa so cả nước với tỷ lệ là 12,9%, điều này cho thấy khả năng đầu tư phát triển của các DNNN ở thành phố Cần Thơ còn nhiều hạn chế.
- Khác với các DNNN, vai trị của các doanh nghiệp ngồi Nhà nước và khu vực dân cư đã tạo nên sự ảnh hưởng rõ rệt đối với tổng vốn đầu tư, thể hiện qua tỷ trọng bình quân là 47,41% và tốc độ gia tăng bình quân là 42,1%/năm trong giai đoạn 2001-2007. Trên bình diện quốc gia, thì nguồn vốn đầu tư này chiếm tỷ trọng thấp hơn (32,58%) và tốc độ gia tăng cũng thấp hơn (27,69%)
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Cần Thơ chiếm tỷ trọng 12% so vùng ĐBSCL và bằng 0,72% so cả nước. Tỷ trọng nguồn vốn chỉ đạt 2,43% so tổng vốn đầu tư, một tỷ lệ quá thấp so với cả nước (đạt 17,3%), TPHCM (27,66%), Hà Nội (15%), Đà Nẵng (10%). Điều này, đã phản ánh sự yếu kém và đặt ra bài toán đối với Cần Thơ trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, một nguồn vốn cực kỳ quan trọng trong quá trình CNH-HĐH để Cần Thơ phát triển đi lên.
Trên đây là một số phân tích cơ bản về cơ cấu của các nguồn lực tài chính phục vụ đầu tư phát triển của thành phố Cần Thơ có so sánh với một số thành phố lớn, so với vùng và cả nước trong thời gian qua. Qua đó, chúng ta có thể nhìn nhận một cách khách quan về vị trí, vai trị của nguồn lực tài chính đối với q trình phát triển KT-XH của Cần Thơ, cũng như những hạn chế và nguyên nhân của chúng.