Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước thành công về huy động các nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển KT-XH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển thành phố cần thơ đến năm 2020 (Trang 34 - 35)

c- Tác động đến phát triển cơ sở hạ tầng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

1.5.5- Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước thành công về huy động các nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển KT-XH

động các nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển KT-XH

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm các địa phương như Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu, Long An được đánh giá là một khu vực kinh tế năng động nhất của nước ta, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh được xem là hạt nhân của quá trình xây dựng và phát triển. Còn ở khu vực miền Trung, Đà Nẵng được xem là “hiện tượng” của sự năng động, nhạy bén trong quá trình thu hút và cải thiện môi trường đầu tư trong thời gian gần đây. Kinh nghiệm thành công trong việc huy động các nguồn lực tài chính để đầu tư phát triển trong những năm qua của các địa phương có thể đúc kết trên các lĩnh vực chính sau đây: (1) Về quy hoạch: hoàn thành quy hoạch về đất đai và sử dụng đất, công bố rộng rãi các quy hoạch và phê duyệt bổ sung các quy hoạch cịn thiếu; (2) Chính sách ưu đãi về đất đai như: khai thác “quỹ đất sạch”, miễn giảm tiền thuê đất, miễn giảm phí sử dụng hạ tầng đối với các ngành nghề và địa bàn cần khuyến khích đầu tư được xem là “hình mẫu để các địa phương khác cùng thực hiện. Cho phép các nhà đầu tư kết hợp giữa dự án phát triển hạ tầng, kinh doanh du lịch và bất động sản nhằm giúp cho các nhà đầu tư rút ngắn thời gian thu hồi vốn, tăng tính khả thi của các dự án để thu hút

các nhà đầu tư có năng lực về tài chính. Các cơ chế hỗ trợ, ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp đầu tư … (3) Thành lập và sử dụng Quỹ đầu tư phát triển địa phương để làm “vốn mồi” thu hút các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vào các dự án trọng điểm của địa phương; (4) Xây dựng và hồn thiện các khu cơng nghiệp đặc biệt là khu cơng nghiệp cơng nghệ cao theo các hình thức đầu tư như BOT, BTO, BT … Mặt khác, chú trọng tập trung nâng cấp CSHT hỗ trợ đầu tư như cảng biển, sân bay, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, kho bãi để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư; (5) Minh bạch thông tin đầu tư, nhất là các ngành nghề ưu đãi đầu tư và các quy trình thủ tục có liên quan đến đầu tư, không phân biệt đối tác đầu tư, mọi nhà đầu tư, DN có thiện ý kinh doanh đều được tạo điều kiện an tâm bỏ vốn đầu tư vào sản xuất - kinh doanh những ngành, những lĩnh vực mà họ có nhiều ưu thế như cơng nghệ, thị trường, giá cả... Tạo môi trường thuận lợi về mặt bằng sản xuất - kinh doanh, về cải cách thủ tục hành chính, về cấp phép kinh doanh. Một vấn đề nữa là, việc cải cách thủ tục hành chính, về cấp phép kinh doanh cho các DN nước ngồi. Tạo lịng tin giữa chính quyền địa phương và các nhà đầu tư nhất là nước ngoài, giải quyết kịp thời những yêu cầu, nguyện vọng và kiến nghị của các nhà đầu tư; (6) Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư thông qua việc mở các văn phòng xúc tiến đầu tư ở các địa phương có tiềm lực trong nước và kể cả nước ngoài; (7) Thực hiện liên kết giữa các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm và các địa phương lân cận để tận dụng ưu thế riêng có, bổ sung khắc phục những yếu kém, nhằm tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí để đạt được hiệu quả cao hơn trong sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển thành phố cần thơ đến năm 2020 (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)