Kinh nghiệm của Nhật Bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển thành phố cần thơ đến năm 2020 (Trang 31 - 32)

c- Tác động đến phát triển cơ sở hạ tầng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

1.5.1- Kinh nghiệm của Nhật Bản

Nhật Bản là một quốc gia bị tàn phá nặng nề về kinh tế từ khi kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ hai. Năm 1948 thu nhập bình quân đầu người chỉ có 380 USD, tăng lên 12.750 USD (1987), 36.000 USD (2004). Sự “cất cánh” sau chiến tranh trở thành một cường quốc kinh tế đã cho thấy nỗ lực của Nhật Bản trong việc điều hành nền KT-XH, trong đó quan trọng là thực hiện chính sách huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực tài chính của xã hội, cụ thể:

- Thực hiện chính sách tiết kiệm và phân bổ nguồn lực tài chính có hiệu quả. Tỷ lệ tiết kiệm trung bình của khu vực tư nhân (1961 – 1967): là 18,6% trên tổng thu nhập cá nhân, trong khi ở các nước tư bản như Mỹ là 6,2%, Anh là 7,7%, Pháp là 8,7%; đến giai đoạn 1986 – 1989 tỷ lệ này tăng lên 20%. Nhật Bản đã sử dụng các biện pháp như: khai thác tín dụng Nhà nước để thu hút tiền nhàn rỗi trong dân cư, thành lập các quỹ hỗ trợ vốn ưu đãi cho những lĩnh vực cần đầu tư phát triển, áp dụng chính sách tiền lương thấp trong khi năng suất lao động tăng mạnh.

- Sử dụng công cụ NSNN để thực hiện chính sách huy động và phân bổ nguồn lực tài chính thể hiện qua việc thu thuế thấp để kích thích đầu tư (tỷ lệ thuế trong GDP năm 1967-1969 là 24,3%, luôn thấp hơn so các nước như Anh: 34,1%, Ý: 30,2%, Đức: 33,6% và Pháp: 36,2%); tăng nhanh thuế trực thu (từ 59,2% năm 1965 lên 72,8% năm 1991) và giảm mạnh các sắc thuế gián thu (từ 40,8% xuống cịn 27,2%), khơng đánh thuế thu nhập có tính lũy tiến cao và giữ mức thuế công ty thấp để thực hiện chính sách kích cầu và mở rộng thị trường. Thực hiện tiết kiệm chi tiêu cho quân sự, hạn chế gắt gao phúc lợi xã hội và thực hiện tinh giảm bộ máy

hành chính để tập trung toàn lực ưu tiên cho những lĩnh vực quan trọng cần phát triển (chi 20% NSNN để đầu tư các ngành cơng nghiệp, trong đó dành 40% vốn đầu tư vào bốn ngành cơng nghiệp mũi nhọn: điện, đóng tàu, thép, khai thác than). Chi đầu tư xây dựng cơ bản chiếm 23% tổng chi ngân sách trong giai đoạn 1973-1981, trong khi đó ở các nước phát triển tỷ lệ này là 6-9%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển thành phố cần thơ đến năm 2020 (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)