Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển thành phố cần thơ đến năm 2020 (Trang 68 - 70)

- Vốn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ NGO: theo số liệu Báo cáo

2.3.1.2- Những hạn chế

Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua tuy được duy trì ở

mức cao nhưng quy mô chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của thành phố, đặc biệt là vai trò trung tâm, sức lan toả và thu hút của thành phố đối với vùng còn hạn chế. Hiệu quả, chất lượng tăng trưởng chưa đảm bảo tính bền vững trong tiến trình đi lên một thành phố cơng nghiệp: những ngành kinh tế mũi nhọn như dịch vụ là một thế mạnh của Cần Thơ, có lợi thế so với các tỉnh trong khu vực nhưng lại có xu hướng giảm, các sản phẩm chủ lực mang tính đột phá chưa nhiều, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu xuất khẩu, cơ cấu lao động, cơ cấu trong nội bộ từng ngành kinh tế chưa thật mạnh mẽ.

Thứ hai, phát triển các ngành sản xuất hướng ra xuất khẩu chưa cao, mặc dù

đạt tỷ lệ tăng khá, nhưng giá trị kim ngạch xuất khẩu còn thấp (chưa đạt 1 tỷ USD), chủ yếu là các ngành chế biến nơng sản, chưa có ngành sản xuất tạo ra nhiều giá trị tăng thêm, chưa tạo ra được hướng đi riêng và dòng sản phẩm chủ lực và ngành có hàm lượng cơng nghệ cao. Điều này bộc lộ sự hạn chế về năng lực cạnh tranh và “phản ứng chậm” của các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn trước môi trường kinh doanh và cạnh tranh tồn cầu khi Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO

Thứ ba, việc huy động các nguồn lực đầu tư phát triển chưa tạo được những

bứt phá mới, hiệu quả chưa cao, chưa khai thác và phát huy hết tiềm năng, lợi thế các nguồn lực, nhất là các nguồn lực tại chỗ; môi trường đầu tư chưa thực sự hấp

dẫn nên huy động từ các nguồn đầu tư, kể cả đầu tư nước ngồi cịn thấp, hiệu quả các chính sách thực hiện xã hội hóa khơng cao. Theo kết quả xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI các năm, Cần Thơ có thứ tự sụt giảm từng năm, cụ thể: so cả nước có thứ hạng 22/64 tỉnh thành năm 2008 - 17/64 năm 2007, 10/64 năm 2006; so vùng ĐBSCL xếp thứ 8/13 (2008) – 7/13 (2007) và 3/13 (2006); nguyên nhân chính của sự sụt giảm trên Bảng xếp hạng là do Cần Thơ cải thiện môi trường nâng cao cạnh tranh còn chậm so một số địa phương khác trong vùng và cả nước.

2.3.1.3- Nguyên nhân của những hạn chế

Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng

nghiệp hóa, hiện đại hóa chưa cao; chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh còn thấp do môi trường đầu tư chưa hấp dẫn, kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật còn yếu kém, đầu tư chưa đồng bộ, điểm xuất phát còn thấp, quy mô kinh tế nhỏ, suất đầu tư cao do nền đất yếu… Vai trò là trọng điểm kinh tế với sự phát triển năng động, có sức lan tỏa cho cả Vùng theo tinh thần Nghị quyết còn hạn chế. Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị chưa đáp ứng được u cầu đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa, xây dựng Thành phố văn minh.

Thứ hai, công tác quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển của các

Bộ, ngành trung ương trên địa bàn chậm được điều chỉnh phù hợp với Nghị quyết số 45-NQ/TW. Một số Bộ, ngành chưa chủ động phối hợp chặt chẽ, kịp thời, để có những cơ chế, chính sách, biện pháp đồng bộ để phát huy tốt nhất nội lực của Thành phố sớm thực hiện những nhiệm vụ đã đề ra.

Thứ ba, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của

xã hội; giải quyết các vấn đề dân sinh bức xúc, nhất là việc làm cho lao động nơng thơn cịn hạn chế; đời sống của nhân dân vùng ngập lũ, vùng đồng bào dân tộc Khmer cịn nhiều khó khăn, hiệu quả giải quyết vấn đề xã hội, dân sinh chưa cao

Thứ tư, cải cách hành chính chưa đáp ứng được yêu cầu, chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị, đội ngũ cán bộ còn nhiều yếu kém, bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ; công tác quản lý nhà nước cịn hạn chế, cơng tác quản lý đất đai còn nhiều bất cập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển thành phố cần thơ đến năm 2020 (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)