Tốc độ tăng trưởng của hoạt động cấp tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 36 - 38)

6. Kết cấu của luận văn:

2.3. Thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam

2.3.1.1. Tốc độ tăng trưởng của hoạt động cấp tín dụng

Bảng biểu 2.2: Tổng hợp dư nợ cấp tín dụng cho nền kinh tế:

Đơn vị tính: tỷ đồng, phần trăm

STT Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 2007 30/06/2008

I Tổng dư nợ cho vay và đầu tư vốn 88.379 117.873 156.451 180.037 211.661 281.869 285.700

1 Tỷ trọng so với tổng huy động 88,3% 89,6% 98,6% 94,4% 90,5% 95,5% 92,0%

II Tổng dư nợ cho vay 79.364 114.899 142.294 161.106 186.330 242.180 252.271

1 Tăng trưởng 44,8% 23,8% 13,2% 15,7% 30,0% 4,2%

2 Tỷ trọng dư nợ trên tổng tiền gửi 79,3% 87,3% 89,7% 84,5% 79,7% 82,1% 81,2% 3 Tỷ trọng dư nợ trên tổng tiền gửi từ dân cư 96,0% 100,4% 95,9% 88,8% 82,6% 89,7% 91,2%

“Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng No&PTNT Việt

Nam từ năm 2002 đến 30/06/2008” [13]

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế trong những năm qua thì Ngân hàng No&PTNT Việt Nam cũng mở rộng hoạt động kinh doanh, đặc biệt trong lĩnh vực

đầu tư tín dụng – bảo lãnh (sau đây gọi tắt là hoạt động cấp tín dụng) thì dư nợ cho

vay các thành phần kinh tế liên tục tăng trưởng. Tuy nhiên, mức tăng trưởng khơng

đều và khơng ổn định qua từng năm do đặc thù của hoạt động tín dụng phụ thuộc

vào sự phát triển của nền kinh tế, rủi ro ngành nghề kinh doanh, chính sách tiền tệ quốc gia, đầu tư của xã hội… nên Ngân hàng cĩ những chính sách mở rộng hay thăt chặt trong từng thời kỳ cụ thể. Nếu năm 2002, dư nợ cho vay đạt 79.364 tỷ đồng

đến năm 2003 mức tăng trưởng tín dụng rất cao đạt 44,8%, và tiếp tục đà tăng

trưởng này năm 2004 tăng 23,8% so với năm 2003. Năm 2005 và năm 2006 Ngân hàng thắt chặt hơn chính sách tín dụng, hạn chế tăng dư nợ cho vay nên mức tăng trưởng của hai năm này lần lượt là 13,2% và 15,7%. Sang năm 2007, với sự phát triển nhanh của nền kinh tế, đầu tư của xã hội tăng cao, các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, đặc biệt thị trường bất động sản và thị trường chứng khốn

phát triển khá nĩng dẫn đến nhu cầu vốn của nền kinh tế tăng rất mạnh. Chính vì thế, các ngân hàng đồng loạt đẩy mạnh tín dụng, Ngân hàng cũng nằm chung bối

cảnh đĩ, đến cuối năm 2007 mức tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng đạt 30%, giá trị tuyệt đối là 252.271 tỷ đồng, tăng gấp 3,18 lần so với năm 2002. Trung bình từ năm 2002 đến năm 2007 mức tăng trưởng tín dụng đạt 25,5%/năm. Với việc nền

kinh tế suy thối giai đoạn đầu năm 2008, các ngân hàng thắt chặt tín dụng vì thiếu hụt nguồn vốn cho vay và theo chỉ đạo chung của NHNN về thắt chặt tiền tệ. Chính vì thế, mức tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng giai đoạn 6 tháng đầu năm 2008 chỉ

đạt 4,2%.

Để đạt được sự tăng trưởng này trong những năm qua Ngân hàng khơng

ngừng mở rộng thị trường hoạt động và đa dạng hố các hoạt động cho vay. Ngân

hàng tiếp tục khẳng định nơng nghiệp và nơng thơn là thị trường truyền thống, đồng thời mở rộng cho vay khu vực kinh tế tư nhân. Các sản phẩm cho vay bên cạnh việc gắn với các hoạt động sản xuất, chế biến, thương mại, nơng – lâm – ngư nghiệp cịn mở rộng phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh – đầu tư ở khu vực thành thị và các hoạt động xuất nhập khẩu. Địa bàn hoạt động từng bước được mở rộng và chú trọng hơn ở các thành phố, các đơ thị lớn.

Bên cạnh đĩ phải kể đến việc Ngân hàng đã củng cố lại bộ máy tổ chức,

chuyên nghiệp hơn trong hoạt động dịch vụ, tinh giản các quy trình giao dịch để đem đến thuận tiện hơn cho khách hàng trong quá trình giao dịch.

Xem xét mối liên hệ giữa tổng dư nợ cho vay và tổng huy động như số liệu tại Bảng biểu 2.2 ta thấy tổng dư nợ vay chiếm khoảng 80% - 85% tổng vốn huy

Nguyên nhân là do Ngân hàng tăng trưởng tín dụng rất nĩng trong hai năm này, do huy động trong thời kỳ này tăng mạnh nên đủ nguồn bù đắp cho khoản tăng tín

dụng. Riêng năm 2007 tăng trưởng tín dụng cũng rất cao (tăng 30%) nhưng do nguồn huy động cũng tăng rất cao (trong đĩ đặt biệt là tăng trong khoản vốn vay từ NHNN và các tổ chức tín dụng khác, từ 1.234 tỷ đồng vào năm 2006 tăng lên

15.704 tỷ đồng vào cuối năm 2007) nên tỷ trọng cho vay trên tổng vốn huy động

vẫn chỉ ở mức 82,1%. Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2008, dư nợ tín dụng tăng trưởng thấp (4,2%) nhưng do huy động vốn cũng tăng trưởng rất thấp (5,3%) nên tỷ trọng này vẫn đạt ở mức 81,2%, đặc biệt để bù đắp cho khoản thiếu hụt nguồn nên khoản vay NHNN và các TCTD khác đến thời điểm 30/06/2008 là 23.994 tỷ đồng, tăng

khá cao so với năm 2007 và giai đoạn trước.

Tỷ trọng dư nợ cho vay và đầu tư của Ngân hàng khá cao so với tổng nguồn vốn huy động, điều này vừa cĩ hững điểm tốt nhưng cũng vừa cĩ những điểm bất

lợi đáng kể. Điểm tốt của vấn đề này là Ngân hàng sử dụng tối đa nguồn vốn huy động để kinh doanh mang lại doanh thu, lợi nhuận cho Ngân hàng gĩp phần gia

tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh chung. Nhưng điểm hạn chế của vấn đề là sẽ đưa việc quản trị thanh khoản của Ngân hàng vào tình trạng luơn phải theo dõi kỹ

càng, khi cĩ những khĩ khăn phát sinh từ việc thu hồi các khoản tín dụng hoặc khi việc huy động vốn khơng diễn ra thuận lợi thì lập tức sẽ ảnh hưởng ngay đến tính thanh khoản của Ngân hàng. Thời gian vừa qua, giai đoạn 6 tháng đầu năm 2008, là một minh chứng rõ nét nhất cho vấn đề này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)